Chia sẻ

Tre Làng

Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa

Lâm Trực@

Ngày 19/1/2025, Nguyễn Xuân Diện đã đăng bài viết trên mạng xã hội với nội dung: "Hôm nay, kỷ niệm 51 năm, ngày nổ ra Hải chiến Hoàng Sa. Thương nhớ và tri ân các anh hùng tử sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì Tổ quốc!". Phát ngôn này gây phẫn nộ trong dư luận vì rõ ràng nhằm tô hồng chế độ tay sai Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và bóp méo sự thật lịch sử, nhất là về sự kiện Hoàng Sa năm 1974.

Ảnh chụp màn hình Fb của Nguyễn Xuân Diện

Tháng 1/1974, cuộc đối đầu giữa hải quân VNCH và Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa đã để lại một trang lịch sử cay đắng. Dù được Nguyễn Xuân Diện và một số người ca tụng, thực tế chứng minh đây là thất bại thảm hại của một chính quyền lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài.

Trận chiến ngày 19/1/1974 không chỉ đánh dấu sự thất bại quân sự mà còn phơi bày sự yếu kém và bất lực trong chỉ huy tác chiến của quân đội VNCH. Dù sở hữu lực lượng hùng hậu với nhiều chiến hạm hiện đại do Mỹ cung cấp, hải quân VNCH rơi vào hỗn loạn, thậm chí tự bắn nhầm vào đồng đội, trước khi bỏ mặc họ trên chiến trường để tháo chạy.

Nguyên nhân thất bại của VNCH bắt nguồn từ mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Từ năm 1972, qua các cuộc gặp lịch sử giữa Henry Kissinger, Richard Nixon và lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ đã đạt nhiều thỏa thuận nhằm đối phó với Liên Xô. Trong chiến lược này, VNCH bị gạt ra ngoài và không còn giá trị với Mỹ. Hạm đội 7 của Mỹ dù hiện diện gần khu vực giao tranh vẫn không can thiệp, cho thấy chính sách "thực dụng" của Washington: sẵn sàng từ bỏ "đồng minh" để đạt lợi ích ngoại giao với Trung Quốc.

Lực lượng quân sự VNCH thời điểm đó được xem là mạnh hơn hẳn Trung Quốc tại Biển Đông về trang bị kỹ thuật. Nhưng khi mất đi sự hậu thuẫn từ Mỹ, thất bại tại Hoàng Sa một lần nữa khẳng định tính phụ thuộc toàn diện của VNCH vào ngoại bang. Việc Mỹ ngoảnh mặt chính là đòn giáng vào huyễn tưởng “sức mạnh” của chế độ này.

Nhiều nhân chứng lịch sử, như hạm trưởng Lê Văn Thự (HQ-16), đã bày tỏ sự hổ thẹn về thất bại của trận chiến. Ông từng viết: “Chúng tôi không làm nên tích sự gì, so với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân thì thấy mình hổ thẹn.” Những lời thú nhận này cho thấy rõ thực trạng thất trận, trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố hoa mỹ từ những người như Nguyễn Xuân Diện.

Không dừng lại ở việc thất bại trên chiến trường, một số người ca ngợi VNCH còn cố tình lấp liếm, đổ lỗi cho Mỹ hoặc thậm chí là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây không chỉ là sự dối trá mà còn thể hiện tinh thần yếu kém, thiếu trách nhiệm trước lịch sử.

Bất kỳ sự kiện lịch sử nào cũng cần được nhìn nhận khách quan. Những hành động tô vẽ, xuyên tạc sự thật không chỉ làm sai lệch ký ức dân tộc mà còn xúc phạm những người đã chiến đấu thực sự vì độc lập, tự do. Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 là bài học sâu sắc về ngoại giao, chính trị và tinh thần tự cường của dân tộc. Đó cũng là minh chứng rõ nét cho hậu quả cay đắng khi một quốc gia lệ thuộc vào sự bảo trợ của ngoại bang.

Cuối cùng, cách Nguyễn Xuân Diện dùng từ "hy sinh" để vinh danh binh sĩ VNCH tại Hoàng Sa là "gọi giặc làm cha", và xúc phạm vong linh các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu cho độc lập, thống nhất đất nước. Việc ca ngợi một trận chiến thất bại nhục nhã, một chế độ tay sai bán nước, lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang, không chỉ xúc phạm lịch sử dân tộc mà còn là hành vi đánh lạc hướng dư luận, phục vụ lợi ích cá nhân và các thế lực bên ngoài. Tôn vinh lịch sử đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm - những điều mà Nguyễn Xuân Diện, qua phát ngôn của mình, đã hoàn toàn phớt lờ.

10 nhận xét:

  1. Nặc danh21:10 20/1/25

    Sợ bị bỏ quên . Thi thoảng phải chọc ngoáy , sủa bậy , để cái tên mình không bị " bỏ sọt rác " . Thằng cha này , chán không thèm chấp

    Trả lờiXóa
  2. Cái trò lật sử cũ rích nhưng vẫn luôn hiệu quả bởi vì có quá nhiều người nhẹ dạ cả tin, không thèm kiểm chứng thông tin. Trận này Trung Quốc chiếm Hoàng Sa gần như không mất gì, bởi Hoàng Sa là "món quà" mà Mỹ tặng Trung Quốc để thể hiện tình "hữu nghị", và Trung Quốc cũng thể hiện "tấm lòng" của mình với Mẽo bằng cách đánh Việt Nam năm 1979

    Trả lờiXóa
  3. Mang danh là 1 tay Tiến sĩ Hán - nôm nhưng kiến thức của Diện không cao hơn ngọn cỏ!; vì thế Diện chọn cách sống là chọc ngoáy đất nước để giặc bón cho vài thìa canh cặn cơm thừa!, nhục quá Diện à. Đúng là 1 tên nhận giặc làm cha không xứng đáng sống ở trong khoảng trời đất nước Việt vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Xuân Diện có thể tô vẽ và ca ngợi VNCH trong bao lâu tùy ý, nhưng lịch sử không thể bị thay đổi. Thất bại của VNCH tại Hoàng Sa không chỉ là một sự kiện quân sự mà còn là một lời nhắc nhở đanh thép về sự yếu kém trong chính trị, chiến lược, và ý chí quốc gia của chế độ này.

      Xóa
  4. Những luận điệu ca ngợi VNCH của Nguyễn Xuân Diện không phải ngẫu nhiên mà có. Bằng cách bẻ cong sự thật, ông cố tình gieo rắc những tư tưởng sai lệch, dẫn dắt dư luận hiểu sai bản chất của sự kiện Hoàng Sa 1974. Đây là hành động không chỉ phi đạo đức mà còn nguy hiểm, bởi nó gây tổn hại nghiêm trọng đến nhận thức của thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc.

    Hơn nữa, những người như Nguyễn Xuân Diện đang tiếp tay cho các thế lực chống phá Việt Nam bằng cách phủ nhận sự hy sinh thực sự của nhân dân và quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Bài học lớn nhất từ thất bại ở Hoàng Sa chính là tinh thần tự lực, tự cường – điều mà chính quyền VNCH không bao giờ có được do phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  5. phải nói rằng trong trận hải chiến đó, có những người đã ra đi thật, tuy nhiên chính vì cái lý tưởng của họ ban đầu vốn dĩ không phải là đứng lên chiến đấu hết mình mà là chờ đợi sự viện trợ, giúp đỡ từ hoa kỳ, tuy nhiên hoa kỳ đã bắt tay với trung quốc rồi. đây là cái kết của những kẻ lệ thuộc, làm tay sai

    Trả lờiXóa
  6. bản chất tên nguyễn xuân diện là 1 tay tiến sĩ hán nôm, hắn k phải một nhà sử học để có đủ kiến thức đánh giá về sự kiện lịch sử hải chiến hoàng sa nay, thứ 2 là diện còn là một tay tiến dĩ ăn cắp chất xám của người khác, đạo đức không có thì lên tiếng ai nghe

