Lâm Trực@
Hà Nội, 9/10/2024 - Bộ Công an vừa ban hành quy định mới, có hiệu lực từ ngày 15/11/2024, về việc không cho phép người dân ghi âm, ghi hình Cảnh sát giao thông (CSGT) khi lực lượng này đang thực thi nhiệm vụ. Quyết định này đã gây ra không ít tranh cãi trong dư luận, nhưng khi nhìn nhận một cách toàn diện, đây là một bước đi đúng đắn nhằm đảm bảo trật tự và hiệu quả trong công tác quản lý giao thông, đồng thời tránh những hệ lụy từ việc lạm dụng quyền giám sát.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Bộ Công an đưa ra quyết định này là tình trạng ngày càng có nhiều cá nhân lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình CSGT với mục đích gây rối. Không ít trường hợp, những video hoặc hình ảnh được phát tán trên các nền tảng mạng xã hội đã bị chỉnh sửa, cắt ghép, dẫn đến những hiểu lầm nghiêm trọng. Kết quả là lực lượng CSGT phải đối mặt với những chỉ trích không công bằng, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và hiệu quả công việc của họ. Việc bị công khai chỉ trích không chỉ gây khó khăn cho CSGT trong việc đảm bảo an ninh trật tự mà còn tạo thêm áp lực không đáng có cho các cán bộ đang làm nhiệm vụ trên đường phố.
Thực tế, có không ít người đã sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình không phải để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, mà nhằm kích động xung đột, gây rối loạn và làm gián đoạn quy trình thực thi pháp luật. Điều này không chỉ làm giảm năng suất làm việc của lực lượng chức năng mà còn tạo ra những tình huống không cần thiết, mất thời gian cho cả hai bên. Chính vì vậy, quy định mới của Bộ Công an là cần thiết để ngăn chặn tình trạng lợi dụng quyền giám sát này.
Khi so sánh với các quốc gia phát triển trên thế giới, có thể thấy rằng quy định về việc hạn chế ghi hình, ghi âm lực lượng cảnh sát không phải là điều mới mẻ hay bất hợp lý. Chẳng hạn, tại Mỹ, quyền ghi hình cảnh sát được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất, nhưng việc này vẫn bị giới hạn theo từng bang. Một số bang yêu cầu sự đồng ý của ít nhất một bên liên quan, trong khi tại những nơi như California, cần có sự đồng ý của cả hai bên tham gia cuộc trò chuyện. Điều này cho thấy ngay cả trong những quốc gia có nền dân chủ phát triển nhất, quyền giám sát lực lượng cảnh sát cũng không hoàn toàn tự do, mà cần tuân thủ những quy định nhất định.
Tại Pháp, người dân có thể ghi hình cảnh sát nhưng với những hạn chế rõ ràng. Đạo luật năm 2021 đã đặt ra nhiều giới hạn, đặc biệt khi việc phát tán hình ảnh có thể gây hại cho danh dự và sự an toàn của lực lượng cảnh sát.
Ở Đức, việc ghi âm hoặc ghi hình mà không có sự đồng ý của các bên tham gia có thể vi phạm luật pháp, trừ khi có lý do tự vệ chính đáng. Những quy định này cho thấy các nước phát triển cũng rất thận trọng trong việc bảo vệ lực lượng thực thi pháp luật khỏi những tác động tiêu cực từ việc bị giám sát không kiểm soát.
Ngoài ra, quy định mới của Bộ Công an còn hoàn toàn phù hợp với Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Không chỉ giúp bảo vệ quyền riêng tư của CSGT, quy định này còn ngăn chặn việc dữ liệu cá nhân của họ bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Việc giám sát qua ghi âm, ghi hình thực chất không phải là hình thức giám sát công bằng hay hiệu quả nhất. Người dân vẫn có thể thực hiện quyền giám sát thông qua những hình thức khác như tiếp cận thông tin công khai, phản ánh qua các phương tiện truyền thông hoặc quan sát trực tiếp hoạt động của CSGT mà không cần làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành nhiệm vụ.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng quy định mới có thể làm giảm quyền giám sát của người dân, nhưng thực tế không phải vậy. Việc giám sát vẫn có thể được thực hiện qua các kênh chính thống và minh bạch. Quan trọng hơn, quyền giám sát không thể bị lạm dụng để gây rối hoặc làm mất trật tự công cộng. Việc điều chỉnh quy định này là phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nơi việc đảm bảo an ninh, trật tự luôn là ưu tiên hàng đầu của cả xã hội.
Nhìn chung, quyết định của Bộ Công an về việc không cho phép người dân ghi âm, ghi hình CSGT trong lúc họ đang thực thi nhiệm vụ là một bước tiến đúng đắn. Quy định này không chỉ bảo vệ danh dự và hiệu quả làm việc của lực lượng thực thi pháp luật mà còn phù hợp với các thông lệ quốc tế. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, việc bảo đảm quyền giám sát phải được thực hiện một cách hợp lý, không để quyền tự do giám sát bị lạm dụng gây rối loạn trật tự công cộng. Đây là một bước đi cần thiết để duy trì an ninh, trật tự và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tất cả các bên liên quan.
Ở nước ngoài , chửi bới , gây lộn với công an , không có giải thích hàng giờ , xích tay ngay lập tức . Luật ở vn , quá nhân nhượng , " trói tay " nhân viên thi hành công vụ
Trả lờiXóaỦng hộ việc cấm gi âm ghi hình LLCS khi đang làm nhiệm vụ, còn người dân có quyền GS nếu họ vi phạm (VD như nhận hối lộ, đòi hối lộ, xử lý sai pháp luật vv ....) bằng ghi âm, ghi hình nhưng tư liệu này chỉ để cung cấp cho các cơ quan chức năng là bằng chứng khi cần tố cáo người vi phạm (và tất nhiên là Nhà nước không cấm hành vi này của công dân). Còn những người sử dụng tư liệu để phát tán lên mạng xã hội thì đã bị vi phạm về pháp luật và có thể gặp rắc rối.
Trả lờiXóaNgười dân có quyền quay phim, chụp ảnh giám sát CSGT nhưng phải tuân thủ theo quy định pháp luật, không được thực hiện việc đó ở khu vực đã có quy định cấm quay phim, chụp ảnh, không gây ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của chiến sĩ CSGT. Người dân không được lợi dụng việc giám sát để làm những việc trái pháp luật vì có thể bị xem xét xử lý hình sự.
Xóađúng là với quy định này thì nhiều cá nhân đang dường như lợi dụng nhiều hơn là sử dụng, dẫn đến những hệ luỵ tiêu cực của quy định này đối với đội ngũ cán bộ cũng như cơ quan cảnh sát giao thông, làm đúng việc thì bị soi, mà sai là bị lên thớt ngay, thậm chí làm đúng cũng thành làm sai
Trả lờiXóanói chung là quy định và pháp luật đưa ra thì phải đem lại quyền lợi và sự công bằng cho nhiều bên liên quan, còn đây có vẻ như sự lạm dụng của những thành phần cá biệt đã gây ra những hậu quả tiêu cực đối với hình ảnh và danh dự của người cán bộ cảnh sát giao thông, điều đó là không thể chấp nhận được
Trả lờiXóaSau khi Thông tư số 46/2024 ban hành, người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của CSGT nhưng phải bảo đảm các điều kiện đã được pháp luật quy định và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ đang thực thi công vụ.
Trả lờiXóa