Chia sẻ

Tre Làng

Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật

Lâm Trực@

Hà Nội, 21/1/2025 - Với việc Nghị Định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, mức xử phạt cho hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt là lỗi vượt đèn đỏ, đã tăng lên đáng kể. Điều này khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, không chỉ vì mức phạt cao mà còn vì những tranh cãi về nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

Theo quy định mới, mức phạt cho hành vi vượt đèn đỏ đối với ô tô đã tăng từ 4-6 triệu đồng lên 18-20 triệu đồng, trong khi xe mô tô chịu mức phạt từ 4-6 triệu đồng thay vì 800 nghìn - 1 triệu đồng như trước. Đi kèm với đó là các biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như trừ điểm trên giấy phép lái xe, tước giấy phép lái xe có thời hạn.

Những thay đổi này nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân, bởi lâu nay hành vi vi phạm giao thông vẫn thường bị coi nhạ. Nếu không có các biện pháp mạnh tay, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay phóng nhanh vượt ẩu sẽ tiếp tục tái diễn, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Dựa trên số liệu của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), năm 2024 cả nước ghi nhận 21.532 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 9.954 người chết và 16.044 người bị thương. Đáng chú ý, 360 vụ tai nạn giao thông xảy ra do vượt đèn đỏ, làm 122 người chết và 301 người bị thương. Trong nhiều trường hợp, người vi phạm thừa nhận rằng họ vượt đèn đỏ vì không muốn chờ đợi, bắt chước các phương tiện khác hoặc thấy đường vắng.

Những thói quen xấu này đã tồn tại lâu dài, nhất là tại các nút giao thông không có lực lượng cảnh sát giao thông. Một số ý kiến trên mạng xã hội đã chỉ trích hệ thống hạ tầng giao thông như thời gian đèn vàng quá ngắn, biển báo thiếu rõ ràng hoặc khuất tầm nhìn. Tuy nhiên, bài toán tai nạn không nằm ở hạ tầng mà chủ yếu xuất phát từ việc coi thường luật lệ giao thông của chính người tham gia.

Chỉ trong nửa tháng đầu thực thi Nghị Định 168 (từ 1/1 đến 14/1/2025), cả nước ghi nhận 681 vụ tai nạn giao thông, giảm 355 vụ (34,27%) so với cùng kỳ năm trước. Số người chết và bị thương cũng giảm đáng kể, lần lượt 47 người (11,41%) và 426 người (34,24%). Những con số này cho thấy sự hiệu quả của biện pháp tăng nặng hình phạt đối với vi phạm giao thông.

Các biện pháp nghiêm minh đã góp phần hình thành thói quen dừng xe khi đèn đỏ, giảm tốc độ và tuân thủ các quy tắc khi điều khiển phương tiện. Việc đảm bảo trật tự giao thông không chỉ dựa vào pháp luật mà còn cần sự tự giác và ý thức của mỗi cá nhân. Quy định về giảm tốc độ và khoảng cách an toàn đã được Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ban hành, yêu cầu người lái xe giảm tốc khi qua nút giao, đoạn đường nguy hiểm hoặc khi gặp tín hiệu giao thông.

Bước sang năm 2025, với sự đồng lòng của dư luận và sự nghiêm minh của pháp luật, hy vọng rằng những hành vi xấu như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều sẽ dần bị xóa bỏ. Việc nâng cao ý thức và xây dựng văn hóa giao thông an toàn là trách nhiệm của toàn xã hội, bắt đầu từ những hành động nhỏ như dừng xe đúng lúc và tôn trọng luật lệ.

9 nhận xét:

  1. lỗi kỹ thuật tại một số nút giao do sử dụng đèn tín hiệu thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công. Điều này gây độ trễ khi chuyển đổi chu kỳ đèn giữa các khung giờ cao điểm và thấp điểm.Tại các nút giao có lỗi kỹ thuật, CSGT sẽ không xử phạt. Người dân không phải lo lắng về việc bị phạt oan

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đèn tín hiệu giao thông là để điều hoà lưu lượng phương tiện giao thông đi lại qua các nút giao được cân bằng, hạn chế được các vụ tai nạn giao thông xảy ra, còn nếu phương tiện nào cố tình không chấp hành tín hiệu đèn giao thông mà để gây ra tai nạn thì tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình thôi

      Xóa
  2. theo như tôi biết thì CSGT sẽ phối hợp với bộ phận phụ trách đèn tín hiệu trích xuất camera, đối chiếu hành vi vi phạm và tín hiệu đèn tại thời điểm đó vậy nên mọi người cứ yên tâm, tôi cũng mong rằng công an các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng rà soát, sửa chữa đèn tín hiệu lỗi và đề xuất nâng cấp thiết bị đã cũ.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đồng ý việc nâng cao mức phạt như hiện nay. Tôi cũng nghiêm túc đề nghị cơ quan chức năng thiết lập hệ thống đèn báo rõ ràng, thời gian đèn đếm ngược, vạch kẻ đường, biển báo rõ không khuất tầm nhìn. Như vậy người dân sẽ có thể yên tâm tham gia giao thông đúng luật và an toàn

    Trả lờiXóa
  4. Mục đích cuối cùng là an toàn giao thông giữ gìn an ninh trật tự cho nên 1. Người dân chấp hành tốt tính tiện giao thông 2. Tính hiệu giao thông thì cần rõ ràng minh bạch chuẩn xác csgt điều hành tốt giao thông rõ ràng tạo niềm tin cho người dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. từ bao giờ việc vi phạm quy định giao thông và gây tai nạn giao thông lại là lỗi của đèn giao thông vậy ? nếu nói như vậy thì bỏ luôn đèn giao thông đi cho xong rồi. Đã không tuân thủ luật giao thông gây tai nạn rồi mà còn cố tình đổ lỗi cho yếu tố khác

      Xóa
  5. Đồng ý tăng mức phạt để nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Tuy nhiên ngành giao thông cần đảm bảo cơ sở hạ tầng hiện đại minh bạch, các bảng biển vạch kẻ, đèn giao thông phải đồng bộ rõ ràng không khuất tầm nhìn. Các địa điểm có nhiều người vi phạm cùng một lỗi như xi nhan, quay đầu thì ngành GT cần đưa giải pháp để người dân ko vi phạm nữa.

    Trả lờiXóa
  6. Trừ những trường hợp đèn bị lỗi, còn bình thường thấy nhảy số là biết mình có vượt qua được hay không rồi, toàn cố tình chạy qua rồi đổ thừa này nọ. Tới điểm giao cắt thì phải giảm tốc, còn mấy ông cứ bấm còi, tăng tốc vượt qua, rồi thêm 2, 3 ông sau nối đuôi. Rồi đổ thừa gì ở đây.

    Trả lờiXóa
  7. có nhiều người họ quan trọng tiền bạc hơn cả mạng sống nữa, mặc dù luật phạt nặng là để giảm tình trạng coi thường luật giao thông, giảm tai nạn, nhưng họ lại tiếc tiền hơn là tiếc mạng. Đó là hành động ích kỉ, cá nhân, chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không nhìn ra xã hội, khi mà những năm qua chúng ta phải gánh chịu rất nhiều mất mát từ chính cái ý thức tham gia giao thông của một bộ phận chó gặm trong xã hội

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog