Nga tuyên bố tên lửa mới “không thể đánh chặn” Oreshnik có thể vươn tới khắp châu Âu, còn Ukraine tiết lộ khi tấn công nó có thể mang 36 đầu đạn.
Moscow sáng 21-11 đã bắn quả tên lửa đạn đạo phi hạt nhân siêu âm tầm trung Oreshnik để tập kích vào một cơ sở tên lửa và quốc phòng ở TP Dnipro – Ukraine.
TASS dẫn lời tướng chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergey Karakayev hôm 22-11 khẳng định tên lửa thế hệ mới Oreshnik được sản xuất theo công nghệ hiện đại, có khả năng tiếp cận mục tiêu trên châu Âu.
"Hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu biệt lập, được bảo vệ cao" – tướng Karakayev quả quyết trong cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng thống Vladimir Putin – "Căn cứ vào nhiệm vụ và tầm bắn, Oreshnik có thể tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, điều này khiến nó khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác".
Mỹ trước đó bày tỏ "lo ngại" về tên lửa siêu thanh mới của Nga, trong khi Tổng cục Tình báo quân đội Ukraine (HUR) vừa công bố phân tích nói rằng tên lửa Moscow dùng để tấn công Dnipro sử dụng cơ chế đầu đạn mẹ con với tổng số lên đến 36 đầu đạn.
"Thời gian bay của tên lửa Nga từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích tại TP Dnipro mất khoảng 15 phút" – HUR nói và nhấn mạnh – "Tên lửa mới của Nga được trang bị 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 đầu đạn con. Tốc độ ở giai đoạn cuối là trên Mach 11, tương đương khoảng 13.600 km/h".
HUR nhận định vũ khí này có khả năng thuộc tổ hợp tên lửa Kedr được Nga thử nghiệm lần đầu vào tháng 6-2021 và Moscow có thể sở hữu ít nhất 10 tên lửa như vậy để thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
Xung đột Nga – Ukraine đã kéo dài hơn 1.000 ngày qua với những bước leo thang cực kỳ nguy hiểm gần đây.
Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất và tên lửa Storm Shadow của Anh để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Đáp lại, Tổng thống Putin tuyên bố Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik nhằm phản ứng đối với "hành động hung hăng từ các quốc gia thành viên NATO".
Nhà lãnh đạo Nga cũng đưa ra cảnh báo Moscow có quyền nhắm vào cơ sở quân sự ở những quốc gia cho phép một bên khác sử dụng vũ khí của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa siêu thanh Oreshnik mới trong chiến đấu và có sẵn kho vũ khí để sử dụng.
Trả lờiXóaÔng Putin đưa ra phát biểu này vào 22/11, một ngày sau khi Nga lần đầu tiên bắn loại vũ khí tầm trung mới vào Ukraine, một động thái mà ông cho biết là được thúc đẩy bởi việc Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo của Hoa Kỳ và tên lửa hành trình của Anh để tấn công Nga.
Lãnh đạo Điện Kremlin mô tả lần đầu tiên sử dụng tên lửa này là một cuộc thử nghiệm thành công và cho biết sẽ có thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm này, kể cả trong điều kiện chiến đấu, tùy thuộc vào tình hình và bản chất của các mối đe dọa an ninh đối với Nga", ông phát biểu trên truyền hình với các quan chức quốc phòng và các nhà phát triển tên lửa.
"Hơn nữa, chúng tôi có sẵn một lượng sản phẩm như vậy, một lượng hệ thống như vậy sẵn sàng sử dụng".
Tên lửa tầm trung có tầm bắn 3.000-5.500 km (1.860-3.415 dặm), cho phép chúng tấn công bất cứ nơi nào ở châu Âu hoặc miền Tây Hoa Kỳ từ Nga.
Các chuyên gia an ninh cho biết tính năng mới của tên lửa Oreshnik là nó mang theo nhiều đầu đạn có khả năng tấn công nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc - điều thường thấy ở các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân.
Ukraine cho biết tên lửa đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/h và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu kể từ khi phóng.
Vụ phóng tên lửa này là một phần trong đợt căng thẳng gia tăng mạnh mẽ trong tuần này khi cả Ukraine và Nga đều tấn công lãnh thổ của nhau bằng vũ khí ngày càng mạnh hơn.
Moscow cho rằng bằng cách bật đèn xanh cho Ukraine bắn tên lửa của phương Tây vào sâu trong lãnh thổ Nga, Hoa Kỳ và các đồng minh đang tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Ngày 19/11, Putin đã phê duyệt những thay đổi chính sách nhằm hạ thấp ngưỡng cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.
Ánh Vân