Khoai@
Hà Tiên, 16/12/2024 - Việt Nam luôn coi trọng tự do báo chí như một phần của quyền tự do cơ bản của con người, đồng thời nỗ lực xây dựng một môi trường truyền thông đa dạng và lành mạnh. Tuy nhiên, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) gần đây tiếp tục đưa ra những cáo buộc sai sự thật, vu khống rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do báo chí. Những luận điệu này không chỉ thiếu căn cứ, mà còn thể hiện cách tiếp cận phiến diện và định kiến của RSF.
Ảnh: Luận điệu vu cáo của RSF
RSF đã liên tục cáo buộc Việt Nam "đàn áp tự do báo chí" và thậm chí đưa ra những con số không có cơ sở về số lượng "nhà báo bị giam giữ." Tuy nhiên, phần lớn những cá nhân mà RSF đề cập không phải là nhà báo chính thống, mà là những người lợi dụng báo chí như một công cụ để phát tán thông tin sai lệch hoặc kích động dư luận. Việc xử lý những cá nhân này là hoàn toàn dựa trên quy định của pháp luật, không phải là hành động vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, cách RSF phê phán thường thể hiện sự không đồng đều trong việc đánh giá tự do báo chí trên toàn cầu. Ở các nước phương Tây, như Mỹ hoặc Pháp, không hiếm trường hợp các nhà báo gặp khó khăn, thậm chí bị bắt giữ trong quá trình điều tra hoặc đưa tin về các vấn đề nhạy cảm như biểu tình. Tuy nhiên, những sự việc này ít khi được RSF chú ý hoặc phê phán với mức độ tương tự như khi họ đối với Việt Nam.
Báo chí Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia, và xây dựng niềm tin trong cộng đồng quốc tế. Từ việc tuyên truyền các chính sách phát triển đất nước đến phản ánh trung thực đời sống xã hội, báo chí Việt Nam đã thể hiện vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt, báo chí còn là cầu nối để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, đồng thời là nền tảng phản biện nhằm hoàn thiện chính sách thông qua việc lắng nghe và phản ánh các ý kiến đa chiều của người dân.
RSF cần hiểu rõ rằng, tại bất kỳ quốc gia nào, lợi dụng báo chí để truyền bá thông tin sai sự thật, kích động xã hội hoặc làm suy yếu sự ổn định quốc gia đều không được dung thứ. Việt Nam xử lý các cá nhân vi phạm pháp luật không phải vì chống lại tự do báo chí, mà nhằm bảo vệ sự an toàn và quyền lợi chung của xã hội. Những tổ chức như RSF thay vì đưa ra những luận điệu một chiều, thiếu căn cứ, nên nhìn nhận khách quan hơn về thực tế tự do báo chí ở Việt Nam. Việc lạm dụng vấn đề nhân quyền hay tự do báo chí để phục vụ mục tiêu chính trị sẽ chỉ làm tổn hại thêm đến uy tín của chính tổ chức này.
Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật và hướng đến mục tiêu phát triển xã hội lành mạnh. RSF cần chấm dứt những cáo buộc thiếu căn cứ và phiến diện, đồng thời tôn trọng sự thật cũng như nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường báo chí văn minh và trách nhiệm.
toàn mấy thằng làm việc vô đạo đức vì tiền mà cũng nhận mình là nhà báo, thằng thì lén thu thập bí mật đời tư của người khác rồi tống tiền, thằng thì ngậm tiền của bọn nước ngoài rồi lấy danh nghĩa nhà báo để viết bài vu khống, nói xấu nhà nước, chính quyền, toàn là những góc nhìn phiến diện, méo mó, bóp méo sự thật cả
Trả lờiXóabáo chí Việt Nam vẫn luôn luôn đi đúng định hướng như vậy, chỉ có những đối tượng kia, chúng soi mói để nhắm vào những hoạt động xử lí đối tượng của ta, rêu rao rằng đó là không có tự do báo chí, nhưng chính chúng cũng không thể nhận thức được đúng định nghĩa thế nào là tự do báo chí
Xóavấn đề về lợi dụng tự do báo chí này nói đi nói lại rất nhiều lần rồi, đó cuối cùng cũng chỉ là những chiêu trò cũ rích của các đối tượng, các đối tượng luôn lợi dụng mọi sơ hở của chúng ta, để rêu rao rằng nước ta không có tự do báo chí, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế
Trả lờiXóatự do báo chí không phải là tự do chung chung, tự do vô bờ bến, tự do không có giới hạn mà bao giờ cũng phải gắn và nằm trong khuôn khổ pháp luật. Tự do luôn gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ
Trả lờiXóaMấy cái tổ chức quốc tế kiểu này chưa bao giờ đánh giá công tâm, khách quan về thực tế tình hình tự do báo chí ở Việt Nam cả. So với những quốc gia khác, quyền tự do báo chí ở Việt Nam thực sự rất được tôn trọng, thậm chí còn quá ưu ái đến mức nhiều kẻ không có đủ tư cách làm báo vẫn nghĩ mình có quyền lên mạng đăng những tin xuyên tạc, sai sự thật.
Trả lờiXóanhững đối tượng này chỉ giỏi đánh tráo khái niệm, đánh tráo bản chất mà thôi, tự do báo chí theo kiểu của chúng thì có mà báo chí ngồi lên đầu dân chúng cũng nên, đừng nghĩ rằng tự do báo chí nghĩa là báo chí muốn làm gì thì làm nhé, sai lầm
Xóachắc chắn là không bao giờ đánh giá công tâm rồi, chúng đang hoạt động theo mục đích và lợi ích của chúng mà, tư duy đã sai lầm thì làm cái gì cũng chẳng bao giờ đúng được đâu, mà nó đã ăn sâu vào tư duy tư tưởng rồi thì khó thay đổi lắm
XóaViệt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đó là sự thật không thể phủ nhận. Về mặt pháp lý, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại Điều 10 của bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946 nêu rõ: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam sau đó và việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Trả lờiXóatự do thì tự do, nhưng tự do cũng phải theo khuôn khổ của pháp luật, chứ lấy đâu ra cái kiểu thích viết cái gì thì viết rồi nói đó là tự do, nếu tự do báo chí mà vượt trên cả pháp luật thì có mà cả xã hội này loạn hết lên rồi, làm cái gì cũng phải có khuôn khổ chứ
Xóatự do báo chí ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải luôn đặt trong khuôn khổ của pháp luật của quốc gia đó. Luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều khẳng định quyền tự do báo chí không phải là một quyền tuyệt đối, mà phải chịu những hạn chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước, của người dân
Trả lờiXóaNội dung đánh giá của RSF chẳng những không có gì mới, vẫn lặp lại tư duy cũ mòn của những năm trước, mà còn cho thấy tổ chức này đã cố tình phớt lờ thực tế về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Đây là những đánh giá thiên lệch, thiếu khách quan và hoàn toàn không có cơ sở khi xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia "có ít tự do báo chí."
Trả lờiXóaphải khẳng định rằng Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan
Trả lờiXóa