Sự thật đen tối đằng sau những chiếc túi Dior, Giorgio Armani giá tới 70 triệu đồng: Mua từ nhà cung ứng chỉ 1,2 triệu đồng, 'hô biến' thành hàng xa xỉ khi vào store
Đế chế của tỷ phú giàu nhất nhì thế giới Bernard Arnault đang chịu ảnh hưởng dữ dội từ cuộc điều tra tại Châu Âu.
Một cuộc điều tra tại Italy mới đây với 2 nhà sản xuất hợp đồng túi hàng hiệu đã bóc trần hàng loạt bí mật đen tối trong ngành thời trang xa xỉ. Kết quả điều tra cập nhật mới nhất cho thấy bên cạnh Dior, thương hiệu Giorgio Armani cũng nằm trong danh sách các hãng xa xỉ sản xuất giá rẻ nhưng lại bán đắt đỏ ngoài cửa hàng sau khi dập tên của công ty lên.
Cụ thể, trong khi Dior bị phát hiện chỉ tốn 57 USD (1,4 triệu đồng) cho nhà cung ứng sản xuất túi nhưng lại bán đến 2.780 USD (hơn 70 triệu đồng) ngoài cửa hàng thì Armani cũng chỉ trả 99 USD (2,5 triệu đồng) chi phí cho một chiếc túi bán đến 1.900 USD (hơn 48 triệu đồng).
Số tiền này chưa bao gồm chi phí nguyên liệu như các loại da để làm túi.
Điều trớ trêu là vụ điều tra bắt đầu từ việc một số công nhân nhà máy hợp đồng sản xuất túi hàng hiệu tuồn lượng nhỏ sản phẩm ra bên ngoài để bán ăn chênh lệch.
Ban đầu các công tố viên chỉ tập trung vào việc các nhà máy này không đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân. Ví dụ như nhân viên phải ngủ qua đêm ở nhà máy nhằm đảm bảo sản phẩm phải liên tục được sản xuất cho kịp thời hạn.
Vì những nhà máy này được sở hữu bởi chủ là người Trung Quốc nên không có gì khó hiểu với văn hóa chia ca và làm qua đêm cho kịp hợp đồng.
Phần lớn công nhân của 2 nhà máy hợp đồng tại Italy này đến từ Trung Quốc, trong đó có 2 người là nhập cư bất hợp pháp và 7 người khác không xuất trình được giấy tờ.
Máy móc thiết bị trong công xưởng cũng không đảm bảo an toàn khi phần linh kiện bảo hiểm bị gỡ bỏ nhằm tăng tốc sản xuất.
Cả Dior và Armani hiện đều không phản hồi gì sau khi tờ Business Insider đặt câu hỏi về tình hình trên.
Phía tòa án Italy cũng chỉ yêu cầu đặt 2 nhà máy hợp đồng này dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng trong vòng 1 năm và vẫn cho phép họ hoạt động.
Theo BI, việc hạ thấp chi phí để gắn mác bán với giá cao nhằm kiếm lời là chuyện chẳng còn gì mới lạ trong ngành hàng xa xỉ. Đây chính là nguyên nhân chính góp phần khiến ông chủ LVMG (công ty mẹ của Dior), tỷ phú Bernard Arnault từng soán ngôi người giàu nhất thế giới của Elon Musk vào năm 2022.
Dior là một thương hiệu xa xỉ của Pháp. Năm 1978, công ty mẹ là Tập đoàn Boussac tuyên bố phá sản. Dior được tỷ phú đứng sau Moët Hennessy Louis Vuitton (LVMH) - Bernard Arnault mua lại.
Hiện xếp hạng của Bloomberg Billionaires Index cho thấy Bernard Arnault vẫn giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản lên đến 201 tỷ USD.
Năm 2023, LVMH đã có 2.062 nhà cung ứng và công xưởng hợp đồng làm sản phẩm cho tập đoàn.
Báo cáo của hãng tư vấn Bain cho thấy Italy là nơi có hàng nghìn nhà sản xuất nhỏ, chiếm 50% đến 55% sản lượng hàng xa xỉ toàn cầu.
Danh tiếng từ "Made in Italy" cùng như những rào cản thuế quan khiến ngày càng nhiều hãng xa xỉ dịch chuyển sản xuất, đặt nhà máy ở Châu Âu thay vì nước thứ 3 để gia tăng "uy tín" với người tiêu dùng.
Tuy nhiên vụ điều tra mới đây đang khiến LVMH cùng nhiều hãng xa xỉ bị chỉ trích dữ dội khi trục lợi từ niềm tin của người tiêu dùng.
*Nguồn: BI/Cafef
những chiếc túi xách tay với chất liệu sản xuất không hẳn là quý hiếm, khó tìm, hính dáng cũng không có gì gọi là đặc biệt, duy nhất nhưng vẫn được độn giá lên rất cao, thậm chí là đến vài tỷ đồng tiền Việt, danh tiếng của thương hiệu sản xuất những chiếc túi này thật sự là một yếu tố then chốt
Trả lờiXóaMới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin về một vụ buôn bán túi da giả nhãn hiệu Louis Vuitton (LV) trên nền tảng WeChat với hơn 30 người liên quan. Theo Sohu, cơ quan chức năng phát hiện có trường hợp bán số lượng lớn túi xách thương hiệu LV bị nghi giả mạo trên nền tảng Wechat. Sau khi theo dõi, cảnh sát điều tra được một mạng lưới sản xuất và buôn bán hàng giả khổng lồ.
XóaNhững người chủ mưu được xác định là 4 anh chị em trong một gia đình - là những người cung cấp da và phần cứng để sản xuất túi LV giả. Để vận hành đường dây kinh doanh, họ đã thuê một quầy hàng tại khu phố chuyên bán đồ da và đồ kim khí ở tỉnh Quảng Đông.
Sau một thời gian, công việc kinh doanh phát triển tới mức không ngờ, những chiếc túi được phân phối đi nhiều nơi, thậm chí được bán đến tận Trung Đông. Để tăng doanh số, những người này còn mạnh tay chi tiền mua sản phẩm thật về tháo rời ra để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên vật liệu cho chính xác, từ đó cho ra đời những chiếc túi “hàng giả như thật”.
XóaThậm chí, họ đã mua chuộc được một nhân viên bán hàng thuộc hãng LV sau khi mua nhiều chiếc túi từ người này, nhờ vậy mà có được các thông tin nội bộ như kiểu dáng hoặc hình ảnh minh hoạ những sản phẩm mới nhất… Sau đó, nhóm này đã “mạnh dạn” tung hàng nhái của mình ra thị trường trước cả hàng chính hãng.
Theo điều tra, các sản phẩm giả được bán buôn với giá dao động từ 15 tới 30 USD (khoảng gần 350.000 – 700.000 VNĐ), sau đó phân phối ra thị trường với mức giá từ 70 đến 100 USD (khoảng hơn 1.600.000 – 2.300.000 VNĐ).
Trong cuộc đột nhập của cảnh sát, 310 chiếc túi LV giả bị thu giữ tại chỗ. Những chiếc túi này nếu là hàng chính hãng sẽ có giá trị lên tới 1,7 triệu USD (hơn 39 tỷ đồng). Chưa dừng ở đó, điều gây bất ngờ hơn hẳn là băng nhóm tội phạm trên còn tự mày mò trên mạng để cho ra đời và phát triển một cái gọi là thẻ chống hàng giả dựa theo công nghệ NFC.
Nhưng điều gây bất ngờ nhất là băng nhóm tội phạm cũng tự mày mò phát triển để đưa ra cái gọi là thẻ chống hàng giả dựa trên công nghệ NFC, từ trên mạng Internet. Trong mỗi chiếc túi LV giả có gắn chip NFC để khi người dùng quét bằng điện thoại di động, đường dẫn sẽ đưa tới trang trang web chính thức của hãng LV, thậm chí tới tận trang giới thiệu chính sản phẩm đó. Chiêu trò này đã khiến nhiều người mua "bối rối" và tin chắc rằng đây là sản phẩm chính hãng.
Sau khi nghiên cứu và phát triển thành công, nhóm này đã mua một số lượng lớn chip NFC với giá 0,15 USD một chục, cấy chip vào túi. Phần chip còn dư lại đem bán lại cho các xưởng sản xuất hàng giả khác với mức cao gấp đôi giá mua vào.
Theo đại diện thương hiệu của hãng LV, túi chính hãng không có chip cảm biến NFC như vậy và tất cả các túi có chức năng cảm biến NFC kết nối với điện thoại di động đều là hàng nhái.
