Lâm Trực@
Hà Nội, 3/12/2024 - Việc thực thi công bằng, minh bạch trong xử lý vi phạm giao thông đã có bước tiến mới khi Bộ Công an ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA. Theo đó, từ ngày 1/1/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ áp dụng các quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tham gia giao thông, đặc biệt là quy định cấm giữ phương tiện khi người điều khiển không có lỗi.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của Thông tư này là việc quy định rõ ràng về trách nhiệm trả lại phương tiện giao thông ngay sau khi xác định người điều khiển không có lỗi hoặc không vi phạm pháp luật khác. Quy định tại khoản 4 Điều 10 nêu rõ: "Phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển nếu không có lỗi hoặc vi phạm khác." Quy định này không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, chấm dứt những bất cập gây bức xúc lâu nay.
Đối với các vụ tai nạn giao thông mà các bên liên quan không thể tự thỏa thuận bồi thường thiệt hại dân sự, CSGT sẽ lập biên bản và hướng dẫn các bên liên hệ với tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều này thể hiện tinh thần minh bạch và sự công bằng trong xử lý, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên.
Quá trình điều tra và xử lý tai nạn giao thông theo Thông tư 72/2024/TT-BCA được thực hiện một cách toàn diện và chặt chẽ. Theo Điều 7, cán bộ CSGT có trách nhiệm xác định rõ các dấu hiệu tội phạm, hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến tai nạn, mức độ thiệt hại, cũng như tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Đồng thời, việc làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện nghiêm túc và có thể kèm theo đề xuất trưng cầu giám định hoặc định giá tài sản để đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Đặc biệt, trong những trường hợp hiện trường vụ tai nạn bị xáo trộn hoặc cần thiết cho công tác điều tra, Thông tư cho phép tổ chức dựng lại hiện trường. Quá trình này được quy định cụ thể tại Điều 15, yêu cầu phải có kế hoạch chi tiết, được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, và được thực hiện theo trình tự rõ ràng như đo đạc, chụp ảnh, lập biên bản và vẽ sơ đồ hiện trường. Việc dựng lại hiện trường không chỉ giúp tái hiện chính xác diễn biến vụ việc mà còn cung cấp cơ sở pháp lý và khoa học để xử lý đúng người, đúng tội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.
Thông tư 72/2024/TT-BCA đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý giao thông đường bộ. Các quy định trong Thông tư không chỉ giúp minh bạch hóa quá trình xử lý vi phạm mà còn tạo niềm tin cho người dân, khẳng định vai trò của pháp luật trong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Việc triển khai thực hiện Thông tư này không chỉ góp phần xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại mà còn là minh chứng cho nỗ lực của Bộ Công an trong việc đổi mới, hoàn thiện các chính sách quản lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên cả nước.
quy định xử lý vi phạm về giao thông cũng cần phải có nhiều thay đổi và bổ sung để phù hợp với thực tiễn hiện nay, đặc biệt là tình trạng giao thông ở các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, chủ yếu để đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân và người tham gia giao thông, hạn chế việc kéo dài làm mất thời gian
Trả lờiXóaThực chất là để khách quan minh bạch tính linh hoạt trong quá trình xử lý là chính, tránh tình trạng nhiều người hiểu nhầm về công tác xử lý của lực lượng CSGT vốn nhạy cảm từ trước đến nay, chứ không phải do hoạt động công vụ của các anh có vấn đề, chỗ này cần được nói rõ tránh mấy con kền kền lại xỉa xói
Xóađúng là người tham gia giao thông mà đã không vi phạm thì phải trả lại phương tiện cho họ để họ di chuyển rồi, giữ lại phương tiện ở đó cũng chẳng giải quyết vấn đề gì, pháp luật bây giờ thay đổi chủ yếu để phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân
Trả lờiXóaGiờ không thỏa thuận được là ra tòa, hướng đến giải quyết mọi vấn đề dân sự bằng tòa dân sự chứ không phải việc gì cũng đổ lên đầu các anh, nhiều trường hợp cố tình gây chuyện làm cho một vụ việc mãi không xử lý được mà trách nhiệm công vụ cứ gắn cho phía CSGT.
Trả lờiXóa