Lâm Trực@
Cam Ranh, 18/11/2024 - Gần đây, cái tên "Lê Anh Tú," hay còn được biết đến là "Thích Minh Tuệ," nổi lên như một hiện tượng với những lời ca tụng về tư cách như là "bậc chân tu", hay "nhà tu hành vĩ đại." Tuy nhiên, nếu tỉnh táo và khách quan thì sẽ thấy những nhận định này không thuyết phục, bởi nó thiếu cơ sở pháp lý và mâu thuẫn với thực tế.
Trước hết, việc anh Tú tự nhận mình “đang học tập làm theo lời Phật dạy” đã gây ra nhiều hiểu lầm. Thực tế, những quan điểm và cách thực hành của anh không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của giáo lý nhà Phật. Thậm chí, anh đã giải thích sai lệch các khái niệm cốt lõi, làm méo mó ý nghĩa giáo lý. Một ví dụ rõ ràng là việc anh Tú đưa ra những "giáo pháp" do mình tự sáng tạo, hoàn toàn không nằm trong các kinh điển Phật giáo chính thống. Điều này không chỉ khiến công chúng hiểu sai về đạo Phật mà còn làm tổn hại đến sự trong sáng và chính thống của tôn giáo này.
Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, một cá nhân muốn được công nhận là nhà tu hành phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục cần thiết, bao gồm việc gia nhập một tổ chức tôn giáo hợp pháp, trải qua quá trình xuất gia và thụ giới đúng quy định. Tuy nhiên, anh Tú chưa đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào trong số này. Anh không phải thành viên của bất kỳ giáo hội nào trong số 16 tôn giáo được công nhận tại Việt Nam, và chưa thực hiện các nghi lễ hay thủ tục cơ bản để trở thành một sư thầy đúng nghĩa.
Những "kỳ tích hành tu" mà một số người đồn thổi về anh Tú cũng thiếu căn cứ và mâu thuẫn. Thực tế, các câu chuyện này chỉ là sự phóng đại hoặc hiểu sai về các hành động cá nhân của anh Tú, mà chính anh đã khẳng định: "Tôi không phải thầy tu, tôi chỉ đang tập làm theo những lời Phật dạy." Lời thừa nhận này không chỉ phủ nhận các danh xưng mà một số người áp đặt, mà còn cho thấy anh Tú chỉ đơn thuần đang thực hành một lối sống cá nhân, không liên quan đến sự công nhận từ bất kỳ tôn giáo nào.
Việc tự xưng hay được người khác gán cho danh xưng “thầy tu” là sự ngộ nhận lớn. Một nhà tu hành không chỉ cần được công nhận chính thức mà còn phải thể hiện sự am hiểu và thực hành đúng đắn giáo pháp. Ngược lại, hành vi áp dụng sai giáo pháp của anh Tú, kết hợp với các "kỳ tích hành tu" thiếu căn cứ, không chỉ gây hiểu nhầm mà còn tạo điều kiện cho những lời ca tụng vô lý lan rộng.
Một số người đã ca tụng anh Tú như một “nhà tu hành vĩ đại” chỉ vì những hành động bề ngoài hoặc những lời phát ngôn gây chú ý. Đây là biểu hiện của sự ngộ nhận, xuất phát từ lối tư duy thiếu tỉnh táo, bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cảm tính. Điều này không chỉ gây tác động tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng mà còn làm suy giảm sự nghiêm túc trong việc đánh giá những giá trị tôn giáo thực sự.
Câu chuyện về anh Tú cho thấy việc kiểm chứng thông tin và nhận thức đúng đắn về các vấn đề tôn giáo là rất quan trọng. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, những câu chuyện phóng đại và không có căn cứ dễ dàng lan truyền, dẫn đến việc cổ xúy cho các giá trị không phù hợp. Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân, đặc biệt là những người có ảnh hưởng, phải có trách nhiệm trong việc đưa ra nhận định dựa trên sự thật và pháp luật.
Đến đây, hẳn các anh chị đã rõ, Lê Anh Tú không phải nhà tu hành đúng nghĩa, không được công nhận bởi bất kỳ tổ chức tôn giáo nào. Các kỳ tích "hành tu" của anh chỉ là sự thổi phồng, thiếu căn cứ và mâu thuẫn với thực tế. Câu chuyện này là lời cảnh tỉnh cho cộng đồng về sự tỉnh táo và trách nhiệm khi đánh giá và ca tụng một nhân vật, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo, nơi sự chính thống và minh bạch là điều tối quan trọng.
phải nói thật là nhiều người vấn rất là u mê, không phân biệt được đúng sai, dễ dính ngay vào mê tín dị đoan, bản thân ông Lê Anh Tú không phải là một nhà tu hành đúng nghĩa, ông cũng không đang tu tập theo bất cứ một tôn giáo nào
Trả lờiXóanhiều người u mê bất chấp quá, dĩ nhiên bản thân ông tú có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, tuy nhiên nhiều lần ông lại nhân danh Phật giáo để nói lên những quan điểm cá nhân của mình khiến nhiều người lầm tưởng đó là triết lý nhà Phật, đấy là hành vi vi phạm pháp luật
Trả lờiXóaĐể bảo đảm sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người dân nếu có niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần tìm hiểu, thực hành đúng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và pháp luật của Nhà nước.
Trả lờiXóaThực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, không tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn môi trường sinh hoạt tôn giáo ổn định, lành mạnh; góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, vì bình yên, hạnh phúc của cộng đồng.
Trả lờiXóachính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội, ngoài ra, ông Lê Anh Tú cũng nên cẩn trọng trong những phát ngôn của mình
Trả lờiXóaDo nhiều người bị ảnh hưởng bởi hoạt động của mình nên ông Tú cũng hạn chế nhiều rồi, mong mấy anh tiktoker tha cho ông thì tự khắc mọi chuyện sẽ yên ổn thôi, mà rồi Nhà nước cũng phải tính toán đến việc quản lý hoạt động của số này, gây ra quá nhiều bất ổn cho xã hội mà không biết được đồng thuế nào không
XóaÔng Lê Anh Tú nói mình không phải nhà tu hành, mà chỉ đang làm theo những lời Phật dạy, vậy ông thuộc môn phái nào, ông đang tu cái gì, ông làm nhiều lầm tưởng và rồi họ bị mê muội theo những lời ông phát ngôn trong khi bản thân ông còn chưa rõ ràng gì hết
Trả lờiXóaThực ra chúng ta nên xem ông Tú như một người có đam mê về tôn giáo tín ngưỡng thôi, ông cũng chẳng làm gì hại đến chúng ta, nhưng vấn đề bắt đầu khi đám kiếm ăn trực tuyến tung hô ông quá mức, làm cho cả ông và người dân bị ảnh hưởng.
XóaÔng Lê Anh Tú không phải là một nhà tu hành, mà ông chỉ là người đi tin theo tín ngưỡng của mình, làm theo những lời Phật dạy. Nhiều lúc ông phát ngôn không chuẩn, nhiều người không hiểu biết rõ vẫn tin theo, thậm chí là tin một cách mê muội, điều này thực sự rất nguy hiểm. Việc phát ngôn sai, dẫn đến mọi người hiểu sai về giáo lý, giáo luật của Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của những nhà tu cũng như cả giáo hội
Trả lờiXóaNgười đàn ông này không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong lộ trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến GHPGVN
Trả lờiXóaNhiều người đánh đồng ông với người theo đạo Phật nhưng thực ra phải làm đúng theo trong kinh sách và được thừa nhận thì mới được gọi như vậy, cái vấn đề này cũng xuất phát từ những người theo ông không hề có hiểu biết về Phật pháp mà đa phần bị lôi kéo theo hiệu ứng đám đông
XóaChỉ khi nằm ngay đơ thẳng cẳng chết người ta mới không lụy ăn,lụy mặc dù chỉ ăn một bửa mặc chỉ là tấm vải che thân ! Bình thường để đạt được điều này , ăn một bửa ,mặc tối giản (thí dụ ),người ta phải đi làm để có tiền hay dùng vốn có sẵn từ gia đình ,còn nếu không thì phải đi ăn xin (đã bỏ qua ăn trộm,ăn cắp ,ăn cướp !) bởi dù gì đi nữa phải ăn để sống. Khi đi ăn xin ,cứ gọi là khất thật đi, phải có cớ để khỏi muối mặt hoặc có mục đích để làm . Ông Minh Tuệ đã chọn Hạnh Đầu Đà phái tu khổ hạnh của Phật để biện minh cho cách sinh sống khác thường của mình .Tuy nhiên ở đây tạm khoan bàn về việc hữu lý vô lý hay thậm chí phi thường của cách tu của ông mà chỉ bàn về luật VN . Tại VN, dù quý vị sống kiểu thường trú hay tạm trú hay ở trọ thì quý vị phải có đăng ký giấy tờ ,còn nếu không sẽ rơi vào trường hợp lang thang vô gia cư và đây là điều không hay và ông MT đã ngủ bờ ngủ bụi hàng bấy lâu ! Lại có ý kiến khác xem ra không xa rời cách tu của ông. Đó là ông MT vì lý do gì đó dù có việc làm ,có nhà thành chán đời,chán người (mọi người ,kể cả người thân )nên bỏ nhà đi tu Hạnh Đầu Đà chấp nhận đi bộ khất thực (vẫn còn lụy ) nhưng tối về ngủ nới hoang vắng để khỏi gặp ai ,khỏi nói chuyện với ai ,không nghe tiếng cười nói ồn ào , chấp nhận khổ nhục ,chấp nhận thân thể suy kiệt dần do ăn ít ,ngủ ít (đây chưa kể bệnh tật !) để rồi sẽ sớm chết mà vẫn còn hơn treo cổ chết .Tuy nhiên không may cho dự định của ông là cách sống của ông đã bị nhiều người tò mò lôi ra và thành cớ sự rần rần như ngày nay !
Trả lờiXóaĐa phần người theo ông đều là các tín đồ nửa mùa, tin vào những lời đồn đoán rồi rủ nhau chạy theo đám đông chứ không có hiểu biết về tôn giáo, thứ hai là số tiktoker... số này thì nghề kiếm ăn. Chứ người tu hành đàng hoàng có hiểu biết nghiên cứu, thì họ có chính kiến, kiên định với con đường tu hành của mình chứ không có chuyện đẽo cày giữa đường
Trả lờiXóa