Lâm Trực@
Hà Nội, 3/12/2024 - Vụ việc các đối tượng trả giá lên đến 30 tỷ đồng/m2 tại phiên đấu giá đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đã gây rúng động dư luận. Hành vi thông đồng nâng giá bất thường này không chỉ làm méo mó thị trường bất động sản mà còn trực tiếp gây cản trở các chính sách kinh tế của nhà nước trong việc khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai.
Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội, các đối tượng Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung và Nguyễn Thế Quân đã bị tạm giữ để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật trong vụ đấu giá. Trước phiên đấu giá, nhóm này đã thỏa thuận với nhau về một chiến thuật tinh vi nhằm phá hoại quá trình đấu giá.
Cụ thể, các đối tượng nhận định giá trị thực của lô đất chỉ nằm ở mức khoảng trên 30 triệu đồng/m2. Để kiểm soát kết quả đấu giá, họ thống nhất nâng giá lên qua sáu vòng đấu bắt buộc. Trong đó, tại vòng 5, họ cố ý đẩy giá lên một mức "đột biến," nhằm tạo sự chênh lệch lớn và khiến các nhà đầu tư khác không dám tiếp tục tham gia. Đến vòng 6, tất cả đồng loạt bỏ cuộc, khiến lô đất không thể được trúng đấu giá.
Thực tế, chiêu thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi 36 trên 58 lô đất trong phiên đấu giá bị nhóm đối tượng thông đồng nâng giá, đẩy giá lên gần 100 triệu đồng/m2. Thậm chí, Phạm Ngọc Tuấn còn trả giá tới 30 tỷ đồng/m2, con số phi lý không tưởng, chỉ để làm gián đoạn phiên đấu giá.
Hành vi thông đồng nâng giá không chỉ gây thiệt hại cho nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, những bên mong muốn tham gia đấu giá một cách minh bạch, lành mạnh. Đây là biểu hiện rõ nét của sự phá hoại, cố ý làm suy yếu hiệu quả quản lý tài sản công, đồng thời làm mất niềm tin vào hệ thống pháp luật.
Vụ việc này là lời cảnh tỉnh cho những ai còn ấp ủ ý đồ phá hoại chính sách kinh tế của nhà nước. Hành vi thông đồng, thao túng thị trường đấu giá không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc gia.
Qua đây, cơ quan chức năng đã khẳng định sẽ xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, đồng thời không khoan nhượng trước bất kỳ âm mưu nào nhằm gây cản trở sự phát triển kinh tế bền vững. Những hành động như thế này không chỉ đối diện với các hình thức xử phạt hành chính mà còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nặng nề.
Vụ việc một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường giám sát, minh bạch hóa các hoạt động đấu giá tài sản công. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng cần được đẩy mạnh, giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm trong các hoạt động kinh tế liên quan đến tài sản công.
Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản phát triển bền vững, minh bạch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những hành vi phá hoại, dù tinh vi đến đâu, cũng không thể qua mắt được cơ quan pháp luật. Đây là bài học lớn cho những kẻ lợi dụng các kẽ hở để thực hiện các hành vi trục lợi, làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội.
Công an TP Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
Trả lờiXóaNgày 3/12, Cơ quan CSĐT - Công an TP Hà Nội đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân liên quan đến vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 tại phiên đấu giá diễn ra ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) rồi "xin" rút.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Nam - Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định, khi tham gia phiên đấu giá tài sản, những người tham gia đấu giá mua tài sản phải tuân theo quy chế cuộc đấu giá, các quy định pháp luật có liên quan, sự điều hành của đấu giá viên nhằm đảm bảo quá trình đấu giá diễn ra khách quan, đúng theo quy định pháp luật
XóaTheo lời khai, trước khi đấu giá, các đối tượng đã xác định mức giá chỉ khoảng trên 30 triệu đồng/m2 sẽ có thể bán chênh được nên để khống chế kết quả đấu giá, các đối tượng đã thỏa thuận với nhau về mức giá qua 6 vòng đấu bắt buộc.
Trả lờiXóaCụ thể, nếu đến vòng 4, mức giá được các nhà đầu tư trả cao hơn 30 triệu đồng thì vào vòng 5 sẽ đưa ra một mức cao đột biến để thắng áp đảo. Rồi đến vòng 6 sẽ cùng thống nhất bỏ không tiếp tục tham gia nữa. Mục đích là phá không cho lô đất được trúng đấu giá thành công.
Với chiêu thức này đã có 36/58 lô đất bị các đối tượng trên thông đồng, trả cao tới gần 100 triệu đồng/m2 xong bỏ không đấu nữa. Cá biệt có Phạm Ngọc Tuấn trả tới mức 30 tỷ đồng/m2.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập, các đối tượng được xác định có hành vi thông đồng nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
Thông tin về những cuộc đấu giá đất với mức tiền đấu giá "trên trời" thu hút sự quan tâm của dư luận. Ngày 10.8.2024, cuộc đấu giá 68 thửa đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai có số lượng kỷ lục trên 4.200 hồ sơ với hơn 1.500 người tham dự. Lô đất được trả giá cao nhất có giá lên tới 100,5 triệu đồng/m²
XóaNhư Tiền Phong thông tin, phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) hôm 29/11 gây xôn xao dư luận khi có nhóm khách hàng trả giá cao bất thường, sau đó đồng loạt không trả giá ở vòng tiếp theo rồi "xin" bỏ cuộc.
Trả lờiXóaTheo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, tại vòng đấu thứ 5, một số thửa đất khách hàng trả giá cao bất thường, trong đó có khách hàng Phạm Ngọc Tuấn trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho 03 thửa đất (lô A12, A13, C6).
Bên cạnh đó, có khách hàng Ngô Văn Dương trả giá 101,4 triệu đồng/m2 cho 13 thửa đất (B1, B10, B11, B12, B19, C7, A7, A8, A9, A10, A15, A16, A17).
2 khách hàng Nguyễn Thể Quân, Nguyễn Thế Trung trả giá 98,4 triệu đồng/m2 cho 10 thửa đất (A2, A3, A4, A5, A6, B13, B14, B15, B16, B17).
Ngoài ra, 2 khách hàng Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Đức Thành trả giá 50,4 triệu đồng/m2, 59,4 triệu đồng/m2, 62,4 triệu đồng/m2, 68,4 triệu đồng/m2 cho 10 thửa đất (A1, A11, B5, B6, B7, B8, C9, D5, D6, D7).
Tuy nhiên, đến vòng thứ 6 (vòng đấu cuối cùng), có 36 thửa đất khách hàng không tiếp tục trả giá và 22 thửa đất khách hàng trả giá.
Cứ nghĩ làm vậy là trót lọt được, xem thường pháp luật thì sao mà thoát được. Cần phải làm điểm, xử lý thật nghiêm không là chúng nó lại nghĩ là ta đây tài giỏi, một tay che trời. Lưới trời lồng lộng sao mà thoát được. Đầu cơ từ 2 triệu hơn lên 30 tỷ/m2 thì quá kinh khủng rồi
Trả lờiXóaLuật Đấu giá tài sản sửa đổi có hiệu lực 1.1.2025 đã bổ sung các chế tài xử lý vi phạm với người tham gia đấu giá tại Điều 70. Theo đó, với trường hợp giao, cho thuê đất để thực hiện dự án, người trúng đấu giá nhưng bỏ cọc khiến kết quả bị hủy, sẽ không được tham gia đấu giá trong 6 tháng đến 5 năm
XóaTuy nhiên, Luật Đấu giá tài sản sửa đổi đã siết quy định với người trúng đấu giá quyền sử dụng đất khi người tham gia hoặc trúng đấu giá sẽ bị xử lý kỷ luật, phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thông đồng, móc nối với đấu giá viên, đơn vị tổ chức đấu giá... nhằm dìm, nâng giá hay làm sai lệch kết quả
XóaViệc thông đồng trong đấu giá đất gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho nhà nước. Khi các bên tham gia đấu giá hợp tác để ép giá xuống mức thấp, ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu một khoản lớn. Điều này làm giảm nguồn thu quan trọng để đầu tư vào phát triển các lĩnh vực khác của xã hội.
Trả lờiXóa