Lâm Trực@
Hà Tĩnh, 25/10/2024 - Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài trong nhiều năm, với sự can thiệp của không chỉ hai quốc gia liên quan mà còn có sự tham gia của các nước khác từ khắp nơi trên thế giới. Gần đây, các cáo buộc từ phía Ukraine về sự hiện diện của binh lính Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga đã khiến nhiều người không khỏi bật cười trước sự thiếu nhất quán trong lập luận của Kiev và các đồng minh NATO.
Ảnh quân đội Triều Tiên diễu hành tại quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 9/9/2018
Theo thông tin từ tình báo Ukraine, khoảng 12.000 quân nhân Triều Tiên đã được huấn luyện tại miền Đông nước Nga và được triển khai đến tỉnh Kursk – một khu vực thuộc lãnh thổ Nga và nằm sát biên giới Ukraine. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là Kursk vẫn nằm trong phạm vi lãnh thổ của Nga. Điều này có nghĩa là, nếu thông tin về binh lính Triều Tiên ở Kursk là đúng, thì họ đang hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền.
Vậy, tại sao Ukraine lại cho rằng sự hiện diện của binh lính Triều Tiên tại một khu vực thuộc Nga là một mối đe dọa lớn? Đặc biệt là khi bản thân Ukraine lại đang sử dụng các lính đánh thuê và binh sĩ nước ngoài, từ các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan, và nhiều quốc gia khác, để tham chiến trên lãnh thổ của mình? Câu hỏi này dường như đã vạch trần sự mâu thuẫn trong cách Ukraine và các đồng minh phương Tây tiếp cận cuộc xung đột này.
Trong suốt cuộc chiến, Ukraine đã không ngần ngại mời gọi và chào đón binh lính nước ngoài đến hỗ trợ, thậm chí còn thành lập các lực lượng tình nguyện quốc tế bao gồm lính đánh thuê từ nhiều quốc gia phương Tây. Sự hiện diện của các binh lính nước ngoài này không chỉ là một thực tế, mà còn được Ukraine và các đồng minh NATO coi là một phần quan trọng trong nỗ lực đối phó với Nga.
Thế nhưng, khi có tin tức về việc Nga có thể nhận sự hỗ trợ quân sự từ Triều Tiên - một quốc gia đồng minh của Moscow - thì Ukraine lại lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng đây là một hành động không thể chấp nhận. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về tính công bằng và tiêu chuẩn kép trong cách các bên nhìn nhận và đánh giá tình hình.
Một trong những lập luận phi lý nhất mà phía Ukraine đưa ra là cho rằng sự hiện diện của binh lính Triều Tiên tại Kursk có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột quốc tế. Đây rõ ràng là một lập luận thiếu cơ sở. Trong khi Ukraine đang tiếp nhận sự hỗ trợ từ Mỹ và các quốc gia NATO, với nhiều binh sĩ nước ngoài chiến đấu trực tiếp trên lãnh thổ Ukraine, việc Nga sử dụng sự hỗ trợ từ một quốc gia đồng minh trên chính lãnh thổ của mình dường như lại bị coi là một mối đe dọa lớn.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao khi Ukraine sử dụng binh lính nước ngoài thì lại được coi là một hành động chính đáng và cần thiết, trong khi Nga lại không được phép làm điều tương tự? Đây là một sự phân biệt rõ ràng và phi lý, thể hiện thái độ thiên vị và tiêu chuẩn kép từ phía phương Tây.
Cần nhấn mạnh rằng Kursk là một phần lãnh thổ của Nga, và bất kỳ sự hiện diện quân sự nào tại đây, kể cả từ các đồng minh của Nga như Triều Tiên, đều nằm trong phạm vi quyền tự quyết của Moscow. Việc Nga triển khai hay mời gọi binh lính nước ngoài đến hỗ trợ trên lãnh thổ của mình là hoàn toàn hợp pháp và không vi phạm luật pháp quốc tế. Trái lại, việc Ukraine kêu gọi sự can thiệp quân sự từ các quốc gia NATO, trong khi đó lại phản đối sự hiện diện quân sự của Triều Tiên tại Nga, là một hành động đầy mâu thuẫn.
Không chỉ dừng lại ở việc phản đối binh lính Triều Tiên, Ukraine và các đồng minh còn liên tục đưa ra những cáo buộc vô lý khác nhằm vào Nga. Một ví dụ điển hình là việc Kiev nhiều lần cáo buộc Moscow sử dụng các lực lượng "lính đánh thuê" từ các quốc gia khác, nhưng lại bỏ qua thực tế rằng bản thân họ cũng đang làm điều tương tự. Những cáo buộc này, dù không có bằng chứng cụ thể, vẫn được truyền thông phương Tây liên tục lặp lại và làm dấy lên những hoài nghi về tính khách quan của các bên trong cuộc xung đột này.