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh00:22 21/1/25

    THÀNH TÍCH GIỮ ĐẢO CỦA ''NGỤY VNCH" !
    - Từ năm 1956 - 1960: Chính quyền VNCH đã biếu không cho Campuchia 5 đảo ở phía Tây Nam gồm: Hòn Năng (trong và ngoài), Hòn Tai, Hòn Kiến Vàng, Hòn Keo Ngựa và đảo Hòn Trọc (hay còn gọi là đảo Wai hoặc Poulo Wai).
    - 1956: Sang nhượng chủ quyền cho Đài Loan đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa).
    - 1959: Tiếp tục chuyển tên sở hữu cho Đài Loan đảo Ba Bình (đảo nổi lớn nhất ở Trường Sa).
    - Năm 1970 Philippines xâm chiếm một số đảo, trong đó có 3 đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa mà Chính phủ VNCH đã tuyên bố và xác lập mốc chủ quyền, gồm: Thị Tứ, Loại Ta, Song Tử Đông, nhưng không gặp phải bất cứ phản ứng nào. Thậm chí nguồn tin phản ánh việc chiếm đóng đảo của Philippines nhiều tháng sau các nước mới biết, cho thấy Chính phủ VNCH đã “lãng quên” hoặc làm ngơ trước việc chiếm đóng này.
    - Từ 1970 – 1971: Tặng cho Malaysia 7 đảo ở Trường Sa gồm : Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Sác Lốt, Đá Suối Cát, Đá Kiêu Ngựa và Bãi Thám Hiểm.
    - Năm 1974 sau trận "hải chiến" giữa hải quân VNCH với Trung Quốc, 36 đảo còn lại ở Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn. Đây là trận chiến mà như nhiều nhà phân tích, những người trong cuộc từng lên tiếng thì nguyên nhân thất bại là do VNCH bị Hoa Kỳ “bán đứng” và sự hèn nhát, nhu nhược của quân đội cũng như chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nên nhớ lúc bấy giờ VNCH có lực lượng hải quân hiện đại xếp hạng 4, không quân xếp thứ 3 thế giới.
    NHÂN TIỆN, LỠ KỂ CÁC ANH ''NGỤY SÀI GÒN'' DŨNG CẢM ''GIỮ ĐẢO'' RỒI THÌ XIN KỂ TỘI CÁC ANH CỘNG SẢN ĐÃ ''BÁN ĐẢO'' NHƯ NÀO CÁI NHỈ?
    - Tháng 4/1975 nhận định Chính phủ VNCH sẽ sụp đổ, nước ngoài có thể lợi dụng tình hình này để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nên đã chủ động giải phóng các đảo nổi trước khi giải phóng trên đất liền:
    + Ngày 14/4/1975 giải phóng đảo nổi Song Tử Tây;
    + Ngày 24/4/1975 giải phóng đảo nổi Sơn Ca;
    + Ngày 27/4/1975 giải phóng đảo nổi Nam Yết;
    + Ngày 28/4/1975 giải phóng đảo nổi Sinh Tồn và Trường Sa Lớn;
    - Trong những năm sau đó, tiếp tục đưa quân ra giữ một số đảo nổi gồm:
    + Ngày 10/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi An Bang;
    + Ngày 13/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Sinh Tồn Đông;
    + Ngày 30/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Phan Vinh;
    + Ngày 04/4/1978 đóng quân giữ đảo nổi Trường Sa Đông;
    + Ngày 05/3/1987 đóng quân giữ đảo chìm Thuyền Chài;
    + Ngày 02/12/1987 đóng quân giữ đảo chìm Đá Tây;
    Tuy nhiên do lực lượng, trang bị của hải quân hạn chế nên nhiều đảo chìm chúng ta không thể đóng quân, có những đảo đã đến đóng quân nhưng điều kiện sinh sống quá khắc nghiệt nên bộ đội phải rút về, như đá Châu Viên.
    - Trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền CQ88, chủ động ngăn chặn âm mưu thôn tính các đảo, bãi chìm của Trung Quốc, đã đóng & giữ thành công 10 đảo chìm:
    + Ngày 23/1/1988 đóng quân giữ đá Tiên Nữ;
    + Ngày 05/2/1988 đóng quân giữ Đá Lát;
    + Ngày 06/2/1988 đóng quân giữ Đá Lớn;
    + Ngày 11/2/1988 đóng quân giữ Đá Đông;
    + Ngày 27/2/1988 đóng quân giữ Tốc Tan;
    + Ngày 02/3/1988 đóng quân giữ Núi Le;
    + Ngày 14/3/1988 diễn ra xung đột vũ trang ở Trường Sa làm 64 chiến sĩ tử thương, chúng ta giữ đươc Cô Lin nhưng Trung Quốc chiếm được Gạc Ma và Len Đao;
    + Ngày 15/3/1988 đóng quân giữ các đảo chìm Đá Thị, Đá Nam;
    + Tháng 4/1988 chúng ta tổ chức chiến dịch bí mật nhằm chiếm lại Gạc Ma và Len Đao, nhưng chỉ giải phóng được Len Đao.
    Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, bị cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, quân sự, nhưng chúng ta đã chủ động đóng giữ, anh dũng bảo vệ các đảo nổi và 10 đảo chìm, trong đó nhiều đảo lớn, có tiềm năng phục vụ mục đích quân sự và phát triển kinh tế. Tuy không thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm 6 đảo chìm (Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Gạc Ma), nhưng có thể khẳng định chiến dịch CQ88 đã thắng lợi, làm thất bại âm mưu chiếm đóng của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Xuân Diện có thể tô vẽ và ca ngợi VNCH trong bao lâu tùy ý, nhưng lịch sử không thể bị thay đổi. Thất bại của VNCH tại Hoàng Sa không chỉ là một sự kiện quân sự mà còn là một lời nhắc nhở đanh thép về sự yếu kém trong chính trị, chiến lược, và ý chí quốc gia của chế độ này.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh13:57 21/1/25

    Nó không yêu gì chế độ Ngụy quyền đâu . Nó chỉ chọc ngoáy , chửi bới , nó ngược chiều để gây chú ý , gây tiếng vang , cho tên tuổi nổi danh thôi . Cũng như " ông nghị " Lưu bình Nhưỡng đó . Nói hùng hồn , nói cả những cái không có , dạy dỗ dân . Nhưng , bên trong không thể thối hơn được nữa . Miệng lưỡi bọn " xôi thịt " , thời nào cũng có .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog