Chia sẻ

Tre Làng

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, khi trả lời câu hỏi liên quan một số đối tượng lợi dụng tự do dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ. (Nguồn: BCĐNQCP)

Nhân Ngày quốc tế Chống tra tấn của Liên hợp quốc (26/6), Ủy ban nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Mỹ đã đề nghị Việt Nam trả tự do cho 4 trường hợp là Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Y Yich và Y Pum Bya.

Trả lời phỏng báo chí về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ khẳng định: “Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị như luận điệu của một số tổ chức, cá nhân đã nêu trong thời gian qua”.
Đúng người, đúng tội

Trước tiên, cần khẳng định rằng, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc gia.

Công dân có quyền tự do dân chủ nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Không riêng ở Việt Nam, công dân ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải thượng tôn pháp luật. Việc tôn trọng và chấp hành theo quy định của pháp luật cũng chính là tôn trọng quyền và nghĩa vụ mà công dân đó được pháp luật trao cho.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do cá nhân để chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc gia, xâm hại quyền và lợi ích của người khác… đều đáng bị lên án và cần xử lý thích đáng.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, các trường hợp Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Y Yich và Y Pum Bya đều được cơ quan chức năng Việt Nam xử lý đúng người, đúng tội. Những đối tượng này đã lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, vi phạm các điều luật cụ thể. Quá trình bắt giữ, điều tra, truy tố và xét xử các đối tượng đều bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật, hết sức nghiêm minh và khách quan.

Chính vì vậy, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ cho rằng, việc Ủy ban nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Mỹ yêu cầu trả tự do cho các đối tượng trên là hoạt động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không phù hợp với pháp luật quốc tế, không có cơ sở pháp luật và hoàn toàn không có giá trị.

Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang lĩnh án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại phiên toà ngày 14/12/2021. (Nguồn: CAND)

Thành tựu không thể phủ nhận

Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chính sách “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân” (theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII). Mọi quyết sách đều xuất phát từ con người; mọi thành quả phát triển đều hướng vào bảo đảm tốt nhất quyền con người.

Thời gian qua, Việt Nam không ngừng gặt hái nhiều thành tựu về bảo đảm quyền con người. Những thành tựu này đã được Việt Nam tuyên truyền rộng rãi và được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Mặc dù vậy, các thế lực thù địch vẫn thường xuyên tạc, vu khống Việt Nam, đặc biệt là xoáy vào các quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

Với quyền tự do ngôn luận, báo chí, thực tiễn đã chứng minh, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để quyền tự do ngôn luận, báo chí của nhân dân được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Điều này phản ánh qua việc Việt Nam là nước có số người sử dụng mạng Internet, các trang mạng xã hội thuộc tốp đầu của thế giới. Tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, khi tỷ lệ tiếp cận Internet đạt 79,1%. Việt Nam có 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội vào tháng 1/2024, tương đương với 73,3% tổng dân số.

Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đến năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, tăng gấp 6 lần so với năm 2000.

Mọi công dân đều được quyền phát ngôn, thảo luận các vấn đề của đời sống. Đây là những minh chứng rõ ràng, thuyết phục nhất cho vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm.

Với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; mọi công dân có quyền theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào.

Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; hơn 54.000 chức sắc; hơn 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Một thực tế không thể phủ nhận là ở Việt Nam, không người nào bị kết án tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, cũng không một cá nhân, tổ chức tôn giáo nào hoạt động theo đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Những trường hợp bị xử lý hình sự đều do thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của Nhà nước, cũng như các tổ chức, cá nhân, gây bất bình trong dư luận.

Việc bắt giữ, xử lý hình sự các đối tượng nhân danh tự do ngôn luận, báo chí; tự do tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định chính trị là cần thiết và đúng với quy định pháp luật.

Do đó, việc các tổ chức, cá nhân can thiệp, đòi trả tự do cho một số đối tượng là cố tình phủ nhận những thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, cố tình đổi trắng thay đen để cổ súy cho các đối tượng này, nhằm vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguồn: Nhã Anh/báo Quốc Tế báo Quốc Tế.

5 nhận xét:

  1. Mọi công dân đều có quyền tự do dân chủ nhưng phải tuân thủ theo quy định của nước sở tại, chứ không phải muốn làm gì thì làm. Nhiều người bảo "tôi thích, tôi có quyền tự do, tôi muốn làm gì thì tôi làm", nếu vậy thì giết người xong bảo tôi thích thì pháp luật phải bảo vệ quyền tự do của tôi hả? Tự do nhưng phải chấp hành theo quy định của pháp luật

    Trả lờiXóa
  2. Pháp luật Việt Nam vốn rất nhân văn và công bằng, tạo điều kiện hết sức cho lẫn cho công dân Việt Nam và người nước ngoài. Tuy nhiên, không phải vị vào quyền tự do ngôn luận hay các quyền tự do khác mà lợi dụng để thực hiện các hành vi chống phá, xuyên tạc bản chất của pháp luật được

    Trả lờiXóa
  3. Nghe gì ý kiến của Mỹ!, ngay đến cả Tổng thống Trum (khi đương chức - sau sự cố đồi Capiton) còn bị khóa tài khoản mạng xã hội nữa là!; vậy thì tự do ngôn luận của Mỹ vứt cho cẩu nó tha đi à?. Thế mà suốt ngày chõ mõm vào các quốc gia khác như thể chỉ mình là bố chó xồm vậy!.

    Trả lờiXóa
  4. đã là công dân Việt Nam thì nhất thiết phải tuần thủ chính sách, pháp luật của đất nước. Khi có quyết định bắt người đều dựa trên cơ sở pháp luật rõ ràng, công khai, đảm bảo tính minh bạch. Quá trình xét xử cũng diễn ra công khai, minh bạch, nhiều cơ quan khác nhau tham gia, đều là đúng người đúng tội

    Trả lờiXóa
  5. Mấy ông phản động chỉ lo bênh vực đồng đảng nên đặt tên tù nhân tôn giáo tù nhân chính trị, thế mấy thằng tù ma túy tù xâm phạm sở hữu tính mạng sức khỏe không phải tù nhân à, các ông phân biệt đối xử ngay cả những người ở cùng trại với nhau mà dám hắng giọng là bảo vệ nhân quyền

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Bài viết20265
Nhận xét154239
Lượt truy cập25,376,298

Lưu trữ Blog