Hai vụ tai nạn giao thông cướp đi một lúc 9 mạng người, tất cả đều liên quan đến xe tải, xảy ra tại Nghệ An và Hà Nội.
Đó là vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, do xe ô tô tải biển kiểm soát 37C-537.03 mất lái đâm vào nhà dân, làm 6 người chết và xe ô tô tải biển kiểm soát 98C-308.16 đâm vào xe mô tô đi cùng chiều, hậu quả làm 3 người chết trên đường Võ Nguyên Giáp, Hà Nội.
Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) xử phạt tài xế N.V.P, điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn, tối 7/1.
Trong đó, vụ 6 người tử vong ở Nghệ An đặc biệt thương tâm khi cả 6 nạn nhân đều là người thân thích. Nỗi đau với những người ở lại không biết đến khi nào mới nguôi ngoai.
Cả hai vụ tai nạn giao thông đều đang được điều tra nên thời điểm này chưa thể biết đích xác nguyên nhân là gì. Tài xế xe tải ở Nghệ An khai do mất lái, nhưng đó mới chỉ là lời khai ban đầu. Biết đâu là do nguyên nhân khác?
Tai nạn là điều không một ai mong muốn, nhưng nó vẫn cứ xảy ra. Theo thống kê của Cục CSGT, từ đầu năm 2025 đến nay, mỗi ngày đều có hàng chục người chết vì tai nạn giao thông.
Dù Nghị định 168 đã đi vào cuộc sống, song hằng ngày vẫn có hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tốc độ, vượt đèn đỏ, chở quá tải, đi ngược chiều… bị xử phạt. Điều đó chứng tỏ ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông vẫn còn kém. Và việc tai nạn xảy ra như là một tất yếu.
Dù mức phạt nhiều hành vi tăng cao, song thiết nghĩ, nếu chấp hành nghiêm thì chẳng ai bị phạt cả. Và nếu bất kỳ công dân nào cũng thượng tôn pháp luật, sẽ không có chuyện tùy tiện tham gia giao thông, mạnh ai nấy đi.
Khi đó, chắc chắn tai nạn cũng sẽ được hạn chế tối đa, sẽ không có chuyện hằng ngày vài chục người sáng ra đường nhưng tối không thể trở về nhà.
Hậu quả của tai nạn giao thông thì ai cũng đã rõ, cũng không ai muốn bản thân gặp tai nạn. Nhưng hằng ngày, hằng giờ, nhiều người do chủ quan hoặc cố tình nên vẫn bất chấp, coi thường quy định pháp luật để vi phạm. Để đến khi sự đã rồi, tất cả đã muộn.
Chúng ta cứ thử hình dung, nếu phạt như hiện nay, thậm chí cao hơn nữa để tạo răn đe, nâng cao ý thức, để không xảy ra những vụ thương tâm như ở Nghệ An, Hà Nội vừa qua thì có nên không?
Ở góc độ nào đó, có thể thấy việc tăng nặng mức phạt không phải để nhằm mục đích thu tiền. Mục tiêu cuối cùng là mỗi công dân đều nhận thức, ý thức được việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc.
Chẳng hạn như một tài xế say rượu lái xe, hay đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, ai biết hậu quả sẽ thế nào?
Mức phạt cao nhưng nếu như nhờ vậy mà ngăn ngừa được các vụ tai nạn có thể xảy ra, để cung đường nào cũng là cung đường bình yên, hành trình nào cũng là hành trình hạnh phúc, thì lý gì chúng ta không ủng hộ?
Nguồn: Hà Anh Huy/báo Giao Thông -
Nguồn: Hà Anh Huy/báo Giao Thông -
lí do chính cho việc phạt nặng này chính là để người dân phải tự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm quy định về giao thông đối với bản thân và những người khác tham gia giao thông, nếu họ không tuân thủ theo quy định đó thì sẽ nguy hiểm như thế nào
Trả lờiXóaTheo Cục CSGT, các cơ quan chức năng, lực lượng thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đều xác đinh: "Mục tiêu không phải để tăng mức thu tiền phạt nộp ngân sách nhà nước, mà để quyết tâm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông"
Xóanhiều người cứ phàn nàn là mức phạt cao như thế, nhưng phải như thế thì mới có tình răn đe, nhiều người mới biết sợ, chứ cứ để mức phạt thấp thì nhiều trường hợp đối tượng không biết sợ, vẫn vi phạm bình thường, vì vậy ai chấp hành thì cũng có sợ gì đâu mà phạt cao với chả thấp
Trả lờiXóaTại sao phạt nhẹ thì người ta hay vi phạm mà phạt nặng thì người ta kêu, kêu nhưng vẫn vi phạm? Vậy lỗi là do tiền phạt hay do cái ý thức "xấu xí" của những người đó, chỉ nghĩ cái lợi ích nhỏ nhoi của bản thân, còn bên ngoài ai bị sao thì kệ? Chắc họ chẳng bao giờ hiểu được nỗi đau do tai nạn giao thông gây ra nó lớn thế nào, bởi họ chỉ nghĩ đến mỗi bản thân thôi
Trả lờiXóaToàn bọn phản động tạo dư luận trái chiều về Nghị định 168, tăng mức phạt nhằm để người dân có ý thức chấp hành luật giao thông hơn, biết phạt nặng để mà chấp hành, tuân thủ luật giao thông để từ đó giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao thông. Thử hỏi phạt nặng thế mà vẫn còn vi phạm thì phạt nhẹ như trước thì tỷ lệ vi phạm giao thông như thế nào?
Trả lờiXóa