Lâm Trực@
Ngày 24/6/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo về tình hình buôn người năm 2024, trong đó Việt Nam được xếp ở Cấp độ 2 (Tier 2) và không còn nằm trong danh sách cần “theo dõi.” Sự thay đổi này cho thấy sự công nhận từ phía Mỹ đối với những nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong việc ngăn chặn và đẩy lùi nạn buôn bán người. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tổ chức phản động và cực đoan cố tình lợi dụng tình hình phức tạp của tội phạm buôn người để bóp méo thực tế, xuyên tạc các nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Nổi bật trong số đó là tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) - một tổ chức liên quan đến nhiều hoạt động chống phá quyết liệt, đã xuyên tạc rằng Việt Nam “loại trừ các trường hợp buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động” và “nạn nhân không nhận được hỗ trợ khi về nước, thậm chí bị cấm cung cấp thông tin cho các tổ chức quốc tế.”
Ảnh: USAID Vietnam
Ảnh: USAID Vietnam
BPSOS được thành lập vào năm 1980 tại California, Hoa Kỳ, với mục đích ban đầu là “cứu trợ thuyền nhân” và “chống buôn người.” Tuy nhiên, từ khi Nguyễn Đình Thắng lên nắm quyền điều hành vào năm 1990, tổ chức này đã chuyển hướng hoạt động sang lợi dụng các vấn đề “dân chủ,” “nhân quyền” và “tôn giáo” nhằm chống phá Việt Nam. Dưới vỏ bọc là một tổ chức phi chính phủ “độc lập và khách quan,” BPSOS liên tục phát động những chiến dịch vu khống Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt thông qua các buổi điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Gần đây, tổ chức này còn bị cáo buộc tài trợ cho vụ khủng bố ở Đắk Lắk vào tháng 6 năm ngoái – một minh chứng rõ ràng về bản chất thực sự của tổ chức này.
Báo cáo năm 2024 của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận nỗ lực toàn diện của Việt Nam trong phòng, chống buôn người, với các hành động cụ thể như sửa đổi Luật phòng, chống mua bán người, tăng cường điều tra và truy tố tội phạm, xác định và hỗ trợ các nạn nhân, cũng như hồi hương và hỗ trợ khoảng 4.100 nạn nhân có nguy cơ bị dụ dỗ vào các hoạt động lừa đảo trực tuyến ở nước ngoài. Các thông tin này, được cung cấp từ phía Việt Nam, đã chứng minh rằng luận điệu của BPSOS về việc Việt Nam “không minh bạch” và “đe dọa các nạn nhân” hoàn toàn là bịa đặt.
Sự thật là, những nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người và quyền lợi của các nạn nhân của nạn buôn người là không thể phủ nhận. Không chỉ riêng Hoa Kỳ, mà nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế cũng đã ghi nhận những thành tựu này. Dù vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn trong công tác phòng, chống tội phạm buôn người, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phải công nhận những bước tiến đáng kể của Việt Nam trong lĩnh vực này. Điều này phản ánh rõ ràng rằng, nếu các thông tin từ phía Việt Nam không xác thực, Mỹ chắc chắn sẽ không thể ghi nhận và thay đổi đánh giá của mình đối với Việt Nam.
Trước tình hình phức tạp và cấp bách trong cuộc chiến chống tội phạm buôn người, mỗi công dân Việt Nam cần nâng cao nhận thức và tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để đấu tranh với loại tội phạm này. Đồng thời, cần có cái nhìn tỉnh táo để nhận diện và phê phán các luận điệu xuyên tạc của các tổ chức phản động như BPSOS. Sự đoàn kết và đồng lòng của toàn dân chính là yếu tố cốt lõi giúp Việt Nam tiếp tục đạt được những thành công trong cuộc chiến chống buôn người, bảo vệ quyền con người và giữ vững ổn định, phát triển đất nước.
nạn buôn người luôn là một trong những vấn đề bất cập của xã hội hiện nay, tội phạm buôn bán người ngày càng có những hình thức trốn tránh pháp luật, trốn tránh cơ quan chức năng rất tinh vi, từ đó thực hiện trót lọt rất nhiều vụ buôn bán người qua biên giới, để lại quá nhiều hệ luỵ cho xã hội
Trả lờiXóatội phạm buôn bán người luôn diễn biến phức tạp và ngày càng để lại những hậu quả khó lường cho xã hội và người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực ít dân cư, huyện vùng cao, biên giới của các tỉnh, vì vậy cần phải có phương án nhằm ngăn chặn triệt để hoạt động của loại tội phạm này
Trả lờiXóaNguyên nhân gia tăng tội phạm buôn người là do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến phân hoá giàu nghèo, điều kiện kinh tế ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế; một số phụ nữ có hoàn cảnh éo le, trẻ em nghèo, trẻ em thất học đã bị bọn tội phạm lợi dụng, dụ dỗ, lừa gạt đưa ra nước ngoài
Trả lờiXóaThủ đoạn phạm tội của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin của người bị hại để lừa bán nạn nhân từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp, hoặc ra nước ngoài, trong đó trên 85% nạn nhân là phụ nữ, trẻ em.
XóaThời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh tổ chức thành những đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép. Sau đó thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục. Những đối tượng này chủ yếu là số đối tượng lưu manh, chuyên nghiệp, có nhiều tiền án tiền sự
Xóaviệc giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc ở phạm vi gia đình cũng như toàn xã hội còn chưa được thực hiện quyết liệt, công tác quản lý nhà nước về công tác này còn bất cập khiến bọn tội phạm có đất để hoành hành
Trả lờiXóaTrong thời đại kỹ thuật số, các loại tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đe dọa nghiêm trọng đến các nỗ lực bảo vệ quyền con người, gây nguy hiểm tới mạng sống của hàng nghìn người mỗi năm ở khắp các quốc gia, khu vực, tăng cường hợp tác quốc tế, chung tay ngăn chặn nạn mua bán người, tiến tới xoá bỏ nạn mua bán người là mục tiêu chung của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trả lờiXóaViệt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên của nhiều công ước, văn kiện pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến công tác này. Trong hợp tác song phương, Việt Nam đã ký và tiếp tục triển khai có hiệu quả các Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước trên thế giới, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bao gồm cả vấn đề mua bán người.
Trả lờiXóa