Lâm Trực@
Gò Công, 19/12/2024 - Thời gian qua, một số cơ sở kinh doanh có dấu hiệu lách luật khi chuyển đổi hoạt động từ karaoke sang mô hình "hát cho nhau nghe" hoặc kinh doanh ăn uống kết hợp biểu diễn nghệ thuật, nhưng lại không đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Vụ cháy thương tâm tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng vào đêm qua khiến 11 người thiệt mạng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng nguy hiểm này.
Vụ hỏa hoạn này không chỉ gây đau thương, mất mát to lớn mà còn làm dấy lên mối lo ngại về việc các cơ sở kinh doanh lợi dụng những kẽ hở trong quản lý để hoạt động. Các hình thức "biến tướng" như "hát cho nhau nghe" không bán vé, hay nhà hàng phục vụ ca nhạc chỉ là cách để các quán karaoke né tránh sự giám sát của cơ quan chức năng. Theo thống kê tại huyện Thạch Thất, đến cuối tháng 2/2024, trong số 132 cơ sở kinh doanh karaoke và dịch vụ hát cho nhau nghe, chỉ có 21 cơ sở là kinh doanh karaoke chính thức, còn lại là các hình thức hát cho nhau nghe trá hình.
Trong thời gian qua, công tác kiểm tra và siết chặt quản lý đối với dịch vụ karaoke đã được các cơ quan chức năng Hà Nội thực hiện nghiêm túc. Nhiều cơ sở bị buộc phải đóng cửa vì không đạt tiêu chuẩn PCCC. Tuy nhiên, không ít cơ sở lại biến tướng sang kinh doanh dịch vụ "hát cho nhau nghe," gây khó khăn trong việc quản lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn. Tại quận Hà Đông, chỉ đến tháng 7/2024, UBND quận mới cấp phép hoạt động trở lại cho 3 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ karaoke, với tổng số 66 phòng hát đủ điều kiện. Nhưng bên cạnh đó, loại hình cà phê hát cho nhau nghe lại nở rộ, trong khi các quy định quản lý cụ thể còn nhiều hạn chế.
Không thể không nhắc đến những chiêu trò tinh vi của các cơ sở kinh doanh nhằm đối phó với lực lượng kiểm tra. Nhiều nơi đã thiết lập các nhóm thông báo trên mạng để cập nhật thời gian, địa điểm kiểm tra của cơ quan chức năng; bố trí hệ thống camera và lực lượng bảo vệ để "canh chừng." Khi bị phát hiện, họ lập tức đóng cửa hoặc dẫn khách vào từ lối ngách. Hệ thống phòng cháy chữa cháy ở nhiều cơ sở lại hết sức sơ sài, với lối đi hẹp, thiếu ánh sáng, tiềm ẩn nguy cơ gây thảm họa lớn như vụ việc vừa xảy ra.
Trước thực trạng đáng báo động này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý mạnh tay đối với các cơ sở vi phạm. Huyện Thạch Thất đã kiến nghị Sở Văn hóa và Thông tin mở các lớp tập huấn chuyên sâu về quản lý kinh doanh karaoke và dịch vụ hát cho nhau nghe, đồng thời đề xuất UBND thành phố ban hành quy chế quản lý cụ thể đối với loại hình kinh doanh mới này. Sở VH&TT Hà Nội cũng đã chỉ đạo liệt kê danh sách các cơ sở đủ điều kiện PCCC để công khai trên Cổng Thông tin điện tử, giúp người dân nhận biết và tránh sử dụng dịch vụ ở các cơ sở không an toàn.
Tuy nhiên, việc quản lý các cơ sở trá hình này không chỉ dừng lại ở công tác hành chính. Cần có sự tham gia tích cực từ cộng đồng để giám sát, tố giác các cơ sở hoạt động chui. Đồng thời, chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức của người dân về an toàn PCCC trong các hoạt động giải trí. Những mất mát không thể bù đắp từ vụ cháy tại đường Phạm Văn Đồng là lời nhắc nhở nghiêm khắc, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có biện pháp kiên quyết và hiệu quả hơn trong thời gian tới, nhằm ngăn chặn những thảm kịch tương tự xảy ra trong tương lai.
tiếp tục là những câu chuyện mang hướng mất bò mới lo làm chuồng, người dân cũng như chủ hộ kinh doanh cần có ý thức phòng ngừa trước khi để xảy ra hậu quả rồi mới lo lắng như vậy, tính mạng con người là quan trọng hơn hết, chuẩn bị tốt công tác phòng ngừa vẫn dễ dàng hơn việc khắc phục hậu quả mà
Trả lờiXóakaraoke bây giờ có những tiêu chuẩn cao hơn so với phòng trà hay music box mà giới trẻ vẫn hay gọi, vì thế các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn thường chuyển đối giấy phép kinh doanh thành những loại hình đơn giản hơn, giảm được tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, đó chính là nguyên nhân
Trả lờiXóađã mở kinh doanh thì nên quan tâm và chú trọng đến sự an toàn tính mạng cho khách hàng, nếu họ có vấn đề gì thì người chủ kinh doanh cũng phải chịu hậu quả cho những hành vi thiếu trách nhiệm của mình, chỉ vì không đảm bảo những tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ nên mới để xảy ra hậu quả như vậy
Trả lờiXóanhững cơ sở phòng trà, hát cho nhau nghe hay thậm chí là karaoke đều có xu hướng kiến trúc khép kín, cách âm, vì thế nên rất khó khăn trong việc nhận biết cháy nổ cũng như triển khai các hoạt động cứu nạn cứu hộ bên trong đám cháy, dẫn đến những hậu quả thương tâm
Trả lờiXóaThực tế việc một số cơ sở kinh doanh có biểu hiện “lách luật”, chuyển hát karaoke sang hình thức “hát cho nhau nghe” hay kinh doanh ăn uống kết hợp biểu diễn nghệ thuật, không bán vé,… nhưng không đảm bảo các yêu cầu về PCCC. Điều này khiến cho cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc quản lý cũng như tiềm ẩn những rủi ro rất đáng lo ngại.
Trả lờiXóaTrên địa bàn thành phố bây giờ có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ "hát cho nhau nghe", đây là một hình thức “lách luật” của các cơ sở kinh doanh karaoke nhằm tránh sự quản lý của các cơ quan Nhà nước cấp huyện, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý cho các cơ quản chức năng. Trong quá trình kiểm tra, đối với các cơ sở kinh doanh không đủ điểu kiện, huyện đều có biên bản, quyết định tạm đình chỉ, các cơ sở cố tình hoạt động đều có quyết định xử phạt.
Trả lờiXóaCó tình trạng các cơ sở karaoke liên hệ, tạo lập nhóm trên mạng để thông tin, thông báo cho nhau về việc lực lượng chức năng đang triển khai kiểm tra ở địa bàn nào; bố trí hệ thống camera giám chặt chẽ, lực lượng bảo vệ, gồm cả lực lượng tại chỗ và xe ôm để làm tai mắt. khi lực lượng chức năng xuất hiện, các cơ sở này lập tức đóng cửa. Nhiều cơ sở đóng kín cửa trước, người vào cần mật mã, nhưng cửa ngách lại mở, thang đi lên phòng hát bé, tối, nguy cơ mất an toàn PCCC rất lớn.
Xóa