Đông La - Gần đây, có độc giả vào bình luận giới thiệu là “anh em họ với Phạm Lưu Vũ” nên không thể có ý kiến được, nhờ tôi viết về Phạm Lưu Vũ vì nó nhân vụ Sư Minh Tuệ viết láo quá. Tôi trả lời: “Thằng này lưu manh lắm, tôi đã viết mấy lần rồi”.
***
Ngay từ hồi mới quen nhau, tức khoảng 20 năm về trước, tôi đã thấy anh Vũ Ngọc Tiến rất quý một người là Phạm Lưu Vũ. Cơ duyên đưa đẩy tôi đến với làng văn, tôi gặp toàn những người hàng đầu như Chế Lan Viên, Anh Thơ, Vũ Thị Thường, Nguyễn Khải, v.v… nên cỡ như Phạm Lưu Vũ tôi không để ý. Vì anh Tiến quý Phạm Lưu Vũ tôi mới tìm hiểu thì ra thằng này chính là tác giả cái truyện ngắn cực kỳ phản động “Chị Cả Bống”. Phạm Lưu Vũ viết truyện “Chị Cả Bống” để chửi chế độ VN hiện tại tàn ác, “công an”, “uỷ ban” và “luật pháp” đã bao che cho các BS ở bệnh viện ngang nhiên mổ bụng xác chết của con chị Cả Bống để lấy mật bán lấy tiền, ăn chia nhau. Phạm Lưu Vũ hoàn toàn có quyền viết văn để tố cáo tội ác của kẻ ác. Nhưng không có điều nào của Pháp luật Việt Nam cho phép làm điều đó mà Phạm Lưu Vũ lại viết để tố cáo chế độ thì chính Phạm Lưu Vũ đã phạm pháp. Phạm Lưu Vũ bản chất du côn, lưu manh, ngu xuẩn, nên không thể nhận ra sự phạm pháp đó, “đã bị 2 cục công an văn hóa và phản gián sờ gáy”.
***
***
Trên FB, sau khi đăng TIN BUỒN “Nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã đột ngột ra đi”, Phạm Lưu Vũ, như tôi viết ở bài trước, đã “cực kỳ bất nhân” khi đăng bài KHI VŨ NGỌC TIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH, “đã vạch áo “huynh” Vũ Ngọc Tiến” cho thiên hạ xem lưng”.
Trước khi dùng văn chương Vũ Ngọc Tiến làm vũ khí tấn công nền văn học cách mạng, dòng văn học chính thống, Phạm Lưu Vũ đã “vạch mặt kẻ thù” của nó như thế này: “Trên giá sách nhà tôi phơi phới những tác phẩm viết về chiến tranh. Sách in có, sách giáo khoa phủ đầu cho học trò từ bậc tiểu học đến bậc đại học có. Thơ, văn, nhạc, họa... đủ các kiểu tưng bừng. Tất cả đều đẹp đẽ, trơn tru, đều ngợi ca hết mực phía bên này và căm thù, ghê tởm phía bên kia... Và chung nhất, đó là những cái kết có hậu mà nếu căn cứ vào đó, thì cuộc đời bây giờ hẳn phải tươi đẹp không biết đến nhường nào. Tiếc thay đó chỉ là những ảo tưởng. Hãy chịu khó đọc đi. Rồi bạn sẽ thấy hiện lên cả một sự mê muội, nếu không thì cũng là dối trá có chủ ý, từ những chữ đầu tiên, cho đến tận con chữ cuối cùng”.
***
So với giai đoạn cuối cùng nước ta bị mất nước vào tay “nền văn minh” Pháp, rồi Phát xít Nhật, với 2 triệu người chết đói, thì đội quân cách mạng, được thể hiện trong “giá sách nhà tôi phơi phới những tác phẩm viết về chiến tranh” đó, đúng là đã mang lại cuộc sống cho người dân VN Nam hôm nay, dù còn nhiều tệ nạn, “tươi đẹp không biết đến nhường nào”. Phạm Lưu Vũ vì điên cuồng chống chế độ, đã tự đâm mù lương tri mình, nên mới viết như trên.