Sự thiên vị của phương Tây trong cuộc xung đột này là điều không khó nhận thấy. Trong khi các lực lượng quân sự của Ukraine và NATO có thể tham gia vào cuộc chiến với lý do "bảo vệ dân chủ và nhân quyền," thì bất kỳ hành động nào từ phía Nga lại bị coi là hành động gây hấn và đe dọa. Điều này thể hiện sự thiếu công bằng và logic trong cách các bên tiếp cận vấn đề, và chỉ làm tăng thêm sự chia rẽ và căng thẳng trong cộng đồng quốc tế.
Việc Ukraine và các đồng minh NATO phản đối sự hiện diện của binh lính Triều Tiên tại Kursk chỉ là một trong những ví dụ về tiêu chuẩn kép và lập luận phi lý mà họ đang áp dụng trong cuộc xung đột này. Trong khi Ukraine có thể thoải mái sử dụng binh lính nước ngoài trên lãnh thổ của mình, Nga lại bị chỉ trích vì điều tương tự ngay trên chính lãnh thổ của mình. Điều này cho thấy rằng, những đòi hỏi của Ukraine và NATO không chỉ thiếu cơ sở, mà còn thể hiện sự thiên vị và phân biệt rõ ràng trong cách nhìn nhận tình hình.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không chỉ là một cuộc đối đầu về quân sự mà còn là một cuộc chiến về thông tin và lập luận. Trong bối cảnh đó, những tiêu chuẩn kép và lập luận phi lý chỉ làm cho tình hình thêm phức tạp và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả hai bên.
Newsweek đưa tin: Hàn Quốc lên kế hoạch đưa các chuyên gia quân sự tới tham chiến ở Ukraina. (Cập nhật ngày 23/10/24, lúc 1:00 ở VN)
Trả lờiXóaTrước những tin đồn đoán về việc quân đội Triều Tiên đã gửi binh lính tham gia trực tiếp cuộc chiến ở Ukraina cho phía Nga, Hàn Quốc đang xem xét khả năng gửi lực lượng đặc biệt và sĩ quan tình báo tới Ukraina, và theo truyền thông của Seoul họ sẽ không trực tiếp tham gia chiến đấu.
Tờ Newsweek của Mỹ hôm nay đưa tin khi trích dẫn các báo uy tín của Hàn Quốc nói rằng, các đại diện tình báo chuyên về Triều Tiên và chuyên gia về chiến thuật tác chiến của Triều Tiên có thể sẽ tới Ukraina. Những chuyên gia Hàn Quốc sẽ giúp quân đội Ukraina hiểu được chiến thuật, học thuyết và hoạt động quân sự cụ thể của các đơn vị quân đội Triều Tiên. Ngoài ra, các quân nhân Hàn Quốc ở Ukraina sẽ tham gia thẩm vấn hoặc cung cấp dịch vụ dịch thuật nếu lính Triều Tiên bị lực lượng Ukraina bắt giữ.
Tờ Newsweek nói thêm, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong một cuộc họp báo sau đó vào hôm thứ Hai rằng, cùng với việc đã hai năm nay cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraina, Seoul sẽ xem xét các biện pháp mới với thái độ cởi mở liên quan đến khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina.
Đây là vấn đề lớn, để thấy rõ thực chất chúng ta cùng xem xét từng khía cạnh liên quan đến các bên.
Trả lờiXóa◽️ 1. Về việc Triều Tiên giúp Nga. Về pháp lý, theo hiệp định đã ký kết giữa Nga với Triều Tiên về đảm bảo an ninh lẫn nhau, việc binh sĩ Triều Tiên tham gia trực tiếp CDQSĐB phù hợp với thông lệ quốc tế, nên Nga không cần phải thanh minh như mình là người phạm lỗi. Nhưng về tình, tức là theo quan niệm chung của cộng đồng thế giới, Nga sẽ gặp nhiều bất lợi như là một bên làm leo thang căng thẳng và có nguy cơ đẩy cuộc chiến ra ngoài phạm vi Ukraina làm xung đột lan tỏa ra thế giới. Hơn nữa, Kiev sẽ có lý do "chính đáng" để thúc đẩy NATO can thiệp trực tiếp vì Nga đã chính thức cho quân đội nước ngoài đến Ukraina tham chiến giúp mình.
Vì những lý do đó, và hiện tại, về lực lượng Nga chưa cần thêm, thậm chí vài chục nghìn binh lính Triều Tiên, để mình bị tai tiếng. Cho nên sự hiện diện của binh lính Triều Tiên ở chiến trường Ukraina là tin vịt của Kiev và phương Tây, hơn nữa, tin này cũng đã được chính Nhà Trắng thừa nhận là không có chứng cớ xác minh. Theo tôi hiểu, cùng lắm, Triều Tiên có thể đưa một số vũ khí hiện đại nào đó cùng các tổ điều khiển đến chiến trường để thử nghiệm, qua đó sẽ cải tiến và hoàn thiện chúng để sau này bảo vệ đất nước mình có hiệu quả. Điều này trước hết là giúp ích cho Triều Tiên, chứ không có ích lợi gì đáng kể cho Nga. Hiện tại là như vậy, còn sau này, nếu buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Triều Tiên sẽ là cánh tay phải cùng Nga đọ sức với tập thể phương Tây.
