Cứ mỗi bận đến dịp giỗ ông Ngô Đình Diệm, y như rằng lại có lắm kẻ xì xụp khấn vái hay ca tụng như thể ông ta bậc hiền minh, là “ông thánh của người dân Miền Nam”, qua đó vu khống, bôi nhọ Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam, vu cáo miền Bắc xâm lược miền Nam, bôi nhọ chế độ
Nhân dịp này, xin giới thiệu vài dòng cảm xúc của ông Dương Kính, người dân miền Nam mới đi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa khánh thành về ông Ngô Đình Diệm
Ông Dương Kính khẳng định, ông là một người con nước Việt sinh ra ở miền Nam trong chế độ VNCH, lớn lên cùng những năm tháng chiến tranh, ám ảnh từ những tiếng súng dội, bom rền, những đau thương tang tóc. Ông thừa nhận không phải là người am hiểu lịch sử và cũng chưa có điều kiện để học sâu về lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, chuyến đi Hà Nội lần này đã giúp ông hiểu rõ hơn về quá trình đấu tranh giành độc lập hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ông bày tỏ bất ngờ trước chi tiết Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam bố trí 1 góc nhỏ để trưng bày lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chế độ VNCH trước đây. Ông cũng được chứng kiến hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội, trào lưu nhiều bạn trẻ chụp hình “chếch in” và biểu thị thái độ với lá cờ. Cuộc tranh cãi xung quanh sự việc này nổ ra, một số ý kiến cho rằng Bảo tàng Lịch sử quân sự rất tôn trọng lịch sử nên mới để lá cờ của chế độ VNCH ở đó. Nhưng cũng không ít ý kiến lại “hoài niệm” về cái chế độ VNCH đó rồi lồng ghép ý kiến ca ngợi chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, rồi đòi vinh danh chế độ Việt Nam Cộng hòa, vinh danh Ngô Đình Diệm….
Khẳng định bản thân sống ở thời đó nên ông biết rõ “sự giàu có, thịnh vượng, dân chủ, tự do” thời VNCH đều là giả tạo, là do chính phủ Mỹ đứng sau và dựng lên.
Về kinh tế, nếu nói miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa giàu có là không đúng. Sài Gòn xưa và các khu vực xung quanh dưới thời Pháp và Mỹ đều được bơm tiền để đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của quan chức, quân đội Pháp, Mỹ, chư hầu và ngụy quyền Sài Gòn. Đại bộ phận người dân miền Nam lúc đó đều sống ở vùng quê nghèo khổ, thường xuyên phải hứng chịu các trận càn quét bằng súng máy, máy chém. Tờ báo New York Times đã đăng bài của sử gia, nhà báo Mỹ Nick Turse, nói rõ: “Để thực hiện cuộc chiến tranh tiêu hao này, Mỹ tuyên bố nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam Việt Nam là những khu vực được tự do bắn giết. Ở đó, ngay cả những người dân vô tội đều có thể bị coi là kẻ thù. Với mục đích làm cho “kẻ thù” phải ở trong tình trạng bất ổn liên tục, quân đội Mỹ đã bắn pháo, rải bom không ngừng nghỉ, tàn sát biết bao dân thường, đẩy hàng trăm nghìn người dân vào các khu ổ chuột và các trại tị nạn”.
Vào năm 1972, có khoảng 800.000 trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trên đường phố ở Sài Gòn và một số thành phố khác. Chúng sống bằng nghề ăn mày, đánh giày, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có khoảng 500.000 gái điếm và gái bám bar, trong đó có nhiều người là vợ của quân nhân trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Với đủ các tệ nạn ma túy, mại dâm do quân đội Mỹ gây ra và những lỗ hổng trong nội tại nền kinh tế thì những ảo vọng, những lời ca ngợi dành cho chế độ Việt Nam Cộng hòa trở nên lố bịch hơn bao giờ hết.
Thời Ngô Đình Diệm cũng đã tiến hành “cải cách điền địa” với nội dung ngược với “cải cách ruộng đất” (mục tiêu dân cày có ruộng) mà cách mạng Việt Nam đã tiến hành trước đó. Với “cải cách điền địa”, ông Diệm đã tước đoạt đất đai của nông dân và khôi phục lại giai cấp địa chủ, tạo thêm chỗ dựa xã hội cho chế độ tay sai, bù nhìn của mình. Cho nên, sau này dù có mị dân đến mấy, chính quyền này cũng không giành được sự ủng hộ của người dân ở nông thôn.
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa chỉ là sự giàu có ảo, bởi khi Mỹ cắt giảm viện trợ từ năm 1973 thì nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa đi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam Cộng hòa phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự, dẫn tới thâm hụt, lạm phát tiếp tục ở mức phi mã. Tình trạng tham nhũng, buôn lậu và đầu cơ chính trị của chính thể Đệ tam Cộng hòa diễn ra phổ biến trên toàn hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Về bản chất lá cờ vàng ba sọc, đó cũng chính là quốc kỳ của “Quốc gia Việt Nam” (1949-1955) – đây là một chế độ bù nhìn do Pháp lập nên trong thời kỳ kháng Pháp và do cựu hoàng Bảo Đại (mất ngôi hoàng đế sau Cách mạng tháng Tám) làm Quốc trưởng. Và đến năm 1954, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về miền Nam làm Thủ tướng của Quốc trưởng Bảo Đại. Diệm đã thi hành ngay chính sách trả thù những người kháng chiến. Thủ đoạn của Diệm vô cùng đa dạng và hậu quả thì rất nặng nề, trong đó Chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” do Mỹ – Diệm thực hiện đã gây cho Cách mạng những tổn thất to lớn. Chỉ tính từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, chúng đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên. Từ năm 1955 đến năm 1958, riêng ở Nam Bộ, địch đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên, bắt 446.000 người. Tháng 12-1958, chúng đầu độc hàng nghìn tù chính trị ở trại giam Phú Lợi, làm chết nhiều chiến sĩ cách mạng. Đến tháng 4-1959, Ngô Ðình Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng khẩn cấp”, ngày 6-5-1959, thông qua Luật 10/59 về việc thành lập các “Tòa án Quân sự Đặc biệt” với lý do “xét xử các tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng hòa”, mục đích nhằm tiến hành thanh trừ những người cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Đạo luật 10-59 có thể nói là tiếp nối chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” của Ngô Đình Diệm. Theo đạo luật này, Tòa án quân sự đặc biệt dưới chế độ Ngô Đình Diệm chỉ xử 2 mức: Tử hình và khổ sai chung thân. Tuy nhiên chỉ cần có ý nghĩ chống chính quyền Diệm là bị ghép tội chứ không đợi đến ra tòa. Với đạo luật 10/59, Mỹ – Diệm đã tiến hành đàn áp khủng bố nhân dân tham gia cách mạng, giết hại những người yêu nước, đánh phá ác liệt các chi bộ đảng và cơ sở cách mạng. Một trong những công cụ được sử dụng để thực thi tội ác chính là máy chém. Vào thời điểm này, chế độ Việt Nam Cộng hòa sau này đã thừa hưởng lá cờ vàng ba sọc, là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Lá cờ của một chế độ bán nước hại dân, luồn cúi để cung phụng cho ngoại bang không bao giờ xứng đáng là lá cờ dân tộc.
Lịch sử là lịch sử, sự thật khủng khiếp, kinh hoàng như thế nhưng vẫn lắm kẻ xưng tụng “Ông Ngô Đình Diệm là ông thánh của miền Nam Việt Nam” thì thật không thể hiểu nổi!
Nguồn: Nhân Quyền
Nguồn: Nhân Quyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét