Lâm Trực@
Hà Nội, 27/9/2024 - Công an tỉnh Thái Bình mới đây đã khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, gây xôn xao dư luận. Đến thời điểm này, 8 lãnh đạo và phóng viên của tạp chí đã bị tạm giữ để phục vụ điều tra. Đây là một vụ án nghiêm trọng liên quan đến một tổ chức báo chí, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của giới truyền thông trong nước.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, ngày 23/9, Công an tỉnh Thái Bình đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và Lệnh khám xét khẩn cấp đối với ông Đồng Xuân Thụ (ảnh bên), Tổng biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, cùng một số cán bộ và phóng viên khác. Những người bị giữ gồm Bùi Văn Toàn, Trưởng Ban Kinh tế môi trường; Cao Thị Thu Hường, Kế toán; Nguyễn Ngọc Tuyên và Nguyễn Tất Triển, phóng viên của tạp chí. Đến ngày 26/9, cơ quan chức năng tiếp tục ra Lệnh giữ người khẩn cấp đối với Phó Tổng biên tập Nguyễn Thị Ánh Hồng cùng hai phóng viên Đặng Văn Phục và Vũ Đức Lân. Các lệnh này đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn, nhằm điều tra hành vi có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Vụ án liên quan đến hành vi cưỡng đoạt tài sản, một tội danh nghiêm trọng có thể dẫn đến hình phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu bị kết án theo Khoản 3, Điều 170 Bộ luật Hình sự. Những người bị tạm giữ đều là các lãnh đạo và cán bộ của một tạp chí thuộc Hiệp hội Môi trường - Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam. Điều này không chỉ khiến dư luận bất ngờ mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức báo chí này. Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, do ông Đồng Xuân Thụ lãnh đạo từ năm 2002, là một cơ quan báo chí có vị trí nhất định trong ngành. Việc các lãnh đạo và phóng viên của tạp chí này bị điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản làm dấy lên câu hỏi về tính minh bạch, đạo đức nghề nghiệp của một số bộ phận trong giới truyền thông. Không ít người bày tỏ lo ngại rằng vụ việc sẽ tác động tiêu cực đến hình ảnh của ngành báo chí nói chung.
Vụ án này mở ra nhiều góc nhìn và câu hỏi về đạo đức nghề nghiệp trong ngành báo chí. Báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phản ánh sự thật và bảo vệ lợi ích của công chúng. Tuy nhiên, nếu những người làm báo lợi dụng quyền lực của mình để thực hiện hành vi phạm pháp, họ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm mất niềm tin của xã hội. Việc tạm giữ 8 lãnh đạo và phóng viên cho thấy cơ quan chức năng đang làm việc một cách quyết liệt và minh bạch trong công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm. Điều này cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được quyền lợi dụng chức vụ để thực hiện các hành vi trái pháp luật, dù họ có thuộc giới báo chí hay bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Việc khởi tố vụ án và mở rộng điều tra cũng là một bước đi cần thiết để bảo đảm sự công bằng và nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật. Đối với những người có trách nhiệm trong giới báo chí, vụ việc này chính là lời nhắc nhở về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc duy trì tính minh bạch, liêm chính trong hoạt động tác nghiệp.
Vụ án cưỡng đoạt tài sản tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ bởi tính chất pháp lý mà còn vì tác động tiêu cực của nó đến uy tín của ngành báo chí. Việc điều tra và xử lý theo đúng quy định pháp luật là điều cần thiết để bảo đảm công bằng và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống báo chí, pháp luật. Trong bối cảnh vụ việc đang được điều tra mở rộng, công chúng có quyền hy vọng rằng những cá nhân vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Không thể chấp nhận được hành vi cưỡng đoạt tài sản một cách trắng trợn như vậy! Vụ việc tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phơi bày những góc khuất đáng sợ của giới báo chí. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh những kẻ vi phạm pháp luật để đảm bảo công lý. Chúng ta không thể để những hành vi như thế này tiếp tục diễn ra
Trả lờiXóaTheo cáo buộc của cơ quan điều tra, nếu không muốn bị đăng bài trên tạp chí, cá nhân, doanh nghiệp phải tham gia chương trình "Cây chổi vàng". Trong các buổi làm việc với người dân, doanh nghiệp đó, các đối tượng luôn mang sẵn hợp đồng "mời tài trợ" cho chương trình "Cây chổi vàng"
XóaVụ việc này không chỉ là một vụ án hình sự mà còn là một vết nhơ lớn đối với ngành báo chí. Nó làm giảm sút lòng tin của công chúng vào các cơ quan truyền thông. Chúng ta cần cùng nhau xây dựng một môi trường báo chí trong sạch, minh bạch.
Trả lờiXóangành báo chí vốn đã bị vấy bẩn từ lâu bởi rất nhiều cá nhân rồi, lợi dụng danh nghĩa báo chí để tống tiền một cách trắng trợn, đến nỗi các doanh nghiệp phải khiếp sợ mà gọi những kẻ này với cái tên "chó săn tin", nếu không chịu cống tiền thì chúng nó xuyên tạc ghê hơn cả bọn phản động
XóaMặc dù thời gian qua rất nhiều cơ quan, cá nhân cố gắng để hình ảnh của ngành báo chí trở nên sạch đẹp, liêm chính, xứng đáng là đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Tuy vậy nhưng những vết nhơ từ những cá nhân khác là quá lớn, để mọi người khi thấy phóng viên giơ máy quay lên là chạy xa chục mét
XóaĐây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cần phải bị trừng phạt thích đáng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan báo chí để ngăn chặn những hành vi tương tự xảy ra. Đồng thời, chúng ta cũng cần nâng cao ý thức cho người dân để họ biết cách bảo vệ quyền lợi của mình trước những thông tin không chính xác
Trả lờiXóaVụ án này là một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng đạo đức suy đồi trong một bộ phận của ngành báo chí. Hành vi của các đối tượng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của ngành báo chí và gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực.
Trả lờiXóanhững cá nhân này cần phải nhận được những hình thức xử lí theo đúng với quy định của pháp luật, xứng đáng với những hành động và hậu quả mà họ đã gây ra, những hành động đó không chỉ làm ảnh hưởng đến cơ quan báo chí đó, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của nghề báo chí
XóaCó thể thấy một điều rõ ràng rằng, hiện tượng này không chỉ diễn ra ở mỗi đơn vị này mà còn tồn tại ở nhiều cơ sở, tổ chức khác nữa. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội trong việc xây dựng một môi trường báo chí trong sạch, lành mạnh.
Trả lờiXóanó đã nắm giữ bí mật đời tư của người ta rồi nên nó thoải mái tống tiền, chúng nó cảnh giác lắm, lúc nào cũng mang theo máy ghi âm với camera giấu kín bên người, nhiều thằng còn lén lút điều tra đời tư rồi đe dọa tống tiền cả lực lượng chức năng cơ
Xóađúng vậy, hành động cưỡng đoạt tài sản của những đối tượng này vi phạm pháp luật là một phần, phần lớn là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của ngành báo chí, đến danh dự của những người đang hoạt động và làm việc trong ngành báo chí, vì vậy cần phải có những chế tài xử lí nghiêm khắc
Trả lờiXóaChế tài xử lý với những tội như thế này còn quá nhẹ so với những gì "bọn chúng" nhận được từ hành vi cưỡng đoạt tài sản của mình. Dù có đem ra xử lý hay không thì hậu quả mà nạn nhân phải nhận cũng quá lớn, khiến nhiều người thà để bản thân mất tiền còn hơn báo cáo với công an
XóaNhóm người này tương đối thông minh khi lập ra cái quĩ Cây chổi vàng để kiếm tiền, và cứ nghĩ rằng mình là báo chí thì ai dám sờ gáy trong việc chi tiêu tiền quĩ đây?, nhưng bọn họ không biết rằng : đã là công dân, tổ chức sống trên đất nước này thì ngoài Nhà nước còn có Nhân dân giám sát nữa chớ, việc tốt thì được khen, việc xấu dù có che dấu thì sẽ có lúc phải lòi ra. Người thông minh mà lại tham lam thì sớm yểu thọ thôi, đó là qui luật từ ngàn xưa, nay vận vào cả đám quân tướng của Thụ chả thấy sai tý nào.
Trả lờiXóađây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm và là một trong những vụ lớn bị phanh phui trong giới báo chí thôi, chứ thực tế hiện giờ nhiều người lợi dụng danh nghĩa báo chí của mình để lén lút điều tra, theo dõi đời tư người khác rồi tống tiền, kể cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không chừa một ai
Trả lờiXóaXưa nay vẫn cứ nghe đến tiếng nhà báo, phóng viên là nắm sức mạnh bậc nhất vì có thể hướng lái dư luận tin vào những gì họ viết. Nhiều khi họ làm sai, làm méo mó nhân dân khó mà biết được. Những lúc này chỉ có pháp luật mới xác định được và trừng trị những kẻ dám lợi dụng danh nghĩa báo chí để làm việc xấu, việc thất đức!
Trả lờiXóaTên báo bẩn đã bị tóm, liên quan tới “ từ thiện, gây quỹ, tống tiền các doanh nghiệp, hù dọa viết báo…” hàng chục tỷ đồng, đọc mà rợn cả người … Vẫn còn nhiều dạng tạp chí, phóng viên lá cải kiểu này lắm, cần phải thanh lọc triệt để hệ thống phóng viên báo chí, không để hiện tượng này xảy ra nữa
Trả lờiXóaSai phạm của tay Tổng biên tập Tạp chí Môi trường& Đô thị thì chính là hậu quả mà anh ta phải nhận khi không chịu làm báo mà chỉ làm tiền. Rõ ràng anh là TBT của một tạp chí, không phải báo, mà cử phóng viên đi điều tra, đe doạ doanh nghiệp như mô hình Cái Bang, tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành.
Trả lờiXóavụ án cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có tổ chức, rất phức tạp và phương thức, thủ đoạn hoạt động rất tinh vi,đ. Các đối tượng đều là những người am hiểu pháp luật, hoạt động "trá hình" dưới danh nghĩa cơ quan báo chí làm từ thiện,
Trả lờiXóađây là vụ việc có nhiều bị hại, nhất là các doanh nghiệp; phạm vi hoạt động rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên được lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp… đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Trả lờiXóangười dân cũng như các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tố cáo những hành vi lợi dụng danh nghĩa phóng viên, báo chí để vu khống, bịa đặt hoặc uy hiếp, cưỡng đoạt tài sản để hạn chế loại tội phạm này. Đồng thời nên tăng cường chế tài đối với loại tội phạm này
Trả lờiXóa