Những chuyên gia trong ngành cũng chỉ ra rằng, sản phẩm của các nhà sản xuất hàng giả ngày càng có "độ nhái" cao khiến người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Bởi vì các đơn vị này ngày nay cũng có quy trình làm nhái rất chuyên nghiệp. Bất cứ khi nào một chiếc túi mới được tung ra tại quầy, họ sẽ cử người đến quầy để xem trực tiếp hoặc mua sản phẩm chính hãng, từ đó tạo mẫu theo đúng chất liệu da, da lót, phần cứng, kích thước... sau đó tiếp tục cải tiến các chi tiết và thậm chí tối ưu hóa, để cuối cùng là sản xuất hàng loạt.
XóaĐược biết, chính quyền Trung Quốc những năm gần đây đã tăng cường xử phạt đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu và áp dụng các hệ thống kiểm tra thông minh để ngăn chặn việc xuất khẩu hàng giả ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, thế khó của Trung Quốc là du khách nước ngoài xem Trung Quốc là thiên đường hàng nhái.
Những hàng giả này vẫn đang tràn ngập thị trường trực tuyến và thị trường đồ cũ, gây ra rất nhiều rắc rối cho cả thương gia lẫn người tiêu dùng, dù lực lượng phòng chống hàng giả ở nước này đã nhiều lần triệt phá các ổ sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, một số người tiêu dùng có điều kiện chọn mua sắm hàng hiệu khi du lịch nước ngoài hoặc tìm đến các dịch vụ giám định hàng thật-giả trước khi quyết định mở ví.
Thu Hà (T/h)
phụ nữ ai mà chẳng thích đồ hàng hiệu, nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để chi tiêu cho những món đồ xa xỉ đắt xắt ra miếng như này, tất cả phải ưu tiên cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đã, ai thật sự có thừa điều kiện thì mới suy nghĩ đến việc thoả mãn niềm đam mê sưu tầm của mình
Trả lờiXóa‘Mục sở thị’ các xưởng sản xuất hàng hiệu ‘fake’Nếu tận mắt chứng kiến những hang ổ sản xuất hàng hiệu fake tại Quảng Châu, Thanh Đảo, Hà Bắc…bạn sẽ không còn hoài nghi trước lời nhận định: “Trung Quốc là công xưởng làm giả lớn nhất thế giới”.
XóaNhững bê bối về hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường Trung Quốc được báo chí nước này xem là thứ lương khô dùng dần, dùng nhiều tới mức độc giả phát “ngốt”, phát hãi. Không chỉ tinh vi trong chiêu chế biến thực phẩm độc hại, phù phép những nguyên liệu chỉ dùng trong công nghiệp hóa chất thành các món ăn khoái khẩu, các gian thương Trung Quốc còn “tài ba” tới mức sản xuất những chiếc túi hàng hiệu của LV, áo phông POLO, giày GUCCI “dỏm” mà như thật. Dù ngành kinh doanh hàng nhái khiến niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc bị sụp đổ, nhưng bù lại tạo công ăn việc làm cho hàng triệu triệu lao động nước này.
XóaHang ổ sản xuất túi xách LV siêu nhái
Quảng Châu được mệnh danh là chốn mua sắm xa xỉ của Trung Quốc. Nhưng giữa thánh địa thời trang này lại bung nở hàng loạt các công xưởng nhỏ chuyên làm hàng fake. Chiêu nhái của các chủ xưởng tại đây khá hoàn hảo. Sau khi thu mua các mẫu túi xịn của những thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là LV…, chủ xưởng yêu cầu nhân công gỡ tung mọi phụ kiện để nghiên cứu và bắt chước nguyên dạng. Mọi thứ, từ miếng kim loại tới miếng da cho tới dòng chữ in thương hiệu đều được mô phỏng “y xì đúc”. Nguyên liệu da và phụ kiện phần lớn được các xưởng nhập về từ chợ đồ da Baiyun – trung tâm hàng giả nổi tiếng của thế giới.
Những sản phẩm nhái giá rẻ sau khi xuất xưởng lại tập kết về chợ Baiyun để từ đây tỏa đi khắp thế giới. Túi nhái của những hãng đình đám thế giới như Louis Vuitton, Gucci, Prada và Hermes xuất hiện nhan nhản tại khu chợ này. Nếu được lấy ra từ các cửa hiệu và tập kết về một nơi, số lượng hàng fake của chợ Baiyun có thể lấp đầy tới 5 sân bóng.
XóaQuái chiêu làm nhái giày hàng hiệu
Ngoài các sản phẩm túi xách fake, Quảng Châu còn nức tiếng khắp thiên hạ bởi chiêu nhái giày da hàng hiệu. Xưởng hàng giả trứ danh nằm tại Tân Thị. Chủ xưởng là người Thanh Viễn, Quảng Đông, ngoài tuổi 30. Khoảng vài năm trước, anh này khởi nghiệp với nghề sản xuất túi GUCCI nhái. Nhưng sau thời gian thăm thưng thị trường, chủ xưởng bèn chuyển sang gia công giày fake. Theo một nguồn tin tiết lộ với phóng viên Tân Hoa Xã, doanh thu của công xưởng làm nhái này hàng năm lên tới hàng chục triệu NDT . Nhưng để qua mắt cơ quan điều tra, ông chủ “giấu nhẹm” danh tính, chỉ cho phép nhân công trong xưởng gọi mình là “sếp”.
Kỷ lục sản xuất lớn nhất trong một ngày của xưởng là hơn 900 đôi giày, năng suất trung bình mỗi ngày cũng lên tới 300 – 400 đôi giày dán mác GUCCI, LV… Riêng ông chủ hàng năm tận thu 50% lợi nhuận về mình. Công đoạn làm giả cũng lắm tinh vin. Chủ xưởng thường tới Hong Kong thám thính thị trường, nắm bắt xu hướng thời trang của người tiêu dùng, sau đó gom về hàng tá tạp chí và cataloge, chủ yếu là tạp chí Nhật Bản chuyên giới thiệu những sản phẩm hàng hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Áo LACOSTE fake tràn ngập Thanh Đảo
XóaThanh Đảo cũng được xem là trung tâm thời trang đình đám không kém Quảng Châu với hàng loạt các hoạt động giảm giá hàng hiệu diễn ra vào dịp cuối năm. Nhưng sự thực lại khiến người tiêu dùng Trung Quốc nhiều phen “té ghế”. Trong số những sản phẩm với giá hàng nghìn NDT được bày bán trong các cửa hàng sang trọng không ít đồ có xuất xứ từ các công xưởng “dân giã kiểu made in China”. Nổi bật nhất là sản phẩm thời trang của LACOSTE và Playboy. Theo tìm hiểu của phóng viên, các xưởng sản xuất hàng hiệu fake thường nằm lẩn khuất trong các khu dân cư, tập trung đông đảo nhất phải kể tới hang ổ tại quận Lô Tùng, thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam.
Tại hang ổ này, những tấm biển hiệu của các xưởng gia công quần áo giăng mắc khắp nơi, thậm chí ngoài cổng còn trưng biển tuyển nhân công cắt may, nhân công chở hàng. Trong các xưởng may, tiếng máy tiếng người rào rào khắp không gian. Theo tiết lộ của một nhân công, chủ xưởng thường tìm mua những sản phẩm chính hãng có kiểu dáng thời trang và mới nhất trên thị trường, sau đó thuê người nghiên cứu chất lượng vải rồi tìm mua nguyên liệu sản xuất. Khi đã gom đủ các phụ kiện cần thiết, nhân công sẽ theo mẫu thiết kế được ông chủ giao cho để gia công. Khâu cuối cùng không kém phần quan trọng là dán mác hàng hiệu vào quần, áo. Thậm chí, có chủ xưởng không mua hàng chính hãng mà lên mạng lần tìm các sản phẩm hàng hiệu đang “hot” rồi dùng máy ảnh chụp lại và sai người “xào xáo”, nhào nặn thành hàng fake.
XóaVì vậy, những chủ xưởng tại Lô Tùng luôn được mệnh danh là “cao thủ” trong “làng” sản xuất hàng hiệu giả. Một nhân công địa phương tiết lộ, bất kể là sản phẩm hàng hiệu nào, các xưởng may tại đây đều có thể nhái lại siêu tinh vi, dễ dàng qua mắt người tiêu dùng.