***
Còn nền văn chương VN sau chiến tranh đúng là cũng cần phải đổi mới như bao lĩnh vực khác của đời sống. Văn chương kháng chiến về cách viết còn đơn giản, nặng về tả chân, kể lể dài dòng, về nội dung thì nặng về tuyên truyền, viết một chiều, hiện thực cuộc sống chưa được phản ánh toàn diện. Vì vậy, văn chương thời bình cần phải đổi mới cả về cách viết lẫn nội dung viết. Cách viết làm sao đó để tăng cường sức biểu đạt, biểu cảm; còn nội dung cần phản ánh hiện thực một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Có thể dịp khác, tôi sẽ viết rõ hơn về vấn đề rất phức tạp này. Dù vậy, dù chưa phản ánh được toàn diện cuộc sống, văn chương kháng chiến vẫn phản ánh được một sự thật khốc liệt, chỉ một đội quân có lý tưởng mới có thể có được một ý chí để vượt qua, để có được một tinh thần lạc quan thấy, dù khốc liệt, nhưng trong chiến trận vẫn không thiếu sự nên thơ và chan chứa tình cảm. Tôi không đọc nhiều, nhưng cũng có thể kể những tác phẩm phản ánh sát sạt hiện thực cuộc sống, như bài thơ “Núi đôi” của Vũ Cao, bài “Quê hương” của Giang Nam, bài “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân, Tiểu thuyết “Hòn Đất” của Anh Đức , Tiểu thuyết “Ông Cố vấn”, “Vùng trời” của Hữu Mai, v.v… Nguyễn Đình Thi chỉ cần viết hai câu thơ cũng đủ tả cảnh dân ta mất nước không thua kém sự sống động nếu so với bất cứ cuốn sách dầy ngàn trang nào: “Ôi những cách đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”; Lê Anh Xuân cũng có câu thơ bất hủ tả hình ảnh anh chiến sĩ giải phóng hy sinh “Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ”. Còn Chế Lan Viên, ông đã làm thơ ở một cấp độ riêng của mình, không tả chân mà là khái quát, cách làm thơ của một nhà tư tưởng, với những tác phẩm tiêu biểu như “Người đi tìm hình của nước”, “Tiếng hát con tàu”, “Giữa tết trồng cây”, v.v… Có những câu thơ, khổ thơ của ông từng được thuộc nằm lòng trong các thế hệ độc giả: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”; “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”; v.v…
Phạm Lưu Vũ viết văn chương kháng chiến là “mê muội”, là “dối trá” thì đúng là một thằng mất nhân tính, mù lương tri, nên đã xuyên tạc cực kỳ lưu manh và láo xược!
***
Phạm Lưu Vũ đã viết về truyện ngắn “Vị phồn thực” của anh Tiến: “…điều đầu tiên đập thẳng vào trái tim người đọc là sự tuyên chiến với cái giả dối. Ông bắt đầu viết về cái đói của những người lính như thế này:
“Trên hồ sơ báo tử từ mặt trận gửi về Bộ Quốc phòng chỉ ghi lạnh lùng hai chữ sốt rét, nhưng xin các ông bố bà mẹ, những người vợ hiền ở hậu phương thời ấy biết cho, lũ lính chúng tôi sốt rét ít thôi, đa phần là chết đói. Đói vì mấy ông chỉ huy hám thành tích, vững lập trường “tự lực cánh sinh”, chỉ nhận người và vũ khí, còn lương thực xin cấp trên cho được tự túc...”.
Thực tế có thể có chuyện “chỉ huy hám thành tích” làm chiến sĩ chết đói như vậy, nhưng chắc chắn chỉ là hãn hữu, nếu không, đội quân giải phóng làm sao có thể có sức mạnh để chiến thắng? Ý trên cũng chỉ là câu nói của một nhân vật trong truyện là cựu chiến binh với tầm nhìn hạn hẹp, “nổ”, phóng đại, cho bộ đội ta “đa phần là chết đói” là sai hoàn toàn. Vũ Ngọc Tiến có quyền phản ánh điều này, nhưng nhà văn có trách nhiệm cần phải viết sao đó để bạn đọc hiểu đó chỉ là chuyện hãn hữu, chuyện sai, còn viết để bạn đọc hiểu đó là sự thật của cả cuộc kháng chiến, là bản chất của quân đội ta, như thằng Phạm Lưu Vũ hiểu, thì là phần sai, phần yếu kém của truyện ngắn “Vị Phồn thực”.
