Chia sẻ

Tre Làng

Cảnh giác với thủ đoạn giả danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lâm Trực@

Long Xuyên, 23/12/2024 - Gần đây, trước tình trạng các vụ lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng với những thủ đoạn tinh vi, một chiêu trò mới đã xuất hiện nhằm tiếp tục lợi dụng và chiếm đoạt tài sản từ các nạn nhân. Lấy danh nghĩa "giúp đỡ" khôi phục lại tài sản đã mất, nhiều đối tượng lừa đảo lập fanpage, website mạo danh các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan Công an, để dụ dỗ nạn nhân.

Đánh vào tâm lý mong muốn nhanh chóng lấy lại tiền bị chiếm đoạt, các đối tượng tạo ra hàng loạt fanpage giả danh Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc các công ty luật uy tín. Chúng quảng cáo các dịch vụ với những nội dung hấp dẫn như “thu hồi tiền bị treo,” “hỗ trợ lấy lại tiền không cần cọc,” hay “thu hồi tiền từ các nền tảng thương mại điện tử,” kèm theo cam kết chỉ thu phí khi người dân nhận lại tiền.

Để tăng độ uy tín, các đối tượng còn sử dụng nhiều tài khoản ảo bình luận cảm ơn “đơn vị hỗ trợ,” tạo lòng tin để lừa đảo. Thậm chí, chúng chạy quảng cáo, khiến những nội dung này xuất hiện liên tục trên mạng xã hội, thu hút nhiều lượt truy cập và tương tác.

Thay vì trình báo cơ quan Công an, một số nạn nhân nhẹ dạ đã liên hệ với các fanpage giả mạo này. Từ đó, họ bị yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, chi tiết vụ việc lừa đảo, tải thêm ứng dụng như Zalo hoặc Telegram để “tiện liên hệ” và chuyển khoản trước một khoản tiền làm “phí xử lý hồ sơ.” Sau khi tạo được lòng tin, chúng tiếp tục yêu cầu nộp thêm tiền với lý do “hồ sơ chưa đầy đủ,” “phí xét duyệt,” hoặc “lỗi hệ thống.” Nạn nhân không chỉ mất tài sản một lần nữa mà còn bị bỏ rơi, không cách nào liên lạc được.

Các thủ đoạn này tuy không mới nhưng vẫn hiệu quả bởi chúng đánh vào sự hoang mang và thiếu cảnh giác của người dân. Thậm chí, kẻ gian còn sử dụng phần mềm chỉnh sửa để tạo ra các tài liệu giả, làm nạn nhân tin rằng hồ sơ của họ đang được xử lý. Điều này không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn khiến nạn nhân e ngại khi tìm đến cơ quan chức năng thực sự.

Cơ quan Công an thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người dân không liên hệ hoặc thực hiện bất kỳ giao dịch nào với các fanpage, website mạo danh quảng cáo các dịch vụ “hỗ trợ thu hồi tài sản.” Hiện nay, Công an không phối hợp hoặc ủy quyền bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tiếp nhận và xử lý các vụ lừa đảo qua mạng. Khi gặp trường hợp bị lừa đảo, người dân cần trực tiếp đến cơ quan Công an trình báo hoặc gửi đơn qua đường bưu chính để được hỗ trợ chính thức.

Để tự bảo vệ mình, người dân cần thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin từ các kênh chính thống, tránh xa những giao dịch chuyển tiền qua mạng xã hội khi chưa xác minh rõ ràng danh tính bên liên quan. Nếu nghi ngờ bị lừa đảo, hãy nhanh chóng liên hệ cơ quan Công an gần nhất để đảm bảo quyền lợi và được hỗ trợ kịp thời.

27 nhận xét:

  1. Trước đấy thì bị lừa đảo do có kẻ mạo danh cơ quan chức năng nói mình có liên quan tới đường dây này kia, xong mất oan gần trăm triệu cho nó "chạy" cho mình. Xong lại bị bọn giả danh công an nhận "lấy lại tiền" bị lừa đảo và bị lừa thêm vài chục triệu nữa. Giờ lừa đảo mà quảng cáo trên mạng nhiều hơn cả bán hàng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. công an là lực lượng uy tín, sẵn sàng giúp đỡ người dân và giải quyết những vấn đề của người dân, nên chúng luôn lợi dụng hình ảnh, uy tín đó để lừa đảo người dân, nhằm chiếm đoạt tài sản, hỗ trợ lấy lại tiền mà lại thành lấy đi tiền mồ hôi công sức của người khác

      Xóa
    2. nhiều đối tượng gọi điện đe doạ người dân rằng họ đang trong diện tình nghi của một vụ án nào đó, rồi họ nói thêm một số thông tin cơ bản của nhân thân người bị lừa đảo để tạo lòng tin, người nào không có bản lĩnh sẽ trở nên lo lắng hoang mang và sẵn sàng làm theo lời chúng nói

      Xóa
    3. Kiểu như lừa đảo được mùa kiếm ăn vậy, chỉ trong vòng vài năm mà người dân liên tục bị các thuê bao gọi điện đến làm phiền, từ việc bán hàng tư vấn đầu tư cho đến lừa đảo, phải chẳng đến lúc cần quản lý chặt chẽ hơn mảng này để bảo vệ cho cộng đồng

      Xóa
    4. Sinh ra cái định danh đối với tài khoản ngân hàng cho đến mạng xã hội nó cũng đúng thôi, để thằng nào lên phát ngôn cũng phái chịu trách nhiệm với pháp luật cả, tránh việc không biết ai ra ai, nên sinh ra lộng hành, biến người dùng thành con mồi cho đám tội phạm tha hồ săn

      Xóa
  2. bọn lừa đảo bây giờ ngày càng có nhiều hình thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi hơn mà người dân không thể nhận biết hết được, hòng qua mắt được lực lượng chức năng, nhiều người chưa gặp trường hợp lừa đảo bao giờ nên khi bị chúng thao túng tâm lý dễ dẫn tới làm theo những gì chúng sai bảo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mạo danh công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là hình thức lừa đảo mới hiện nay, nhưng các đối tượng luôn bày ra các lý do đánh vào tâm lý người bị đe doạ, từ đó rơi vào bẫy của chúng

      Xóa
  3. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Người dân cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo từ cơ quan chức năng để nâng cao cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lừa đảo kiểu cũ thì người dân có thể đến cơ quan công an gần nhất để trình báo, qua đó giúp cơ quan công an có thêm thông tin để truy bắt các đối tượng thực hiện hành vi khi thu hồi được tài sản thì sẽ tiến hành trao trả lại cho bị hại và xử lý nghiêm các đối tượng trước pháp luật

      Xóa
    2. Nhưng lừa đảo kiểu mới là chúng chủ động quảng cáo hoạt động có thể thu hồi lại tiền đã bị lừa để dẫn dụ con mồi vào tròng, quảng cáo này thì ai cũng thấy, cơ quan công an cũng thấy nên chẳng cần trình báo, nhưng lại thu hút được rất nhiều con mồi bay vào, nó ngược với phương thức trước đây

      Xóa
  4. Cần phải có hình phạt nghiêm khắc nhất đối với đối tượng tội phạm này vì nếu không sẽ còn có nhiều người vì tham lam mà đi theo bước chân của chúng. Cần mức hình phạt cao nhất để răn đe. Tôi đã tiếp nhận nhiều cuộc điện thoại lừa đảo như mời gọi đầu tư, xác nhận VNeid, CCCD....Rất nhiều gia đình tan nát vì bọn này.

    Trả lờiXóa
  5. Hình thức lừa đảo kiểu này rất cũ nhưng hiện nay chúng vẫn lùa được rất nhiều con mồi, đặc biệt là những người cao tuổi không đọc báo hay xem tin tức không tiếp cận các kênh truyền thông. Có lẽ cơ quan công an phải có cách thức nào để phổ cập tuyên truyền cảnh báo chiêu trò của bọn tội phạm đặc biệt này đến mọi tầng lớp nhân dân tránh được cái bẫy này

    Trả lờiXóa
  6. Không hiểu sao người có tiền lại nhẹ dạ và cả tin quá vậy. Rất nhiều kênh phản ánh việc giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại mà mọi người không đọc và cảnh giác sao. ọn khốn nạn đốn mạt. Nhiều gia đình bị chúng nó lừa phải tán gia bại sản, vợ chồng cãi nhau dẫn đến li tán. Bức xúc với bọn này thật sự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa có mấy thằng chuyên đòi tiền của đám gái mại dâm với mấy người sống thuộc đáy xã hội để kiếm sống, giờ thì có đám chuyên đi lừa đảo tiền của người rơi vào hoàn cảnh, nói thật là mạt hạng đến vậy là cùng

      Xóa
  7. Công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân, không hướng dẫn kích hoạt qua gọi điện thoại. Vì thế người dân cần nâng cao cảnh giác, phòng tránh và tố giác kịp thời với loại tội phạm gọi điện kích ứng dụng VNeID nha mọi người

    Trả lờiXóa
  8. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là gọi điện giả danh cơ quan thực thi pháp luật, thông báo rằng người dùng liên quan đến các vụ việc nghiêm trọng, như rửa tiền. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đến một số tài khoản ngân hàng với lý do "để cơ quan điều tra giám định, nếu không có vấn đề gì sẽ trả lại". Khi tiền được chuyển đến các tài khoản này, chúng sẽ thuê người rút hết tiền ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thủ đoạn này thì có lâu rồi bạn, nên người nghe đa phần sẽ yêu cầu đến làm việc trực tiếp chứ không đồng ý làm việc qua điện thoại, trừ những trường hợp có vấn đề thật sự thì khi nghe cuộc gọi họ sẽ giật mình mà làm theo thôi

      Xóa
  9. tôi cũng từng bị gọi điên như vây nhưng tôi nói là tôi chả liên quan gì tơi pháp luât thì nó quay lại chưi bơi loan lên. Bọn này cân cơ quan chưc năng cho hình phạt nặng. tôi thì hay bị gọi làm phiền được chỗ này quay số trúng cái này cái kia.Tôi từ chối luôn và nói mình tặng lại bạn đó.làm gì có cái gì ai cho không ai bao giờ .

    Trả lờiXóa
  10. Thủ đoạn giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và tinh thần cho nhiều người. Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp các đối tượng dễ dàng tiếp cận và thực hiện hành vi lừa đảo.

    Trả lờiXóa
  11. Nhiều người dân vẫn còn thiếu hiểu biết về các thủ đoạn lừa đảo, dễ dàng tin vào những lời ngon ngọt của kẻ gian. Việc truy bắt các đối tượng lừa đảo gặp nhiều khó khăn do chúng thường hoạt động tinh vi, qua mạng internet và sử dụng nhiều số điện thoại ảo. Điều này khiến nạn nhân mất niềm tin vào các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người dân đúng là đang thiếu hiểu biết về những thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng xấu thật, tuyên truyền thì đúng là có khắp nơi, thậm chí phát ra rả trên loa phường hàng ngày nhưng căn bản là người dân chẳng thèm nghe, chỉ thích lướt face xem phim thôi

      Xóa
    2. Trong khi thủ đoạn của các đối tượng thì thay đổi từng ngày, đến cơ quan chức năng cũng nhiều lần rơi vào thế bị động nữa là, việc giả mạo cơ quan công an để lừa đòi lại tiền đã mất cũng mới có trong năm nay chứ trước đây làm gì có, không chịu cập nhật là dính chưởng ngay

      Xóa
  12. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ. Khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn lạ, cần kiểm tra lại thông tin qua các kênh chính thống. Nếu nghi ngờ bị lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ.

    Trả lờiXóa
  13. Việc giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác phòng chống để giảm thiểu thiệt hại.

    Trả lờiXóa
  14. Về mặt đạo đức mà nói thì đám người lừa người bị mất tài sản này xuống cấp phải gọi là đáy của xã hội luôn, bị hại đã mất mát tài sản, tổn thương tinh thần ảnh hưởng bao nhiêu thứ trong cuộc sống rồi còn tìm đến để lừa, vét mấy đồng bạc lẻ, vét tiền người ta cắn răng đi vay để tiêu xài thì đúng là hết chỗ nói

    Trả lờiXóa
  15. Xuất phát từ hoạt động của các đối tượng lừa đảo trên mạng rất tinh vi, khó truy vết được nguồn gốc, thông tin đối tượng nên kéo theo công tác xác minh của Công an tiến hành khó, lâu mới được nên bị hại có khi trình báo thấy không ổn liền đi tìm cách khác với tinh thần có bệnh thì vái tứ phương

    Trả lờiXóa
  16. Ai dè lại gặp mấy anh lừa đảo mồm ngọt hơn cả mía lùi nữa thì hỏi sao lại không mắc bẫy cho được, người khôn thì đã không bị lừa lần 1, mà có lỡ bị lừa cũng biết chọn nơi mà chờ, số ngơ ngơ còn lại thì cứ còn thở là còn nghe lời dụ dỗ, hỏi sao đám lừa đảo không giàu cho được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog