Vừa rồi tôi viết về quán tính, nhận thấy tâm lý, nhận thức, hành động của đám đông, bất kể đúng sai, tốt xấu, cũng tạo nên được cái hiệu ứng bầy đàn rất khó ngăn cản tương tự như quán tính trong cơ học vậy, nên có thể gọi đó là cái quán tính bầy đàn. Gần đây Hiện tượng Thích Minh Tuệ có thể là thí dụ sống động nhất về quán tính bầy đàn. Ông đã thực hành pháp tu khoảng 6 năm trước, có những video quay cảnh ông một mình bộ hành trên đường trông rất thương, có ai theo đâu. Rồi đến thời điểm ông vẫn là ông, nhưng truyền thông internet đã tạo ra được một hiệu ứng tâm lý bầy đàn, đủ lực khiến đám đông bầy đàn đu bám theo ông, bất chấp chính ông gần như van xin “xin đừng theo tôi”, bất chấp chính quyền, lực lượng chức năng “dẹp loạn”, vẫn không thể ngăn cản được. Theo Đức Phật, sự tu tập là tự thân, phước đức của mỗi người được tích cóp từ việc hành thiện, tạo nghiệp thiện, chứ không phải là chen lấn tranh nhau “đảnh lễ”, “cúng dường” “Phật tái sinh” là sẽ được phước đức.
Nguyễn Văn Hùng - tác giả bài viết
***
Trong lĩnh vực văn chương khi Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh xuất hiện, đã được nhóm người như Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp, Văn Giá, Nguyễn Quang Thiều, v.v… lăng-xê, ca ngợi, bất chấp Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh viết văn xuyên tạc sự thật, phản lịch sử, phản đạo lý. Họ cũng đã tạo ra được cái quán tính bầy đàn dai dẳng cho đến tận hôm nay, và chỉ khi nào cái dốt, cái tham, cái ác, cái lưu manh bị tuyệt diệt thì cái quán tính bầy đàn này mới có thể dừng lại. Có điều cuộc sống lại không bao giờ “trong như nước cất” như vậy được, vì thế mà tội phạm vẫn luôn xảy ra, và tệ hại nhất chính là chiến tranh.
Chính dân Đức với tâm lý mình là giống Thượng Đẳng có quyền cai trị, “làm cỏ” những chủng tộc thấp kém cũng tạo ra cái hiệu ứng đám đông bầy đàn, giúp Hít-le gây ra Đại chiến Thế giới thứ II; cũng với tâm lý hướng về nền văn minh, tự do, dân chủ của Mỹ và Phương Tây đã đập vỡ LX ngày xưa, và là nguyên nhân sâu xa gây ra chiến tranh ở Ukraina hôm nay.
***
Ở VN ta công tác cán bộ thật đáng lo ngại. Theo một quy trình nghiêm ngặt, nhưng cái gì đã tạo ra được uy tín rất lớn cho những người bất tài thất đức, giúp họ có được những vị trí quyền lực rất cao, kể cả tối cao, nhưng rồi lại có chuyện người thì bị “thôi chức”, người thì bị kỷ luật, và không ít người bị cầm tù; rồi cái gì đã biến đám nhà văn, nhà sử, nhà báo,…, cũng bất tài, thất đức, chỉ giỏi bẻm mép, véo von, lại thành danh, thành đạt, còn được vinh danh bằng các giải thưởng cao quý?
23-8-2024
ĐÔNG LA
Đây cũng có thể hiểu với thuật ngữ là "hiệu ứng đám đông". Khi mà hành vi, suy nghĩ và quyết định của một cá nhân bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hành vi của những người xung quanh mà cá nhân đó vẫn chưa hiểu rõ bản chất của sự việc. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, hiệu ứng đám đông càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trả lờiXóanhư bài viết đã nói, quán tính bầy đàn là một hiện tượng tâm lý xã hội phức tạp. Nó có thể ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Để tránh khỏi những tiêu cực có thể xảy ra mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
Trả lờiXóachúng nó lợi dụng tập tính bầy đàn để mà thoải mái xuyên tạc, đặt điều lăng mạ, nói xấu chế độ. Nhiều thằng không biết chúng nó hùa theo như được mùa. Cộng thêm cái bọn phản động núp bóng dân chủ và bọn tư bản bảo kê nữa thì chúng nó vô địch, mấy thằng ngu quá đông và hung hãn
Trả lờiXóaQuán tính bầy đàn nếu được áp dụng một cách đúng đắn sẽ tạo ra được hiệu ứng tích cực cho những người xung quanh với sức lan tỏa rộng rãi. Nhưng nếu nó được sử dụng không đúng cách thì sẽ là công cụ cho bọn phản động sử dụng để kích động nhân dân chống phá chính quyền
Trả lờiXóa