Chia sẻ

Tre Làng

Từ thiện và cái tôi

Lâm Trực@

Nghệ An, 22/10/2024 - Ngày càng nhiều cá nhân nổi tiếng nhờ sự giàu có và các hoạt động thiện nguyện. Tuy nhiên, không ít người trong số họ đã bị chỉ trích khi biến những việc làm nhân ái trở thành phương tiện để phô trương cái tôi, thậm chí coi mình là trung tâm của mọi sự, hay "mẹ thiên hạ" như cách một số cư dân mạng châm biếm.

Từ thiện luôn được xã hội coi trọng và tán dương, nhưng với điều kiện nó phải được thực hiện bằng tấm lòng chân thành và sự khiêm tốn. Không ít người đã lợi dụng thiện nguyện để thỏa mãn sự hiếu thắng, tự biến mình thành “người hùng” trên mạng xã hội. Họ không ngại dùng ngôn từ cay nghiệt, miệt thị người khác chỉ vì bất đồng ý kiến. Những livestream kéo dài hàng giờ, nơi chủ đề thiện nguyện bị biến thành các cuộc đấu khẩu đầy thù hằn, đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.

Ảnh minh họa.

Cộng đồng không khỏi hoài nghi về động cơ thật sự của những người này. Liệu họ có thực sự vì những người yếu thế, hay từ thiện chỉ là công cụ để họ thỏa mãn tham vọng cá nhân và tìm kiếm sự chú ý từ đám đông? Sự nghi ngờ này càng tăng lên khi những cuộc đấu khẩu ngày càng leo thang, thậm chí trở thành công cụ để họ công kích các cá nhân khác. Mỗi lần xuất hiện, họ không ngần ngại công khai chỉ trích, mắng chửi những ai không đồng ý với mình, làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ công chúng.

Cộng đồng mạng đã phản ứng, kêu gọi sự tỉnh táo và không để bị cuốn theo những trò lố trên mạng xã hội. Những giá trị thực sự của việc làm từ thiện là giúp đỡ người khác, chứ không phải là công cụ để hạ bệ ai đó hay tự nâng tầm bản thân. Điều này đã tạo ra một làn sóng kêu gọi các cơ quan chức năng phải vào cuộc mạnh mẽ hơn để kiểm soát các hành vi lệch lạc, lạm dụng truyền thông và mạng xã hội nhằm trục lợi cá nhân.

Trong khi những hành động và lời nói tiêu cực tiếp tục làm xấu đi hình ảnh của những hoạt động thiện nguyện, nhiều người mong muốn thấy sự công bằng, minh bạch và tinh thần thiện nguyện thật sự, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực từ mạng xã hội. Để bảo vệ cộng đồng, cần có những giới hạn và quy định chặt chẽ nhằm duy trì môi trường mạng lành mạnh và trong sạch.

17 nhận xét:

  1. Nhiều người nổi tiếng không chỉ vì sự giàu có, tấm lòng thảo thơm đối với những người yếu thế trong xã hội mà còn bởi những buổi livestream gây tranh cãi trên mạng xã hội. Mặc dù họ thường khẳng định mình làm từ thiện, yêu nước, thương dân và có đóng góp cho xã hội, song nhiều người cho rằng họ đã biến thiện nguyện thành phương tiện để phô trương cái tôi, tự cho mình quyền phán xét, thậm chí coi bản thân là “mẹ thiên hạ.”

    Trả lờiXóa
  2. Thực tế, lòng tốt và sự tử tế trong hoạt động từ thiện cần đến từ sự chân thành và khiêm nhường.

    Trả lờiXóa
  3. pháp luật cũng chưa có quy định một cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm giám sát bất kể người nào đứng ra làm từ thiện, quản lý phân bổ số tiền này. Nhưng nếu người đứng ra quyên góp sử dụng tiền không đúng mục đích thì các cơ quan pháp luật lại có quyền xử lý. "Đó chính là lỗ hổng mà các cơ quan lập pháp cần xây dựng hoàn thiện khung pháp lý hoàn chỉnh"

    Trả lờiXóa
  4. tôi thấy rằng, một phần do tính cấp bách của hoạt động này, việc công khai không bắt buộc phải quá chi tiết, máy móc vì điều này không khả thi. Chỉ cần xác định tương đối được số tiền hàng đã tiếp nhận và đã phân phối thông qua các bản sao kê ngân hàng nên nhiều người dễ lợi dụng hoạt động này để trục lợi

    Trả lờiXóa
  5. Rõ ràng, câu chuyện nghệ sĩ làm từ thiện đã và đang lộ ra nhiều bất cập. Những công chúng quyên góp gần như không hề biết gì về các hoạt động giải ngân của nghệ sĩ sau đó. Tất cả gần như chỉ dựa vào hai chữ "niềm tin" để tồn tại. Và rồi khi sự thật được phơi bày, nhiều người mới ngã ngửa và mất niềm tin.