Nội dung chính truyện ngắn kể chuyện bộ đội ta đi lấy gạo bị một đơn vị địch bắt, chặt đầu, bêu cọc. Sau đó, một thiếu phụ xinh đẹp mới sanh con, đã đến thăm chồng là tên sĩ quan chỉ huy Ngụỵ, đêm đó đã làm tiệc để chồng chia tay binh lính đi tu nghiệp, tạo thời cơ cho quân ta trả thù, “tàn sát”. Sau đó người thiếu phụ được “hắn”, một nhân vật trong truyện, phía bộ đội, bênh vực, rồi cả hai bị lạc, gặp lại nhau. “Hắn” bị thương bởi bẫy thú, mất máu, xỉu đi, tỉnh dậy thấy đầu kê trên đùi thiếu phụ, sắp chết khát thì được thiếu phụ cho bú no nê, đã hồi sinh cả sức lực lẫn dục tình. Rồi thiếu phụ bị ta bắt, được “hắn” tổ chức giải thoát, rồi hai người yêu nhau say đắm, khi chia tay đã làm tình cuồng nhiệt với nhau, đã có con với nhau. Sau mấy chục năm gặp lại nhau, “Nàng vẫn nguyên vẹn dáng vẻ kiều diễm, cao sang … Nàng như Phật bà Quan Âm giáng thế… Nàng như từ cõi niết bàn bước ra…”.
Anh Tiến ví người phụ nữ như Phật Bà Quan Âm là không phù hợp. Để đạt được quả vị Phật Bà Quan Âm phải loại bỏ hoàn toàn tham sân si, trong đó tình dục là chuyện phải bỏ hàng đầu. Người thiếu phụ dù hàm ơn cũng không thể dễ dàng yêu và làm tình với người tham gia tàn sát chồng mình, cha đứa con mới sinh của mình. Cô ta là người phụ nữ bình thường cũng không đáng sao lại ví như Phật bà Quan Âm? Truyện ngắn đã sai cả về chính trị, tư tưởng, lịch sử, lẫn đạo lý, nên nó đã bị cơ quan chức năng thu hồi là đúng.
Là người hiểu biết, ý tứ, chín bỏ làm mười, sẽ bỏ qua chuyện này cho anh Tiến khi anh mới mất, chỉ có thằng mất nhân tính, mù lương tri như Phạm Lưu Vũ, vì muốn chống chế độ, đã lấy cái sai của văn chương Vũ Ngọc Tiến làm vũ khí, đã vạch áo anh cho thiên hạ xem lưng, khiến anh chết cũng không được yên!
***
Phạm Lưu Vũ còn thật láo xược khi đồng nhất những chiến sĩ giải phóng với đội quân tay sai thực hiện Chiến lược Chống Cộng của Mỹ: “Những thanh niên, trí thức cùng nòi giống mũi tẹt da vàng bị giằng khỏi cuộc sống, ném thẳng vào cái cối xay thịt của chiến tranh, Một bên thì tàn nhẫn, dã man với đồng loại, một bên bị hai cái đói đó hành hạ. Người chết biến thành những con ma không đầu vĩnh hằng, đói vĩnh hằng. Kẻ sống biến thành lũ man rợ, thèm khát phụ nữ, thèm khát máu người”.
Riêng chuyện Phạm Lưu Vũ xuyên tạc bộ đội ta: “Người chết biến thành những con ma không đầu vĩnh hằng, đói vĩnh hằng. Kẻ sống biến thành lũ man rợ, thèm khát phụ nữ, thèm khát máu người” thì cũng dư tiêu chuẩn, hơn cả Huy Đức, “nhập kho rồi”.
Rất mong cơ quan an ninh của công an, quân đội, viện kiểm sát vào FB của Phạm Lưu Vũ (xem hình) để xem xét, điều tra. (Còn nữa)
24-6-2024
Với những luận điệu xuyên tạc trắng trợn lịch sử chống Mỹ cứu nước của quân dân Việt Nam cũng để để người dân bài xích tên Phạm Lưu Manh ra khỏi đời sống xã hội, cũng như có một vé cho Vũ sớm được lên làm việc với Công an để giải trình.
Trả lờiXóa