Lâm Trực@
Sóc Trăng, 10/12/2024 - Sự tan rã và đấu đá nội bộ của các hội nhóm chống phá Nhà nước ngày càng trở nên rõ rệt, phơi bày bản chất thực sự của những phong trào này. Những tổ chức từng tự xưng là đấu tranh vì "dân chủ, nhân quyền" giờ đây không còn che giấu được sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lực và lợi ích cá nhân. Lời thú nhận gần đây của Nguyễn Thúy Hạnh - một trong những "cốt cán" của phong trào - đã phần nào làm sáng tỏ sự mục ruỗng bên trong, khi chính bà thừa nhận phong trào đã rơi vào cảnh rã đám, chia rẽ và đầy những toan tính cá nhân.
Các hội nhóm như Phong trào Con Đường Việt Nam, Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Hội Dân oan, Mạng lưới Blogger Việt Nam hay Hội Phụ nữ Nhân quyền từ khi hình thành đã được các thế lực thù địch hải ngoại, đặc biệt là tổ chức Việt Tân, hậu thuẫn tài chính. Dưới vỏ bọc “xã hội dân sự,” những tổ chức này thực chất là công cụ để tuyên truyền xuyên tạc, kích động biểu tình và thực hiện các âm mưu gây bất ổn xã hội. Tuy nhiên, sự vận hành của chúng không dựa trên tinh thần đoàn kết mà chứa đựng sự vụ lợi, ích kỷ, cơ hội và cạnh tranh nội bộ.
Tại Việt Nam, nhiều gương mặt từng được xem là “ngọn cờ đầu” của phong trào chống phá nay lại trở thành đối tượng bị chính "đồng đội" chỉ trích. Mâu thuẫn giữa Nguyễn Quang A và Phạm Đoan Trang là một ví dụ điển hình, khi Phạm Đoan Trang công khai chỉ trích Nguyễn Quang A là cơ hội, thiếu nhất quán trong hành động. Ngược lại, Nguyễn Quang A không ngần ngại hạ bệ Đoan Trang, cho rằng Trang chỉ lợi dụng phong trào để tạo tiếng vang cá nhân.
Cũng không thể không nhắc đến cuộc đấu đá giữa Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Quang Vinh. Diện lập hẳn một diễn đàn mạng xã hội để công kích Vinh, dùng lời lẽ cay nghiệt và kêu gọi người khác tránh né Vinh. Tương tự, Mạc Văn Trang và Nguyễn Đình Bổn, hay Chu Mộng Long và Đoàn Bảo Châu cũng lao vào những cuộc khẩu chiến gay gắt, làm dư luận ngỡ ngàng trước sự thiếu đoàn kết trong nội bộ các hội nhóm.
Nguyễn Thúy Hạnh, người từng được các tổ chức chống phá Nhà nước tung hô là “nhà hoạt động nổi bật,” cũng không thoát khỏi các cuộc công kích từ đồng bọn sau khi công khai ủng hộ Trần Huỳnh Duy Thức - một đối tượng từng bị xử lý về tội danh lật đổ chính quyền. Hành động của Nguyễn Thúy Hạnh khiến bà ta bị chỉ trích kịch liệt, bị gán cho những biệt danh như “sống ảo” hay “thích làm bà thánh.” Các cuộc công kích này phơi bày sự thiếu tôn trọng và lợi dụng lẫn nhau trong hàng ngũ những kẻ tự nhận là "nhà dân chủ."
Ở nước ngoài, các tổ chức như Việt Tân hay Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời cũng không tránh khỏi cảnh rạn nứt. Nhiều thành viên tố cáo lãnh đạo tham nhũng, sử dụng tiền tài trợ vào mục đích cá nhân. Mâu thuẫn trong chiến lược hoạt động giữa các thế hệ thành viên càng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ. Một số cựu thành viên của Việt Tân, như Lý Thái Hùng hay Đỗ Hoàng Điềm, bị tố cáo “ăn chặn tiền quỹ,” gây phẫn nộ trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Ngoài ra, Hội Anh em Dân chủ cũng chứng kiến các cuộc công kích nội bộ sau khi Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội bị bắt giữ. Các thành viên còn lại không những không đoàn kết mà còn tranh cãi gay gắt về phân chia tài chính và trách nhiệm, làm mất đi lòng tin từ cộng đồng.
Một ví dụ khác là mâu thuẫn giữa Đặng Xương Hùng, một cựu quan chức ngoại giao xin tị nạn, và nhóm thân Việt Tân tại châu Âu. Đặng Xương Hùng tố cáo Việt Tân thao túng phong trào dân chủ và “ăn chặn tiền quyên góp,” gây ra tranh cãi và chia rẽ nghiêm trọng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Những người tự xưng là “nhà đấu tranh dân chủ” còn lợi dụng sự nhạy cảm của dư luận để kích động thân nhân của những người đã khuất, biến họ thành công cụ công kích lẫn nhau. Hành động này không chỉ phản ánh sự suy đồi đạo đức mà còn khiến ngay cả những người từng ủng hộ họ cũng quay lưng.
Nguyễn Thúy Hạnh, sau khi ra tù, đã thừa nhận cảm thấy như bước vào một thế giới xa lạ, nơi những "đồng đội" cũ lao vào tranh giành quyền lợi và công kích lẫn nhau. Sự chia rẽ này, theo Hạnh, là không thể cứu vãn.
Sự tan rã của các hội nhóm này xuất phát từ mâu thuẫn quyền lực, thiếu minh bạch tài chính và mục tiêu hoạt động không rõ ràng. Những đối tượng như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay chính Nguyễn Thúy Hạnh đều đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh vì hành vi vi phạm pháp luật.
Hơn hết, sự đấu đá nội bộ không chỉ làm tan rã phong trào mà còn phơi bày bản chất vụ lợi, cơ hội, và thiếu lý tưởng. Điều này khẳng định tính đúng đắn trong các chính sách, pháp luật của Việt Nam nhằm bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.
Lời thú nhận của Nguyễn Thúy Hạnh và những gì đang diễn ra là hồi chuông cảnh báo cho những ai còn nuôi ý định lợi dụng các phong trào “dân chủ, nhân quyền” để phục vụ mục đích cá nhân. Hệ quả chỉ là thất bại và bài học cay đắng cho những kẻ đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Cái gì cũng có thời của nó, không có nghề gì là kiếm ăn được mãi, đặc biệt là những nghề kiểu không có kỹ năng, chất xám mà chỉ thông qua việc chửi thuê với thảo mai để lên hạng để kiếm tiền, ngày từ ban đầu các đối tượng đã chẳng có sự đoàn kết nào mà chỉ là giữ bề ngoài, lâu dần mâu thuẫn lớn dẫn thì có ngày xâu xé nhau là bình thường
Trả lờiXóanói gì thì nói, ở đâu có tổ chức, hội nhóm thì ở đó đã xuất hiện những ý kiến, những luồng suy nghĩ trái chiều nhau rồi, nếu mỗi cá nhân hoạt động một kiểu, riêng lẻ và độc lập, trước sau gì cũng sẽ đến lúc phải lụi tàn
XóaBọn nhí nhổ muốn kiếm tiếng , kiếm tiền . Trước sau " không đánh " cũng tự tan rã . Lũ sâu bọ
Trả lờiXóacơ bản chỉ mang cái danh là chống phá nhà nước thôi, chứ con bên trong có ti tỉ kiểu đối tượng, mỗi ông lại hoạt động một kiểu, đến khi ông này va phải ông kia, cùng một giuộc nhưng vẫn phải đấu đá nhau vì thấy bên kia không vừa mắt, trước sau gì cũng sẽ dẫn tới xung đột thôi
XóaBản chất của bọn này là hoạt động vì tiền, là tay sai do các thế lực tư bản thao túng với mục đích cao nhất là đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam, hướng lái Việt Nam theo hướng tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà nước ta làm cái gì cũng là vi phạm nhân quyền, vi phạm dân chủ, cũng là hạch sách, cũng là độc đoán chuyên quyền...
Trả lờiXóaNhưng cũng bởi vì hoạt động bằng tiền chu cấp của nước ngoài, nên một khi không có tiền là chúng nó cũng không còn tâm trạng hoạt động nữa, mà quay qua cắn xé nhau cho bõ ghét, suy cho cùng cũng chỉ làm bộc lộ sự tham lam, ích kỉ, cái tôi cá nhân ngút trời và sự ngu dốt của bọn chúng
XóaMấy thằng phản động này đều là nô bộc của tư bản, nên chúng nó thèm tiền lắm, ai cho chúng nó tiền thì thằng đấy làm chủ, chúng nó vẫy đuôi răm rắp. Vì thèm tiền như thế nên khi được quyên góp quỹ thì chúng nó cũng tranh thủ đớp tầm 8-9 phần vào túi mình, rồi đổ lỗi cho mấy thằng còn lại ăn chặn, thế là quay ra chửi nhau thôi
Trả lờiXóalàm ăn theo sự chỉ dẫn của đồng tiền thì chỉ đến mức độ này thôi, đến khi gặp nhau mà không vừa lòng thì sẵn sàng quay lại chỉ trích, hạ bệ nhau, đối với những thành phần như này trước sau gì cũng sẽ đến lúc tự chúng phải biến mất
Xóamỗi ông nói một kiểu, quay ra là chửi nhau ngay, cứ tưởng mình mang danh cầm đầu, nhưng biết đâu ông nào cũng tự cho mình cái danh đó, bất đồng quan điểm, rồi thì cứ lao vào cắn xé nhau thôi, trước sau gì cũng sẽ đến lúc
Xóabản chất cũng những kẻ chống phá là những kẻ thất nghiệp, chúng không có con đường nào khác ngoài hành nghề chống cộng, chính vì vậy, tôi nghĩ rằng những kẻ thất bại thì mọi lời nói nói đều trở nên vô nghĩa mà thôi, chúng là những kẻ của quá khứ
Trả lờiXóangay cả cựu phó tổng thống ngụy quyền ông nguyễn cao kỳ cũng đã phải thốt lên rằng "cái gọi là cộng đồng người việt ở hải ngoại" thật sự không bao giờ có sự đoàn kết, bởi vì chúng coi chống cộng là 1 một nghề kiếm cơm, mà đã đụng đến chén cơm của nhau thì không bao giườ có đoàn kết
Trả lờiXóa" nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền " Nguyễn quang A đã từng lớn tiếng: " tôi thách đảng cộng sản vn làm được như Myanmar " ?! Anh hùng chửa ? Vì tiếng , vì tiền , chúng muốn đất nước , dân tộc chìm trong đấu đá , hỗn loạn . Bọn khốn nạn đó , giờ đây đâu rồi ?
Trả lờiXóaTrong bối cảnh phong trào dân chủ tan rã và mất phương hướng, lời thú nhận muộn màng của Nguyễn Thúy Hạnh chẳng khác nào hồi chuông kết thúc cho một giai đoạn đầy sai lầm. Nó không chỉ là sự cáo chung của những hội nhóm tự xưng mà còn là lời nhắc nhở về những hệ quả tất yếu khi con người ta đi ngược lại lợi ích của đất nước và dân tộc.
Trả lờiXóaNguyên nhân chính dẫn đến sự rạn nứt và đấu đá nội bộ của các hội nhóm này chủ yếu xuất phát từ bản chất vụ lợi, ích kỷ của các thành viên. Dưới danh nghĩa “đấu tranh dân chủ”, họ thực chất chỉ tìm cách lợi dụng các phong trào để trục lợi cá nhân, từ tài chính đến danh tiếng.
Trả lờiXóaTừ câu chuyện này, có thể rút ra nhiều bài học quan trọng. Thứ nhất, không có phong trào nào dựa trên sự dối trá và xung đột nội bộ có thể tồn tại lâu dài. Thứ hai, những hoạt động chống phá chính quyền dù tinh vi đến đâu cũng không thể qua mắt cơ quan chức năng và sự sáng suốt của nhân dân.
Trả lờiXóaBọn này hình như cắn xé nhau từ lâu lắm rồi thì phải. Điển hình là hai nhân vật Osin HĐ với Hiếu nghiện đã từ mười năm trước. Trước khi được về Việt Nam ba ngày thăm mẹ ốm thấy lão Hiếu nghiện đã phải khóa trang cá nhân. Giò không biết ra sao. Ai biết tin gì không
Trả lờiXóaBọn này tuyên bố tập hợp của những người có cùng chí hướng, cùng quan điểm, cùng niềm tin, cùng có mục tiêu chung gắn bó với nhau để thực hiện những mục tiêu chung đó. Cùng nhau chia sẻ những khó khăn, gian khổ cũng như cùng nhau chia sẻ những niềm vui, hạnh phúc. Tuy nhiên đó chỉ là cái mắc, lúc khó khăn thì chắc là thân ai người người nấy lo rồii
Trả lờiXóaBọn này chỉ được cái mắc là trong cùng một hội, nhưng mà thực chất của bọn chúng là vì tiền, vì lợi ích cá nhân chứ không có 1 lợi ích chung, cộng đồng nào cả. Bởi vậy, một khi đã đụng đến lợi ích cá nhân hay tiền bạc thì sớm hay muộn cũng sẽ tan rã mà thôi
Trả lờiXóa