Đây là lời nhắc nhở cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong ngành công nghiệp thời trang. Các thương hiệu cần có sự minh bạch hơn trong sản xuất và buôn bán. Cũng tại vì tâm lý xính đồ hiệu của một số cá nhân nên họ mới làm càn thôi, cái túi bình thường nhưng có cái mác LV hay Dior cũng đắt xắt ra miếng rồi
Trả lờiXóaTúi hàng hiệu giá quá cao trở thành biểu tượng của sự xa hoa và phân biệt giai cấp trong xã hội hiện đại, tạo ra sự căng thẳng và sự không công bằng trong cộng đồng. Đúng là không phải ai cũng có thể chạm tay vào những chiếc túi đó
Trả lờiXóaViệc đặt giá túi hàng hiệu quá cao đồng nghĩa với việc góp phần làm leo thang tình trạng tiêu xài không kiểm soát và tạo áp lực tài chính lớn cho đa số người dân. Nhiều người nhìn vào lại fomo, chạy đua cố mua túi dù chưa đủ khả năng chi trả
Trả lờiXóaPhụ nữ thời nay ai cũng mê túi hiệu hết, và những thương hiệu trên làm rất tốt việc khiến những chiếc túi đó ngày càng trở nên xa xỉ trong con mắt người dùng. Tuy nhiên, Mặc dù túi hiệu có thể mang lại cảm giác tự tin và hạnh phúc nhất thời, nhưng hệ quả dài hạn của việc phụ nữ đam mê túi hiệu có thể là ảnh hưởng xấu đến tài chính cá nhân và tâm lý xã hội.
Trả lờiXóaViệc theo đuổi túi hiệu cũng có thể khiến phụ nữ bị áp đặt chuẩn mực về vẻ bề ngoài và định danh xã hội, đẩy họ vào vòng xoáy căng thẳng và stress tinh thần. Nhiều người sẵn sàng chắt bóp hoặc vay tiền để mua được 1 chiếc túi hiệu
XóaTheo như bài viết trên thì hàng ;thật" và "giả " chỉ là 1 vì cùng do những người thợ của các nước được thuê để làm ra nó với giá hết sức rẻ mạt : 57 USD trả cho người làm ra nó, chứ bản thân chính hãng chỉ có việc thuê xong rồi lợi dụng uy tín của mình mà gắn mác và sau đó trở thành "hàng thật" với giá trên trời : người sở hữu nó phải trả 2.780 USD!vv.... Đây đúng là sự bóc lột thậm tệ của bọn đế quốc, thực dân!; chả trách bọn Liên âu - Phương tây lại giàu có hơn hẳn các dân tộc khác!. Chả trách thời nay lại lắm đồ giả đến vậy!. Thế giới nên tẩy chay hàng hiệu để bọn cá mập không có cơ hội làm giàu trên thân xác các dân tộc khác đii!
Trả lờiXóaTóm lại là văn minh như tây thì cũng chỉ là lừa đảo mới có thể giàu nhanh thôi, khác cái họ lừa tinh vi làm cho người mua mất tiền mà vẫn thấy oai thấy sướng, chứ không phải công ty nào cũng nâng giá bán từ việc nâng chất lượng sản phẩm đâu
Trả lờiXóaĐây chỉ là giá đặt hàng của các hãng đối với nơi sản xuất thôi chứ chưa bao gồm giá nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo, tiền trả cho người bán, chi phí thuế mặt bằng, vân vân và mây mây nên đội thêm vài lần giá là chuyện bình thường, biết là sẽ có lời nhưng không phải kiểu trừ giá bán vào giá đặt mua hàng như vậy đâu
Trả lờiXóaKhông bán với giá cao như vậy thì người mua lại không cảm thấy sang khi cầm trên tay sản phẩm được gọi là hàng hiệu vì tiêu chí đầu tiên của hàng hiệu là phải đắt, đắt thì sẽ tìm mọi cách để nghĩ là nó đẹp và quý phái, chính người dùng cũng góp phần đẩy giá sản phẩm lên chứ đâu nhà sản xuất
Trả lờiXóaSự việc động trời nhưng cách bị lộ lại rất là đơn giản, công nhân tuồn hàng hịn ra bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với hàng store, bài học rút ra là nên cẩn trọng trong khâu quản lý nội bộ trước khi đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nếu không muốn mọi thứ xuống sống xuống biến
Trả lờiXóaCho mấy anh tung của vào làm quản đốc cái là bắt nhân viên ngủ lại qua đêm để kịp tiến độ làm việc, như vậy gọi là bóc lột sức lao động, là điều cầm kị ở phương tây nên khi bị phát hiện ra các cơ quan công tố lập tức vào cuộc để xử lý, tạo thành một đe dọa kép cho công ty thời trang xa xỉ
Trả lờiXóa