Hiệp định Geneva năm 1954 về đình chiến ở Đông Dương đã cho thấy rõ vai trò tiên quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, tại phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, sáng 8/5/1954 với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam tất cả các quyền cơ bản của Việt Nam là độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước tham gia hội nghị Geneva tôn trọng và công nhận. Nhân dịp kỷ niệm 70 ngày ký Hiệp định Geneva 1954, phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosi Keomanivong về ý nghĩa của hiệp định, cũng như vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đánh giá về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Hiệp định Geneva 1954, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosi Keomanivong khẳng định hiệp định là thành quả đấu tranh quật cường của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cùng với chiến thắng này, Hiệp định Geneva đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhân dân các nước bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho giai đoạn sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới. Đây cũng là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là hiệp ước buộc thực dân đầu hàng chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam-Lào-Campuchia. Ông nhấn mạnh việc ký kết Hiệp định Geneva không chỉ là dấu mốc lịch sử của Việt Nam mà còn mang ý nghĩa thời đại bởi đây là thắng lợi toàn diện của 3 nước Đông Dương và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Thứ trưởng Phosi Keomanivong nhấn mạnh sau khi chiến tranh chống thực dân kiểu cũ ở Đông Dương kết thúc, Việt Nam-Lào-Campuchia lại tiếp tục thực hiện đấu tranh cách mạng chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới, có vũ khí hiện đại hơn. Nhiệm vụ đấu tranh cứu quốc trong giai đoạn này cũng đầy ác liệt nhưng vẫn sáng lên tinh thần hy sinh cao cả của quân và dân Việt Nam cũng như Lào và Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Chủ tịch Kaysone Phomvihane lãnh đạo cùng với các nhà lãnh đạo của Mặt trận Lào Itxala và ở Campuchia có Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. Thành công này là sự kế thừa những truyền thống trong chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, giúp cho phong trào đấu tranh chống thực dân tiếp tục giành được chiến thắng, giải phóng đất nước. Việt Nam hoàn toàn thống nhất và cũng trong năm 1975, Lào và Campuchia đã hoàn toàn giải phóng đất nước.
Thứ trưởng Phosi Keomanivong khẳng định Hiệp định Geneva cho thấy rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã rất sáng suốt trong việc chỉ đạo đường lối kháng chiến lâu dài, toàn diện, sáng tạo, tăng cường sức mạnh đoàn kết trong và ngoài nước dựa trên nội lực là chủ yếu để giành được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện sứ mệnh cứu quốc chống đế quốc xâm lược giành độc lập cho 3 nước Đông Dương. Bài học lịch sử vô cùng quan trọng này càng cho thấy việc thực hiện chính sách ngoại giao cũng như đường lối ngoại giao cách mạng đúng đắn khi đó. Các đoàn đàm phán Việt Nam, Lào, Campuchia đã cùng nhau nỗ lực huy động các lực lượng yêu chuộng hòa bình cũng như đàm phán với lãnh đạo nhiều nước để được công nhận và đảm bảo hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương, chấm dứt ách thống trị thuộc địa cũ ở Đông Dương.
Quan chức Lào khẳng định Hiệp định Geneva năm 1954 đã chứng minh đường lối đấu tranh sáng suốt, tài tình, tinh thần hy sinh và đoàn kết bên trong và bên ngoài của lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh đạo đảng của 3 nước. Từ đàm phán đến ký kết, Hiệp định Geneva đã trở thành bài học quan trọng về phối hợp quân sự, chính trị và ngoại giao vững mạnh trong trận chiến và đây là yếu tố quyết định sự thành công của đàm phán.
Nguồn: Xuân Tú - Bá Thành (TTXVN)
Đây là một hiệp định mang tính lịch sử đặt dấu mốc cho việc hòa binh được lập lại cũg như khẳng định sự tiên phong duy nhất của Đảng Cộng sản trong những thời điểm quan trọng của đất nước, niềm tin yêu của người dân dành cho Đảng lớn cũng xuất phát từ những thời điểm như thế này
Trả lờiXóaVụ việc tại Hà Nội chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm":
Trả lờiXóaViệc phát hiện và tạm giữ 54 bình khí cười cùng 5.450 bóng cười không rõ nguồn gốc tại Hà Nội chỉ là một ví dụ điển hình cho vấn đề nhức nhối về việc buôn bán, vận chuyển và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các loại hóa chất và chất kích thích.
Theo thống kê của lực lượng quản lý thị trường Hà Nội, trong những năm gần đây, số lượng vụ vi phạm liên quan đến khí cười và bóng cười không rõ nguồn gốc có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm này ngày càng cao, đặc biệt là giới trẻ
Khí cười (N2O), hay còn gọi là khí nitrous oxide, là một hợp chất hóa học có công thức N2O. Nó có đặc tính gây cười khi hít vào, do đó thường được sử dụng trong các hoạt động vui chơi giải trí như thổi bóng cười, pha chế cocktail,... Tuy nhiên, việc sử dụng khí cười không đúng cách hoặc lạm dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm:
Trả lờiXóaTổn thương thần kinh: Khí cười có thể gây ra tình trạng thiếu oxy tạm thời cho não, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tê bì tay chân, thậm chí là co giật. Sử dụng khí cười trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Gây hại cho hệ hô hấp: Hít phải khí cười nồng độ cao có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như khó thở, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Gây nghiện: Khí cười có thể gây ra tình trạng nghiện, khiến người sử dụng có nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều để đạt được hiệu ứng mong muốn.
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Giơ - ne - vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta cũng như chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam. Với ý nghĩa đó, Hiệp định đã mở ra thời kỳ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Trả lờiXóaĐàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ - ne - vơ là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, chứng tỏ sự lãnh đạo, lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lờiXóaHiệp định này là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử đấu tranh giữ nước, giành độc lập của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ có hiệp định này, mà đất nước Việt Nam ta, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước tham dự Hội nghị Giơ - ne - vơ thừa nhận. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý rất quan trọng để nhân dân ta đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong công cuộc giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước sau này.
Trả lờiXóaViệc ký kết thành công Hiệp định Geneva là cột mốc vô cùng quan trọng của lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử đấu tranh chống chủ nghĩ đế quốc. Đây không chỉ là giành lại và công nhận sự độc lập, chủ quyền của Việt Nam mà còn là tiếp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức, đô hộ của các nước thực dân
Trả lờiXóaTối qua truyền hình có chiếu về Hiệp định Geneva hay quá. Nhiều người không biết hoặc không hiểu đến nơi đến chốn dễ bị dắt theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá. Page tin tức VTV cũng vừa mới lên post kỷ niệm 70 năm ký Hiệp định Geneva.
Trả lờiXóaHiệp định Geneva là một mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, là kết tinh của cuộc đấu tranh hào hùng của Cách mạng Việt Nam. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Geneva đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ tại Việt Nam
Trả lờiXóa