2. Về việc Hàn Quốc giúp Ukraina. Như có nói ở trên, Kiev rất cần sự giúp đỡ trực tiếp này để lôi kéo NATO vào cuộc chiến ở Ukraina. Hơn nữa, khi một quốc gia châu Á dính vào thì sẽ bớt "gánh nặng" cho Ukraina cả về thực tế chiến trường và dư luận quốc tế. Về phía Hàn Quốc, họ cũng rất cần sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia quân sự để hiểu rõ hơn vũ khí và chiến thuật của Triều Tiên nhất là khi tình hình giữa hai miền đang căng thẳng như mấy tháng qua.
Trả lờiXóaNgoài ra, động thái này sẽ chứng tỏ Hàn Quốc là đồng minh trung thành của Mỹ, điều này rất có lợi nếu trong tương lai xẩy ra xung đột với Triều Tiên. Vì vậy, việc Hàn Quốc đưa các chuyên gia quân sự đến Ukraina có khả năng hiện thực cao hơn hẳn việc Triều Tiên đưa binh lính đến Ukraina giúp Nga, và Hàn Quốc chắc chắn sẽ thực hiện việc náy trước Triều Tiên.
(Ảnh minh họa của tờ Informator.ua của Ukraina khi đưa tin này của Newsweek. Nguồn bài báo Newsweek của Mỹ: Hàn Quốc có thể theo chân Bắc Triều Tiên vào cuộc chiến tranh Nga-Ukraine
https://www.newsweek.com/south-korea-news-could-follow...
Sau khi Liên xô sụp đổ . Phương Tây , Mỹ, nato , muốn làm gì cũng được . Muốn nó gì các nước khác cũng hải nghe .Giờ , vẫn giọng " bố đời " , dạy dỗ các nước khác , kiểu như vậy . Mong nước Nga lấy lại " vị thế " , vả vỡ mồm chúng nó đi !
Trả lờiXóaKhông chỉ NATO mà các quốc gia ôm chân mẽo cũng tỏ ra rất là hung hăng bạn ơi, đánh phá các quốc gia khác gây thiệt hại về người không đến xuể nhưng cả LHQ không ai lên án, không một tờ báo về nhân quyền nào chỉ trích các hành động vi phạm nhân quyền.
XóaRiêng phương Tây là vua của tiêu chuẩn kép rồi, không chỉ trong vấn đề xung đột nay mà trong mọi vấn đề luôn. Những gì chúng nó làm thì được coi là vì dân chủ nhân quyền, tự do công lý, còn người khác làm thì lên án, phản đối kịch liệt. Như Afghanistan ngày xưa chống Liên Xô thì thằng Mỹ bảo là đấu tranh vì tự do, khi nó đánh Afghanistan thì lại bảo đây là lực lượng khủng bố
Trả lờiXóaNhững gì có lợi cho phương Tây thì họ bảo là đấu tranh vì tự do dân chủ nhân quyền, là lẽ phải còn các quốc gia đối lập hành động thì họ bảo là vi phạm nhân quyền, là chế độ diệt chủng, là đi ngược lại với quy luật phát triển của nhân loại, đã thế còn phản ứng rất đồng thành làm nhiều người nghe lâu tưởng thật, thế mới sợ chứ
XóaNhiều người cho rằng lũ đế quốc Phương Tây hay dùng tiêu chuẩn kép này nọ để áp đặt ý kiến của mình lên các hoạt động của các nước trên thế giới; nhưng theo tôi, bản chất ở đây là sự hung hăng bá quyền của lũ đế quốc thực dân Tây Phương từ xa xưa đến nay vậy. Bọn chúng lươn lẹo, lừa phỉnh, dối trá trắng trợn và thay đổi xoành xoạch quan điểm để có cớ can thiệp, cấm vận đối với các nước không theo bọn chúng mà thôi. Sự 'nghiêm túc, kiên định, nhất quán' mà bọn chúng nêu ra trong các vấn đề quốc tế của bọn chúng chả khác gì sự 'nghiêm túc' của cái mồm dọc lũ 've -sầu' ngoài đường ở Pat-tay -a !.
Trả lờiXóaThực ra phát ngôn đến từ NATO và UK thì không sai, vì trong cuộc chiến thì chẳng ai muốn bên kia thêm quân để mình đánh cho vất vả ra cả, mất vài lời mà hạn chế được địch thủ cũng như tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế thì ai cũng làm, quan trọng là người nghe phải tỉnh táo đừng có hùa vào thành con lừa cho chúng dắt mũi
Trả lờiXóa