Theo thông tư mới có hiệu lực từ 15/11, hình thức giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Bộ Công an mới ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/11.
Theo thông tư mới, tại điểm c khoản 1 Điều 5, nội dung công khai của công an nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông gồm: Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy so với quy định trước đây, nội dung công khai "trang phục, số hiệu công an nhân dân" đã được loại bỏ.
So với quy định trước đây, hình thức giám sát của nhân dân thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ. (Ảnh minh hoạ).
Ngoài ra, tại Điều 11, quy định về hình thức giám sát của nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cũng được thay đổi. Theo quy định mới, nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau:
Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Quá trình giám sát phải đảm bảo: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ở ngoài khu vực thực thi công vụ, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy so với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Trước đó, Bộ Công an nhận định việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định. Có tình trạng lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông.
Bên cạnh đó, các trường hợp chống đối còn lợi dụng xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Nguồn: Minh Tuệ/ VTC News
Mình thấy bỏ quy định này đi là hợp lý. Nhiều người dân chưa nắm rõ luật, chưa nắm rõ quy định nhưng lại tỏ ra rất hiểu biết về luật, lạm dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng, việc này thể hiện sự không tôn trọng đến cán bộ thực hiện nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng thực thi pháp luật.
Trả lờiXóaKhông phải phương tây cái gì cũng ưu việt . Nhưng , luật giao thông thì phải học hỏi họ dài dài . Tự do luôn đi đôi với nhận thức và hiểu biết . Dân trí rất quan trọng .
Trả lờiXóaThật ra việc quay phim, chụp ảnh thì bản chất là không xấu, nhưng mà dân mình lạm dụng nhiều quá dẫn đến những hành vi, hành động rất phản cảm, thậm chí là đến mức phải quy ra là đang cản trợ người thi hành công vụ, nên bỏ đi cũng là điều hợp lý. Không có lửa làm sao có khói.
Trả lờiXóa