Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định các ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải gương mẫu và nhìn nhận nếu không tinh gọn bộ máy thì không thể phát triển được.
Nội dung trên được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập tại phiên thảo luận tại tổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng, ngày 31/10.
Chia sẻ với băn khoăn của một số đại biểu về cơ chế chính quyền đô thị thế nào, cơ chế bộ máy quản lý Nhà nước cho hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là vấn đề rất lớn, Trung ương đang tập trung bàn thảo làm sao tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, không hình thức để đảm bảo đúng thực chất.
Tổng Bí thư cho biết, Nghị quyết số 17 của Ban Chấp hành Trung ương về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước đã đánh giá, bộ máy quản lý Nhà nước còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp và tinh gọn.
"Thời gian qua, chúng ta mới sáp nhập từ dưới lên, xã, huyện, một số bộ, ngành, vụ, cục, tổng cục. Trung ương tinh gọn thì địa phương sẽ tinh gọn, cách thức tiến hành như thế nào, đây là vấn đề rất lớn, phải tính đến", Tổng Bí thư Tô Lâm nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Trung ương trong mấy nhiệm kỳ qua đều nêu chủ trương về sự cần thiết tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
"Sắp tới các ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải gương mẫu, phải rất thẳng thắn, mạnh dạn và nhìn nhận nếu không tinh gọn bộ máy thì không thể phát triển được", Tổng Bí thư nêu quan điểm.
Lấy dẫn chứng cho vấn đề này, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, khoảng 70% ngân sách dùng để chi trả lương, chi thường xuyên, như vậy tỷ lệ ngân sách dành cho chi đầu tư phát triển thấp. Trong khi các quốc gia khác chi trên 40% ngân sách cho trả lương và dành trên 50% ngân sách chi cho quốc phòng - an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội…
"Vì sao không thể tăng lương được là vì tăng lương ngân sách chi cho trả lương sẽ tăng lên đến 80 - 90%, không còn tiền ngân sách để cho các hoạt động khác. Cứ hứa hẹn năm 2025-2026 tăng lương nhưng áp lực khó khăn lắm, cần nhìn rất thực chất. Tinh gọn bộ máy, tiếp tục giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển. Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư nêu thực tế, có nhiều bộ ngành bộ máy tổ chức cồng kềnh, không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương, dẫn tới cơ chế xin cho làm mất thời gian của người dân và doanh nghiệp.
Do đó, cần phân cấp, phân quyền, địa phương chịu trách nhiệm và những quan điểm này đã được cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật, cần triển khai trong thực tiễn cuộc sống.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu "rà soát lại tình trạng một việc nhiều người làm, nhưng không ai chịu trách nhiệm chính; cần xác định chính quyền là chính quyền phục vụ, nhưng qua rà soát có tình trạng không muốn chuyển đổi số vì tâm lý lo ngại mất việc".
Vì vậy, cần rà soát chi tiết, việc làm nào, hành vi nào phục vụ gì và tạo điều kiện gì cho Nhân dân, có phục vụ Nhân dân tốt hơn hay không.
"Tôi rất bức xúc, một tờ giấy khai sinh thôi, nhưng 5 - 6 cơ quan tham gia và người dân mất cả tuần đến 10 ngày để làm thủ tục (giấy chứng sinh, số định danh, giấy khai sinh, hộ khẩu, bảo hiểm y tế). Tại sao không ở ngay trạm y tế có thể hoàn thành tất cả các thủ tục? Khi đó, cán bộ tư pháp không còn phải làm những việc hành chính đơn thuần, mà thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn pháp luật, tư vấn pháp luật cho Nhân dân", Tổng Bí thư Tô Lâm đặt vấn đề.
Nhắc lại tinh thần cần rà soát chi tiết, cụ thể để đổi mới, Tổng Bí thư cho biết, Nghị quyết Trung ương đã nêu chủ trương, đường lối, nhưng cần phải trở thành cuộc cách mạng để thấm nhuần tư tưởng này đến từng chi bộ, đảng viên; nhiệm vụ tinh giản biên chế không chỉ là của Bộ Nội vụ, các cơ quan, bộ máy quản lý Nhà nước…
Nguồn: Anh Văn
Đây là vấn đề rất lớn và đang tập trung bàn để tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy. Theo Tổng Bí thư, từ Đại hội XII, nghị quyết của trung ương đã đánh giá bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn.
Trả lờiXóaTổng Bí thư cũng lý giải thêm nguyên nhân khó tăng tăng lương, vì tăng lương trong khi bộ máy "khổng lồ" sẽ dẫn đến chi ngân sách có thể lên đến 80 - 90%, không còn tiền để làm các hoạt động khác. Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển
Trả lờiXóaTrong thời điểm mà đất nước đang cần tập trung nguồn lực để phát triển, thì việc tinh giảm biên chế là vô cùng cần thiết. Điều này vừa làm giảm ngân sách chi cho lương công nhân viên chức, khi đó mức lương cơ sở có thể tăng, và tình trạng lương của cán bộ nhà nước sẽ được cải thiện đáng kể so với hiện tại
Trả lờiXóaViệc tinh giảm này sẽ tăng tính cạnh tranh trong các cơ quan, tuy nhiên nhờ sự cạnh tranh đó mà chất lượng dịch vụ công và công việc cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Việc gọn nhẹ bộ máy sẽ giúp nhân dân không phải làm việc với quá nhiều cơ quan, các cán bộ cũng sẽ linh hoạt hơn trong công việc
XóaĐặc biệt là việc tinh giảm biên chế trong nhà nước sẽ giúp cải thiện đáng kể hình ảnh của các cơ quan ban ngành bởi sự gọn nhẹ và hiệu quả trong thực hiện công vụ, khả năng thích ứng và đổi mới nhanh chóng bởi đội ngũ nhân viên chất lượng, không còn tình trạng đùn đẩy công việc hay làm việc qua loa như khi nhiều nhân lực
XóaCơ cấu tổ chức của vn chả giống ai . Trên là Bộ , cồng kềnh hết cỡ . Dưới là cục , là vụ , là hòn. Cấp tỉnh đến huyện , xã , xóm , đâu cũng đầy công vụ . Dân đóng thuế , trả sao nổi .
Trả lờiXóamột bộ máy hành chính cồng kềnh, chồng chéo sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, gây lãng phí nguồn lực và cản trở sự phát triển. Khi bộ máy được tinh gọn, việc ra quyết định sẽ nhanh chóng, linh hoạt hơn, giúp đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công việc một cách hiệu quả nhất
Trả lờiXóaĐây là một lời nhắc nhở quan trọng về tầm quan trọng của việc cải cách hành chính. Tuy nhiên, việc tinh gọn bộ máy cần được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ và phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Ví dụ như tăng cường ứng dụng các phương pháp làm việc hiện đại, linh hoạt, như làm việc nhóm, trao quyền cho cán bộ, công chức.
Trả lờiXóaTrung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Không có bộ nữa thì làm sao tỉnh có sở? Không có sở nữa thì làm sao huyện có phòng? Đây là vấn đề rất lớn, sắp tới phải bàn. Tới đây Trung ương, các ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ "phải gương mẫu vì không tinh gọn bộ máy không thể phát triển".
Trả lờiXóaviệc xây dựng thể chế, cơ cấu lại bộ máy quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả là vấn đề rất lớn. Chính quyền đô thị Hải Phòng và các địa phương nói chung phải tinh gọn, hiệu quả. "Không xây dựng bộ máy hình thức mà cần đi vào thực chất. Như HĐND phải có người tài và không kiêm nhiệm", ông nói.
Trả lờiXóaĐất nước muốn phát triển, muốn dự án này, dự án kia thì tiền ở đâu? Chỉ còn 30% ngân sách thì tiền đâu để phục vụ quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội", ông nói, cho biết các nước khác chi thường xuyên khoảng 40%, trên 50% ngân sách phục vụ cho phát triển, quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
Trả lờiXóacần nhìn rất thực chất, tiếp tục tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển. Hiện nay nhiều bộ ngành quản lý không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương dẫn đến cơ chế xin - cho
Trả lờiXóaĐáng lẽ địa phương làm nhưng cứ giữ lấy, rồi hỏi mãi không trả lời, mất thời gian". Một ông chuyên viên có ý kiến khác là toàn bộ hệ thống lại phải dừng lại để đánh giá, hết tháng này đến tháng kia không giải quyết được. cần phải tinh gọn hơn nữa
Trả lờiXóaMột vấn đề thôi bao nhiêu cuộc họp nhưng hỏi ai chịu trách nhiệm chính thì không có. Bộ máy cứ như thế thì làm sao chịu được, không thể chịu được những cái cồng kềnh. Doanh nghiệp cũng khổ sở, muốn làm gì về cát đá sỏi hỏi đủ thứ ý kiến mà lại vẫn tiêu cực
Trả lờiXóaTinh gọn bộ máy. Triển khai hệ thống văn phòng số, số hóa các thủ tục hành chính, đăng ký online, qua form ... Đánh giá mức độ hoàn thành công việc qua KPI.Ủng hộ giảm tinh gọn, Đầu tư cho phát triển hạ tầng, giáo dục, tổng bí thư phát biểu rất đúng
Trả lờiXóaVô cùng chính xác. Với kỷ nguyên số, mọi thủ tục hành chính, giấy tờ sổ sách đều có thể số hóa. Tốc độ xử lý nhanh hơn vô cùng nhiều và chính xác tuyệt đối.Tinh giảm bộ máy, trả lương cao cho công chức có năng lực, tự động hóa tất cả các khâu.
Trả lờiXóahiện nay công nghệ thông tin rất phát triển nên việc tinh gọn bộ máy, chuyển đổi số các quy trình là việc làm đúng đắng và cần thiết. Áp dụng công nghệ, đẩy mạnh cắt giảm các khâu trung gian ko cần thiết, tinh gọn bộ máy, con người, giảm chi phi ngân sách, nâng cao tiền lương, tăng cường những con người tài đức!
Trả lờiXóaThi tuyển công khai minh bạch chọn người tài có tâm có tầm, cắt giảm triệt để những vị trí kém hiệu quả, lấy tiền đó để chi trả thêm xứng đáng cho những người công chức có tài thực sự và còn lại để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt ưu tiên y tế và giáo dục và hạ tầng.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChủ truơng hay! Tiết giảm chi phí nhân sự. Đồng thời cũng nên xem xét việc sát nhập một phần diện tích của xã (thuộc huyện) giáp các Quận để phát triển đô thị, tạo nguồn cung nhà ở, dịch vụ,... cho nguời dân. Và các xã sát bên quận cũng giảm phần nào dân số, diện tích, Bộ máy địa phương xã sẽ giảm quá tải và làm việc phục vụ tốt hơn.
Trả lờiXóa