Nhà sử học Pháp Emmanuel Todd cho biết trong cuộc phỏng vấn với Berliner Zeitung rằng phương Tây đã bị đánh bại trong cuộc xung đột Ukraine.
Ông Emmanuel Todd lưu ý: "Rất đơn giản, phương Tây đã thua trong cuộc xung đột ở Ukraine. Bây giờ thế giới đang tái định hình và không theo ý tưởng của phương Tây". Theo nhà sử học Pháp, những nhân tố mới đang bước vào cuộc chơi trên trường thế giới, chẳng hạn như các nước thuộc khối BRICS do Nga làm chủ tịch.
"Phương Tây muốn cô lập Nga, nhưng hóa ra hầu hết các nước trên thế giới đều không muốn tham gia cùng họ trong vấn đề này. Trong bối cảnh đó, BRICS bắt đầu giống như một loại đối trọng với phương Tây", ông Todd kết luận.
Emmanuel Todd là nhà nhân chủng học, nhà sử học, nhà tiểu luận, nhà dự báo và là tác giả của nhiều cuốn sách. Một số tác phẩm của ông, chẳng hạn như "Ảo tưởng kinh tế" và "Sau đế chế", đã trở thành cơ sở trong nghiên cứu khoa học xã hội. Năm 1976, ông dự đoán sự sụp đổ của Liên Xô trong cuốn sách "Thất bại cuối cùng".
Trong khi đó, Thomas Fazi, người phụ trách chuyên mục của cổng thông tin UnHerd của Anh cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng, Nga đóng vai trò dẫn đầu trong sự phát triển của BRICS và đặt ra mục tiêu chiến lược mới cho hiệp hội - chống đô la hóa.
"Các lệnh trừng phạt chống lại Nga và việc các cường quốc phương Tây đóng băng tài sản của nước này đã nhấn mạnh sự cần thiết của sự độc lập tài chính, điều này khiến chương trình phi đô la hóa không chỉ được mong muốn mà còn cần thiết. Khối lượng giao dịch bằng tiền tệ của các nước thành viên đã vượt quá khối lượng giao dịch bằng đồng đô la. Hiện nay, Nga đã đặt ra mục tiêu chiến lược mới cho khối: phi đô la hóa", Fazi viết.
Ông lưu ý rằng tổng GDP của các nước BRICS, được điều chỉnh theo sức mua tương đương, đã vượt quá tỷ trọng của G7 trong nền kinh tế thế giới, lên tới 35,6% so với chỉ hơn 30%. Theo Fazi, mọi thứ đều chỉ ra sự cần thiết phải tạo ra một giải pháp thay thế thực sự cho cơ sở hạ tầng tài chính và tiền tệ của phương Tây, và tại hội nghị thượng đỉnh ở Kazan, các hiệp hội có thể trình bày hệ sinh thái tiền tệ của riêng họ, cái gọi là tiền tệ BRICS, sẽ giúp ích các nước tham gia tự bảo vệ mình khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nguồn: Dân Việt
Về mặt liên kết các quốc gia, đồng minh thì qua việc phương Tây ra đòn với Nga, điều này càng làm cho các quốc gia trong khối BRICS xích lại gần nhau, đưa về nhiều hợp đồng có giá trị, đồng thời so sánh về tương quan sức mạnh kinh tế thì cũng chẳng thua gia G7, nếu như mọi thứ vẫn tiếp diễn trong 10 năm nữa thì không biết Mẽo có còn vị thế độc tôn như hiện tại không
Trả lờiXóaLúc mới nổ ra cuộc chiến, hàng loạt lệnh trừng phạt được các quốc gia phương tây đưa ra để đánh đổ Nga, thậm chí còn ăn cướp tài sản liên quan đến Nga ở nước ngoài, nhiều chuyên gia dự đoán Nga sẽ sớm sụp đổ với những đòn đánh tổng lực, thế nhưng sau 02 năm thì kinh tế Nga không hề như các chiên gia dự đoán
Trả lờiXóaNhìn lại phía các quốc gia phương Tây, đặc biệt là các quốc gia đóng băng tài sản của Nga không cho rút thậm chí còn để xuất dùng số tiền đó để chi cho chiến tranh tại UK được thế giới ngầm hiểu rằng là sự ăn cướp tài sản, tự các quốc gia này cũng đánh mất uy tín trên trường quốc tế, thử hỏi còn ai dám để tiền trong tay một kẻ từng ngang nhiên cướp trằng tài sản của nước khác
Trả lờiXóa