    Trả lờiXóa
  6. Chuyện một số người, trong đó có cả nghệ sĩ kêu gọi một đằng, cứu trợ một nẻo dường như đã tồn tại từ rất lâu. Đó không chỉ là vấn đề minh bạch trong hoạt động từ thiện mà còn liên quan trực tiếp đến uy tín, trách nhiệm và danh dự của cá nhân những người làm từ thiện

    Trả lờiXóa
  7. gạt qua vấn đề có hay không chuyện ăn chặn tiền từ thiện ở đây vì cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Nhưng chỉ riêng việc thực hiện trách nhiệm của người kêu gọi ủng hộ đã thấy có rất nhiều bất cập. nhiều người lại phản ứng thái quá với những nghi ngờ của dư luận

    Trả lờiXóa
  8. Thực ra, tôi rất nể và trân trọng tấm lòng thiện nguyện của các các nhận, tổ chức khi cất công kêu gọi, vận động, giúp lan tỏa tình yêu thương, tương thân tương ái trong xã hội. Nhưng lời nói phải đi đôi với việc làm. nếu không sẽ đánh mất ý nghĩa và những giá trị nhân ái của hoạt động này

    Trả lờiXóa
  9. có lẽ đã đến lúc chúng ta cần những quy định pháp lý cụ thể, rõ ràng để quản lý việc kêu gọi từ thiện tự phát. Hoạt động từ thiện là chuyện đáng tuyên dương và nhân rộng. Nhưng nếu cứ mạnh ai nấy làm, không theo nguyên tắc, sẽ dẫn đến chồng chéo, thiếu hiệu quả. Thậm chí gây tác động ngược, làm tổn thương đến cả người được nhận từ thiện và người quyên góp.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi không bao giờ tin các lời kêu gọi từ thiện trên Facebook. Vào mục những hoàn cảnh khó khăn trên các trang báo lớn, đã có phóng viên xuống hiện trường điều tra, đảm bảo đúng thực tế, chuyển khoản vào thẳng tài khoản của đối tượng khó khăn theo thông tin bài báo đăng là yên tâm.

    Trả lờiXóa
  11. Thương người là tốt, làm từ thiện là tốt. Nhưng để kẻ xấu lợi dụng, biến mình thành kẻ tiếp tay cho việc làm xấu thì không tốt. Tôi cũng mong những người muốn đóng góp tiền làm từ thiện hãy tìm đến những tổ chức chuyên nghiệp thay vì tự phát để tránh gặp những rắc rối như thời gian qua.

    Trả lờiXóa
  12. Người nổi tiếng quyên góp được tiền, tài sản thì mới đi từ thiện. Nhưng khi có bất kỳ thiệt hại nào do thiên tai, nhà nước đều phải chi ngân sách khá lớn để khắc phục dù ở bất kỳ địa phương nào. Vì thế, không nên mải nhìn ánh hào quang của người nổi tiếng trong hoạt động thiện nguyện mà phủ nhận vai trò, trách nhiệm và sự nỗ lực rất lớn của nhà nước, sự hy sinh của nhiều cán bộ chiến sĩ qua bao trận thiên tai.

    Trả lờiXóa
  13. Làm từ thiện với tấm lòng chân thành luôn đáng được trân trọng và ủng hộ. Tuy nhiên, việc lợi dụng hoạt động thiện nguyện để thỏa mãn những ẩn ức cá nhân hay nuôi dưỡng cái tôi vĩ cuồng là điều đáng lo ngại. Sự giàu có về vật chất không đồng nghĩa với đẳng cấp hay tư cách đạo đức

    Trả lờiXóa
  14. Tiền bạc, kim cương hay sự tung hô của đám đông không thể biến một cá nhân thành chân lý hay "mẹ thiên hạ". Thay vào đó, những hành động và ngôn từ xấu xí có thể gây tổn hại lớn cho cộng đồng, làm lu mờ những việc tốt đã làm trước đó.

    Trả lờiXóa
  15. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  16. Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ sớm đặt ra những giới hạn cần thiết để ngăn chặn những hành vi lệch lạc, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Đồng thời, công chúng cũng cần tỉnh táo nhận định, không bị cuốn theo những trào lưu thiếu lành mạnh trên mạng xã hội.

    Trả lờiXóa
  17. Hoạt động từ thiện của bà Nguyễn Phương Hằng là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong dư luận trong thời gian qua. Những hành động quyên góp, hỗ trợ cộng đồng của bà đã nhận được sự quan tâm lớn, tuy nhiên cũng đi kèm với những nghi vấn và tranh cãi về tính minh bạch và mục đích thực sự

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog