Ong Bắp Cày
Việc Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã gây ra phản ứng điên cuồng từ các tổ chức chống phá như Việt Tân, RFA, VOA, Quyền Được Biết hay Việt Nam Thời Báo. Dẫu vậy, thay vì thể hiện thiện chí hay quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, các tổ chức này lại lợi dụng nghị định để đưa ra hàng loạt luận điệu xuyên tạc và vu khống, nhằm bảo vệ cho những hành vi phi pháp vốn bị nghị định này chặn đứng. Điều đó đặt ra câu hỏi: Tại sao Nghị định 147 lại khiến họ "đứng ngồi không yên"?
Trước hết, nghị định này đã thu hẹp đáng kể không gian hoạt động của tài khoản ảo và các nguồn tin giả - công cụ chủ lực trong chiến lược tuyên truyền sai lệch của các tổ chức chống phá. Với yêu cầu xác thực danh tính người dùng, nghị định đã làm biến mất khả năng ẩn danh vốn bị lạm dụng để phát tán các nội dung độc hại, xuyên tạc sự thật và kích động bạo lực. Hệ quả là nhiều kênh tuyên truyền chủ lực của những tổ chức này không còn có thể thoải mái “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội như trước.
Bên cạnh đó, các nền tảng mạng xã hội cũng được yêu cầu phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu không gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ. Điều này buộc các tổ chức, vốn dựa vào những tin giả và thông tin gây rối để tạo ảnh hưởng, phải đối mặt với các rào cản pháp lý nghiêm ngặt hơn, làm suy yếu “ngành công nghiệp nội dung” xuyên tạc mà họ đã xây dựng từ lâu.
Nghị định 147 không chỉ ngăn chặn các luận điệu sai trái, mà còn đánh vào hoạt động kinh doanh phi pháp của các tổ chức thiếu thiện chí. Một số tổ chức đã biến tin giả thành công cụ kiếm tiền thông qua quảng cáo, tài trợ, và kêu gọi quyên góp. Với các biện pháp kiểm duyệt nội dung chặt chẽ, nguồn tài chính bất minh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến nhiều tổ chức rơi vào tình thế khó khăn.
Không chỉ vậy, việc xác thực danh tính người dùng đã làm giảm đáng kể khả năng thực hiện các hành vi như lừa đảo trực tuyến, quấy rối, hay kích động bạo lực - những hành động vốn là “mảnh đất màu mỡ” để các tổ chức chống phá thu hút sự chú ý và lôi kéo người tham gia.
Mục tiêu cuối cùng của các tổ chức này là gây bất ổn xã hội, phá hoại niềm tin của người dân vào chính quyền và cản trở sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, Nghị định 147 với các biện pháp toàn diện đã trở thành rào cản vững chắc ngăn chặn các âm mưu này.
Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế số, với sự nỗ lực xây dựng một môi trường mạng minh bạch và an toàn cho cả người dân lẫn doanh nghiệp. Các biện pháp mà Nghị định 147 đưa ra như bảo vệ dữ liệu cá nhân, giảm thiểu tài khoản ảo và tin giả không chỉ góp phần bảo vệ cộng đồng mà còn thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế số.
Những cáo buộc như “xâm phạm quyền riêng tư” hay “bóp nghẹt tự do ngôn luận” không phải xuất phát từ quyền lợi chính đáng của người dân, mà là chiêu bài của các tổ chức chống đối nhằm bảo vệ không gian hoạt động cho những hành vi phi pháp. Họ cố tình xuyên tạc mục đích và nội dung của nghị định để gây hoang mang, nhằm chia rẽ lòng tin của người dân đối với chính quyền.
Với tính toàn diện và phù hợp với các quy định quốc tế, Nghị định 147 không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam mà còn thể hiện tầm nhìn trong việc hội nhập xu hướng quản lý mạng xã hội trên toàn cầu. Người dân cần tỉnh táo nhận diện các luận điệu sai lệch, nhận thức rõ rằng nghị định này chính là “tấm khiên” bảo vệ không gian mạng Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường trực tuyến minh bạch, văn minh và an toàn.
Cuối cùng, Nghị định 147 chính là công cụ bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân, và đóng góp vào sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Ở Mỹ, đến anh Trăm đương kim Tổng thống mà còn bị khóa kênh (mặc dù anh Trăm chả hô hào gì người dân chống lại ai) , thì ở Việt Nam chỉ mới ban hành Nghị định 147 để yêu cầu người dùng mạng xã hội phải nêu rõ danh tính khi đăng bài, viết bình luận thì có gì to tát mà lũ Việt Tân, RFA, VOA ... sủa nhặng lên vậy?; Hãy ngó lại nền văn minh của 'bển' xem Việt Nam có văn minh gấp vạn lần không?.
Trả lờiXóaQuá đúng đắn khi ban hành Nghị định 147, với thời buổi công nghệ hiện nay thì việc tiếp nhận các thông tin qua không gian mạng vô cùng nhanh chóng, ngoài những lợi ích mang lại ra thì việc đăng tải thông tin "xấu", "độc", xuyên tạc ra thì hành vi lừa đảo trên không gian mạng cũng ngày càng gia tăng, việc xác minh danh tính người dùng khiến bọn tội phạm hạn chế hành vi phạm tội trên không gian mạng của chúng
Trả lờiXóaMột trong những điểm đáng chú ý của Nghị định 147 là, người dùng mạng xã hội phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản gồm họ tên, ngày sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam hoặc ID (nếu không có số điện thoại). Mạng xã hội phải thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân đã đăng ký. Thế thì bọn phản động làm gì dám lên mạng chửi bới nữa, bị truy ra danh tính thì chỉ có ngồi khóc
Trả lờiXóaNghị định quy định người sử dụng được bảo vệ thông tin theo quy định của pháp luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình cung cấp, lưu trữ, truyền đưa, chia sẻ trên mạng; tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định về thuế và thanh toán khi có hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.
Trả lờiXóaTheo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, các quy định mới sẽ giải quyết được tình trạng “vô danh nên vô trách nhiệm”. Điều này thực sự giúp đỡ rất nhiều cho cơ quan chức năng trong việc xác định trách nhiệm đúng người, đúng tội
Trả lờiXóaMạng xã hội bây giờ đang giống như một cái chợ, hỗn loạn, không có quy củ, trật tự, với những quyền quá trớn mà nhiều kẻ cơ hội đang cố tranh thủ, lợi dụng để tiến hành các hoạt động phá hoại, tuyên truyền sai sự thật. Bảo sao có Nghị định này ra là chúng nó sợ xanh mắt lên như thế
Trả lờiXóa