Lâm Trực@
Hà Tĩnh, 26/10/2024 - Trong bối cảnh xung đột leo thang tại khu vực Trung Đông, vụ không kích của Israel vào sáng thứ Sáu tại Lebanon đã cướp đi sinh mạng của ba nhà báo, khiến dư luận quốc tế phẫn nộ. Đây không chỉ là một hành động bạo lực mà còn là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, đồng thời đe dọa quyền tự do ngôn luận và quyền được tiếp cận thông tin trung thực từ các vùng chiến sự.
Công ước Geneva năm 1949, cùng với Nghị định thư bổ sung I, đặc biệt quy định các nhà báo phải được bảo vệ như dân thường và không được coi là mục tiêu quân sự, trừ khi trực tiếp tham gia chiến đấu. Việc Israel nhắm mục tiêu vào các nhà báo trong khi họ đang nghỉ ngơi là một vi phạm nghiêm trọng, có thể được coi là tội ác chiến tranh. Theo Điều 79 của Nghị định thư này, việc bảo vệ tính mạng các nhà báo là trách nhiệm quốc tế, và những hành vi cố ý giết hại họ cần bị lên án và xử lý thích đáng.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã lên tiếng mạnh mẽ về sự kiện đau thương này, kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện những biện pháp để chấm dứt việc Israel không phải chịu trách nhiệm cho các hành vi giết hại nhà báo. Trong một thế giới nơi mà tự do báo chí đóng vai trò quan trọng, hành động nhắm vào các phóng viên không chỉ là một tội ác mà còn là một đe dọa đối với quyền được biết và được tiếp cận thông tin của toàn cầu.
Quyền tự do báo chí được nêu rõ trong Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Khi các nhà báo bị tấn công, thông tin từ các vùng xung đột bị bóp méo, dẫn đến sự mất mát tiếng nói trung thực và công bằng. Sự im lặng hoặc phản ứng yếu ớt của cộng đồng quốc tế có thể tạo điều kiện cho các bên tham chiến như Israel xem thường mạng sống con người và quyền tự do ngôn luận.
Liên Hợp Quốc và Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cần tiến hành điều tra và xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi của nhà báo, đặc biệt là những vụ việc như cuộc tấn công ở Lebanon. Điều 8 của Quy chế Rome quy định rằng, các vụ tấn công nhằm vào nhà báo có thể được xem là tội ác chiến tranh và phải được truy tố. Nếu không có sự can thiệp quyết liệt, những hành vi này sẽ tiếp tục tái diễn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tự do báo chí toàn cầu.
Bảo vệ nhà báo không chỉ là bảo vệ mạng sống của từng cá nhân mà còn là bảo vệ quyền lợi của nhân loại: quyền được biết sự thật. Những nhà báo như Muhammad Farhat, người may mắn sống sót sau vụ tấn công, đã chọn đối diện với hiểm nguy để đưa tin cho thế giới. Khi quyền tự do báo chí bị xâm phạm, cộng đồng quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ, vì quyền tự do ngôn luận không phải là đặc quyền mà là quyền cơ bản của con người.
Sự việc ở Lebanon vừa qua là lời cảnh tỉnh để các nước trên thế giới đồng lòng đấu tranh và bảo vệ tính mạng các nhà báo khỏi các hành vi tấn công, như Israel đã thực hiện, nhằm đảm bảo rằng những người đưa tin trung thực sẽ không phải chứng kiến đồng nghiệp của mình bị sát hại một cách vô nghĩa.
Ai đã cho Israel cái quyền ấy? Thật không thể tin nổi hành động giết người có chủ đích dã man của quân Israel. Tôi nghĩ chúng ta không nên ngồi im thêm nữa, cộng đồng quốc tế không nên ngồi im thêm nữa. Chúng ta không thể để một đội quân giết người như thế tồn tại. Ai mà có thể biết tương lai sẽ còn điều gì khủng khiếp hơn!
Trả lờiXóaKhông cần một cái quyền cụ thể nào chỉ cần là đồng minh của Mẽo được Mẽo gật đầu thì thằng nào cũng hổ báo như thế đó bạn à, nổi tiếng là nước đi ban phát dân chủ khắp thế giới nên đồng minh của hắn ta cũng chó cậy nhà gà cậy chuồng thôi
XóaVề tiêu chuẩn kép thì bọn phương Tây phải được gọi bằng cụ. Bình thường người ta làm sai cái gì thì hết ông này đến ông kia phê phán, phản đối, gắn mác khủng bố, áp đặt trừng phạt các thứ. Giờ ông Israel bắn nát cả thủ đô nước khác, tấn công quân đội LHQ và nhà báo thì chả ai dám ho he, quá nhục
Trả lờiXóaVì ổng là đàn em thân cận của Mẽo nên không ai dám nói gì, chứ phải nước mình mà đưa người ra đẩy đuổi người thôi là mai mốt mấy con kền kền rao rêu khắp các mặt báo nước ngoài liền, thế mới hiểu những gì phương Tây nói chỉ để phục vụ mục đích cho họ, chẳng có khái niệm nhân quyền nào với chúng
XóaChưa cần làm điều gì vi phạm pháp luật quốc tế, nhân quyền hay đạo đức chúng nó còn dựng chuyện để gây sự.
Trả lờiXóaNói gì đến vụ này, cái vụ nó cho nổ cả chục cái máy ở lenbanon làm bị thương bao nhiêu người mà cũng có tổ chức nhân quyền nào lên án đâu, được một thời gian báo chí đưa tin xong là thôi, phải công nhân ôm chân Mẽo nó lống hẳn, nước bé trong khu vực mà ra vẻ đến sợ
Trả lờiXóa