Lâm Trực@
Nghệ An, 20/10/2024 - Gần đây, vụ việc liên quan đến hai cuốn sách "Việt Nam - Lịch sử không biên giới" và "Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam" đã gây xôn xao trong cộng đồng học thuật và độc giả. Ngày 2/10/2024, ông Phan Tân, Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội, đã ký văn bản đề nghị thu hồi hai cuốn sách này do phát hiện nhiều sai sót nghiêm trọng về lịch sử và chính trị.
"Việt Nam - Lịch sử không biên giới" là một tác phẩm quy tụ nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu Việt Nam trên thế giới, được xuất bản vào tháng 8 năm 2024. Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp cái nhìn mới về các mối quan hệ văn hóa và lịch sử giữa các sắc tộc trên bán đảo Đông Dương suốt hơn 1.000 năm. Tuy nhiên, ông Phan Tân đã chỉ ra rằng cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin không chính xác, gây hiểu lầm cho người đọc về lịch sử đất nước. Trong khi đó, cuốn "Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam" được biên soạn để kỷ niệm 90 năm ngày sinh của giáo sư Phan Huy Lê. Cuốn sách tập hợp các tổng kết từ các hội thảo khoa học về nhân vật và sự kiện lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, cuốn sách này cũng bị chỉ trích vì sai sót trong nội dung bản đồ, làm giảm tính chính xác của các thông tin được trình bày.
Cục Xuất bản, in và Phát hành đã yêu cầu Nhà xuất bản Khoa học xã hội tiến hành thẩm định lại nội dung của hai cuốn sách này. Trong văn bản gửi đến, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, đã yêu cầu báo cáo thẩm định trước ngày 20/10, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lấy ý kiến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của nội dung sách. Vụ việc này đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng học thuật. Một số học giả và độc giả ủng hộ quyết định thẩm định, cho rằng điều này là cần thiết để bảo vệ uy tín và tính chính xác của ngành xuất bản, đồng thời nhấn mạnh rằng việc phát hành sách chứa đựng thông tin sai lệch có thể dẫn đến hiểu lầm trong việc dạy và học lịch sử.
Với yêu cầu thẩm định lại nội dung của hai cuốn sách này, hy vọng rằng các cơ quan chức năng sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn, không chỉ nhằm bảo vệ tính chính xác của thông tin lịch sử mà còn tôn trọng quyền tự do học thuật. Điều này không chỉ quan trọng đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa và lịch sử dân tộc mà còn góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cộng đồng về quá khứ của đất nước.
Lịch sử là thứ đã diễn ra và không thể thay đổi được, tuy nhiên việc viết lại lịch sử như thế nào nó lại được phản ánh qua con mắt chủ quan của từng người. Cuốn Di cảo của Phan Huy Lê cũng có nhiều ý nghĩa, nhiều giá trị về mặt lịch sử, tuy vậy nó lại bàn luận nhiều về các vấn đề gây tranh cãi, và một số góc nhìn của tác giả có vẻ đang có sai sót - thứ khó tránh được bởi cái nhìn chủ quan. Do đó việc thẩm định lại là cần thiết
Trả lờiXóaTrước đề nghị của ông Phan Tân - Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập NXB Khoa học xã hội, ngày 8/10/2024, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành, đã ký văn bản số 1306 /CXBIPH-QLXB gửi Nxb Khoa học xã hội đề nghị: Thẩm định lại nội dung cuốn sách “Việt Nam lịch sử không biên giới” và cuốn sách “Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam”
XóaLịch sử là thứ không thể dùng cảm tính, phản biện để xem xét và đưa ra bình luận để thay đổi được, càng không thể lấy ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu trong 1 hội thảo nào đó để làm thước đo cho sự thật đã xảy ra được. Mỗi nhà sử học đều có cái nhìn với góc độ khác nhau, tuy nhiên sự thật là không thay đổi. Ví dụ tại Thời Đông Chu bên Tàu, tại nước Tấn thời Tấn Linh Công làm vua, do lạm sát người vô tội nên đã bị quyền thần là Triệu Xuyên giết đi, khi đó Tướng quốc là Triệu Thuẫn thì chạy khỏi kinh thành trên 200 dặm, nhưng sử gia Đổng Hồ vẫn chép là : " Mùa thu, tháng bảy, năm Ất Sửu Triệu Thuẫn giết vua là Di Cao ở Đào Viên", khi đó Triệu Thuẫn xem bản thảo nói với Đổng Hồ là ; ' ta đã chạy khỏi kinh đô trên 200 dặm mà sao quan thái sử lại đổ lỗi cho ta, chẳng oan lắm ru". Đổng Hồ nói : " Ngài làm quan tướng quốc, trốn đi chưa khỏi địa giới nước nhà mà đã có việc giết vua này, khi về ngài không trị tội quân giặc, như thế mà bảo không phải tự ngài chủ mưu, còn ai tin được". Triệu Thuẫn lại nói : " Bây giờ có thể chữa lại được không?", Đổng Hồ nói : ' Đã gọi là tín sử thì có thế nào phải chép như thế, bởi vậy đầu tôi có thể cắt được, chứ bản thảo này không thể chữa lại được". Nêu ra sự việc này là 'Tre gai' tôi rất muốn những nhà chép sử, nghiên cứu lịch sử thấy được bài học chép sử của người xưa ( Sự việc này xảy ra đã cách chúng ta cỡ 2.500 năm ) nó nghiêm túc như thế nào và việc cần thẩm định lại 2 cuốn sách trên là hoàn toàn cần thiết!.
Trả lờiXóasách “Việt Nam lịch sử không biên giới” (Trần Tuyết Nhung và Anthony Reid chỉ biên; Hoàng Anh Tuấn, Trương Huyền Chi và Nguyễn Quốc Anh dịch; Đinh Khắc Thuân hiệu đính) liên kết với Cty CP sách Omega Việt Nam (Omega Plus) tháng 8/2024
XóaHồi đầu tháng 10, ông Phan Tân - phó giám đốc, phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội - đề nghị Cục thu hồi sách. Theo ông Phan Tân, khi sách in xong, nộp lưu chiểu và đang chờ phát hành, ông cho rằng tác phẩm có sai sót lịch sử, chính trị nên không ký quyết định. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị có quan điểm khác nên vẫn đồng ý đưa ấn phẩm ra thị trường trong tháng 9. Vì vậy, ông Phan Tân gửi công văn lên Cục xem xét.
Trả lờiXóa