Chia sẻ

Tre Làng

Chuyện cách đưa tin về nhập khẩu gạo của TS Nguyễn Xuân Diện

Lâm Trực@

Sóc Trăng, 9/12/2024 - Hôm nay, trên Fb của mình, TS Nguyễn Xuân Diện đưa ra thông tin rằng: “Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đến 3,2 triệu tấn gạo và trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Philippines và Indonesia”. Dẫn dắt này, dù không sai, nhưng lại gây hiểu nhầm khi Diện lờ đi bối cảnh và mục đích nhập khẩu gạo, từ đó khiến dư luận hiểu sai về thực trạng ngành gạo của Việt Nam.

Ảnh chụp màn hình status của TS Nguyễn Xuân Diện

Trên thực tế, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo, đạt giá trị xuất khẩu kỷ lục 5,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Gạo xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn và được tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm như Philippines, Indonesia, châu Phi, và Trung Đông. Điều này khẳng định Việt Nam không chỉ giữ vững vị thế là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới mà còn nâng cao uy tín với sản phẩm gạo chất lượng cao.

Việc nhập khẩu khoảng 2,9 triệu tấn gạo (tôi không rõ anh diện lấy số liệu 3.2 tấn ở đâu) trong năm 2024, phần lớn là gạo tấm giá rẻ từ Ấn Độ, Campuchia, và Myanmar, là nhu cầu đặc thù phục vụ sản xuất thực phẩm như bánh, bún và thức ăn chăn nuôi. Đây là chiến lược cân đối nguồn cung trong nước và phục vụ các ngành công nghiệp chế biến, không phản ánh sự phụ thuộc hay thất thế của ngành gạo Việt Nam. Thực tế, lượng gạo nhập khẩu này không cạnh tranh trực tiếp với gạo chất lượng cao dành cho xuất khẩu mà chỉ đóng vai trò bổ trợ trong chuỗi cung ứng nội địa.

Tuy nhiên, cách diễn đạt của TS Nguyễn Xuân Diện khi chỉ nhấn mạnh số lượng nhập khẩu 3,2 triệu tấn mà không làm rõ bối cảnh đã vô tình tạo ấn tượng sai lệch rằng Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn nhưng không đủ năng lực sản xuất. Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế khi lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam gấp gần 3 lần lượng nhập khẩu, cho thấy sức mạnh của ngành nông nghiệp nước nhà.

Câu nói của Lev Tolstoy rằng: “Nửa chiếc bánh mỳ là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật” rất phù hợp để minh họa cho tình huống này. Khi thông tin chỉ được đưa ra một phần hoặc thiếu bối cảnh đầy đủ, nó dễ bị bóp méo và gây hiểu nhầm. Việc TS Nguyễn Xuân Diện không trình bày toàn diện bối cảnh nhập khẩu gạo đã dẫn đến một góc nhìn phiến diện, tạo cảm giác tiêu cực về ngành nông nghiệp Việt Nam.

Dựa trên các số liệu và thực tế, Việt Nam đang tận dụng tốt lợi thế xuất khẩu gạo chất lượng cao và duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường quốc tế. Việc nhập khẩu gạo là một phần trong chiến lược đáp ứng nhu cầu nội địa, không thể hiện sự phụ thuộc hay yếu kém. Đưa tin thiếu bối cảnh và làm nổi bật các yếu tố tiêu cực không chỉ gây hiểu nhầm mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng vào thành tựu thực sự của đất nước. Sự thật chỉ mang giá trị khi được trình bày đầy đủ và trung thực, giúp xã hội nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và khách quan.

9 nhận xét:

  1. Việc không trình bày bối cảnh và mục đích nhập khẩu cho thấy cách đưa tin của TS Diện có thể nhằm:

    Gây cảm giác tiêu cực: Nhấn mạnh lượng nhập khẩu mà không giải thích rõ, khiến công chúng có thể nghĩ ngành nông nghiệp Việt Nam yếu kém.

    Dẫn dắt dư luận: Thông tin thiếu cân đối dễ dẫn tới suy diễn sai lệch về chính sách nông nghiệp của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Diện sống trong thời đại công nghệ, đến một người nông dân cũng dành nửa ngày để lên mạng nghe thông tin mà còn chơi cái trò đưa thông tin kiểu phiến diện để định hướng dư luận vào những điều tiêu cực, với phương pháp làm việc như vậy thì đồng lương được nhận cũng rẻ mạt thôi

      Xóa
    2. Đúng, cái kiểu chỉ công khai nội dung một mặt, thiếu khách quan, toàn diện, cố tình che đậy mặt còn lại chỉ có bọn phản động, mưu mẹo bẩn mới làm. Chúng nó cố tình làm thế để nhân dân có cái nhìn sai lệch, gây mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước

      Xóa
  2. Nặc danh03:46 10/12/24

    Sao không cấm " xuất ngôn " cái thằng dở người dở ngợm này đi . Già rồi , ngồi một xó , nói mò , nói móc . Dân đủ ăn , ấm no , nó tức , cắn càn cắn bậy .Có đi đây , đi đó , mới thấy việt nam mình thay đổi thần kì . Dân không những ăn no , còn ăn ngon là là đằng khác . Vì thế , thằng khốn này nó tức . " mặc cho chó sủa , trăng cứ lên " . Tôi yêu việt nam !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đều là một thông tin nhưng rơi vào tay kẻ xấu, những đối tượng đó có thể biến tấu đi, thay đổi thành những lời lẽ xoay chiều dư luận, hướng dư luận tới những thứ không phải sự thật, nhằm đạt được mục đích của chúng

      Xóa
  3. Quan Nguyen20:57 10/12/24

    Mua rẻ bán đắt là đúng bài rồi, không lẽ gạo xịn nước mình lại đi xay làm bún với thực phẩm thường để bán giá rẻ, tại sao ông Xuân Diện cứ phải cố cái bài nói nửa vấn đề để lôi kéo dư luận thế nhỉ, phải chẳng ông quá bí ý tưởng trong đưa tin dẫn đến lặp đi lặp lại một chiêu trò cũ đến mức đứa con nít cũng nhận ra

    Trả lờiXóa
  4. Thằng cha Diện này ngu thế không biết : Việt Nam nhập khẩu gạo là có thật, bán nhiều gạo là có thật ; Nhập gạo cấp thấp để sản xuất bún bánh : Gạo dẻo thì không làm được bún bánh Diện à, gạo cứng như di truyền, khang dân thì mới làm được bún bánh hiểu chưa (không tin thì Diện về quê mà hỏi - quê Diện ở Sơn Tây đó), thử tính xem số lượng bún bánh ăn hàng ngày của 1 thôn, 1 xã với với số lượng gạo nấu cơm hàng ngày của 1 thôn, 1 xã thì sẽ thấy nó có tỷ lệ là bao nhiêu?. Ngoài ra còn sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, nấu rượu nữa ( Gạo dẻo không nấu rượu vì hiệu quả thấp!) ; Vì thế chúng ta nhập khẩu gạo cấp thấp để chế biến và xuất khẩu gạo cấp cao (giá bán gạo Việt Nam đắt hơn của Thái Lan và Bộ nông nghiệp Thái gần đây phải kêu trời vì giống lúa Việt Nam đang phủ kín cánh đồng Thái đó Diện à) là hiệu quả kinh tế đó. Đây là kiến thức tối thiểu về kinh tế mà Diện còn không biết mà hơi tý mở mồm ra là khoe mình hiểu biết là làm sao?, lại còn nói giọng óc nữa chớ, thật là đồ xuẩn, tài tướng gì ngữ ấy.

    Trả lờiXóa
  5. các đối tượng phản động, chống phá bây giờ cũng không phải dạng vừa đâu, chúng không từ mọi thủ đoạn, dùng mọi lời văn, đánh tráo bản chất để bịa ra được những luận điệu xuyên tạc, gây hoang mang, nhầm lẫn trong dư luận

    Trả lờiXóa
  6. Bóp méo thông tin vốn là chiêu trò quen thuộc của bọn này rồi. Chỉ cần có một chút sự thật là chúng cũng thêm mắm thêm muối, thêm rau củ quả vào xào thập cẩm thành một bài viết giật tít để chê bai chế độ, nói xấu đất nước được. Chả hiểu thi được cái bằng tiến sĩ Hán Nôm để làm gì, cống hiến gì chả thấy, chỉ thấy phá luôn

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog