Khoai@
TP.HCM, 10/1/2025 - Nhiều người khi ra đường vẫn tự nhủ: “Phạt thì phạt ai chứ mình chắc không bị đâu!” Và cứ thế, dù biết rõ vi phạm sẽ bị xử lý, không ít người vẫn làm ngơ, bất chấp mọi cảnh báo.
Điển hình, tại buổi họp báo ngày 9/1 về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, lãnh đạo Phòng CSGT cho biết chỉ trong tuần đầu Nghị định 168 có hiệu lực (từ ngày 1/1 đến 7/1), lực lượng CSGT thành phố đã xử lý hơn 11.800 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 4.300 phương tiện, tước gần 2.100 giấy phép lái xe. Tổng số tiền phạt thu về lên tới 42,5 tỷ đồng, tức mỗi ngày trung bình hơn 6 tỷ đồng.
Không chỉ TP.HCM, Hà Nội cũng ghi nhận con số vi phạm đáng lo ngại. Sau một tuần nghị định mới được áp dụng, toàn thành phố xử lý hơn 5.600 trường hợp, tổng số tiền phạt vượt quá 14 tỷ đồng. Các hành vi bị phạt phổ biến là vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, vi phạm tốc độ, sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện… Nhiều mức phạt đã tăng gấp 3-4 lần so với trước, đủ sức làm “chóng mặt” bất kỳ ai không tuân thủ.
Thế nhưng, vi phạm giao thông vẫn không giảm nhiều. Chỉ trong ba ngày đầu tháng 1/2025, những con số đáng buồn lại được ghi nhận. Ngày 9/1, cả nước xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11 người, bị thương 26 người. Cùng ngày, lực lượng CSGT xử lý hơn 13.000 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt hơn 37 tỷ đồng. Ngày 8/1, có tới 37 vụ tai nạn, cướp đi mạng sống của 20 người, hơn 13.800 trường hợp vi phạm bị xử lý với số tiền phạt hơn 38 tỷ đồng. Ngày 7/1, con số thậm chí còn cao hơn với 48 vụ tai nạn, làm 25 người thiệt mạng, hơn 12.000 vi phạm bị phát hiện, phạt gần 34 tỷ đồng. Đáng chú ý, mỗi ngày có tới 2.000 - 3.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và tốc độ bị xử lý.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Phạt nặng thế, sao nhiều người vẫn vi phạm? Câu trả lời nằm ở ý thức. Có những người tự tin cho rằng lỗi của mình chẳng đáng kể, hoặc nghĩ camera và CSGT sẽ “không để ý đến mình”. Một số khác chỉ tuân thủ luật kiểu đối phó, “diễn cho có” khi gặp lực lượng chức năng.
Trên các diễn đàn, không ít ý kiến phàn nàn rằng mức phạt theo Nghị định 168 quá cao hoặc lo sợ sẽ bị phạt oan trong các trường hợp đặc biệt. Một số người đặt câu hỏi: “Nếu đèn giao thông gặp sự cố thì sao?”, “Nhường đường cho xe cấp cứu mà không được ghi nhận thì phải làm thế nào?” Nhưng thực tế, những ý kiến này chỉ mang tính cá nhân và thiếu bằng chứng cụ thể.
Điều đáng nói là Nghị định 168 đã được lấy ý kiến rộng rãi trong thời gian dài trước khi chính thức áp dụng. Vậy mà, khi chính sách này đi vào cuộc sống, vẫn có những người “ngỡ ngàng” trước mức phạt mới.
Những biện pháp như tăng tiền phạt, tước giấy phép lái xe, hay trừ điểm giấy phép chỉ là bước đầu để răn đe. Nhưng điều quan trọng hơn cả chính là ý thức của từng người tham gia giao thông. Nếu mọi người đều tự giác, tuân thủ luật giao thông, thì sẽ chẳng còn lo bị phạt. Để giảm thiểu tai nạn giao thông, không chỉ cần những chế tài nghiêm khắc mà còn phải thúc đẩy tuyên truyền, giáo dục để mỗi người nhận ra rằng chấp hành luật không chỉ là tránh bị phạt, mà còn là bảo vệ an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Nghị định 168 đã đặt những viên gạch đầu tiên để lập lại trật tự giao thông. Nhưng hành trình cải thiện ý thức giao thông còn rất dài, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội. Bởi suy cho cùng, dù phạt có nặng đến đâu, nếu không vi phạm thì ai phạt bạn?
Luật đã được phổ biến rộng rãi, nhất là thời đại công nghệ bây giờ, việc tiếp nhận những thông tin liên quan đến Nghị định 168 là rất dễ dàng. Vậy mà nhiều người còn không biết, còn một số người đã biết nhưng vẫn cố vi phạm thì càng phải phạt thêm, phạt nặng như thế này còn vi phạm, thử hỏi nếu giảm mức phạt xuống thì tỷ lệ vi phạm giao thông sẽ như thế nào?
Trả lờiXóavới số lượng phương tiện tham gia giao thông đông như vậy, chắc chắn sẽ có rất nhiều trường hợp tài xế cho rằng nếu mình vượt một lần chắc sẽ không có vấn đề gì đâu, cơ quan chức năng sẽ không phát hiện ra đâu, với tâm lý đó nên vẫn có những trường hợp vi phạm
XóaThông tin về Nghị định 168 được đăng tải và cập nhật đến người dân từ lâu rồi. Giờ lượng người vi phạm vẫn còn rất nhiều thì chỉ tại ý thức của họ. Nếu chấp hành, tuân thủ nghiêm luật giao thông thì làm gì có ai phạt được. Nhắc nhở ngàn vạn câu cũng khôgn bằng nâng cao mức phạt lên chục lần, cứ có chế tài xử lý thật nặng thì ý thức người dân mới được nâng cao
Trả lờiXóacứ phải phạt nặng như thế thì mới có thể hạn chế được nhiều trường hợp vi phạm quy định giao thông, còn ai mà còn cố tình vi phạm mà có được bằng chứng ghi lại thì cứ thế mà xử lí theo đúng quy định, thế thì mới có gương để răn đe trường hợp khác
Xóacứ phải có vài tấm gương đi trước, thấy số tiền bỏ ra là xứng đáng với lỗi vi phạm của họ thì họ mới bắt đầu thấy sợ, còn những trường hợp mà cố tình vi phạm, tái phạm nhiều lần thì chắc chắn sẽ có những hình thức xử lí nặng hơn
XóaTôi hoàn toàn đồng ý với quy định phạt hiện nay vì như thế mới đủ sức răn đe, tuy nhiên cầ bổ sung thêm là nên có hình thức tăng nặng với những lần vi phạm sau đó, nặng nhất là tước bằng vĩnh viễn và sung công phương tiện tham gia giao thông đó
Trả lờiXóađúng rồi, chắc chắn sẽ có những hình thức xử lí nặng và nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp vi phạm hoặc tái phạm nhiêu lần, có thể là tịch thu giấy phép lái xe, thu giữ phương tiện lái xe trong thời gian phù hợp
XóaPhạt thật nặng vào. Mỗi tuyến đường cứ cắt cử 1 anh giao thông cầm xấp giấy phạt đi dán mấy cái xe ô tô thích bật đèn khẩn cấp rồi chiếm luôn cái làn xe máy, đem theo 100 tờ bảo đảm dán hết, đợi lên đóng phạt thôi! Còn cho xe tải đứng ngay các tuyến ngã tư gom xe máy leo lề với xe máy vượt đèn đỏ, sai là gom, tăng mức phạt cho họ bỏ xe luôn, vừa tinh gọn xe kém chất lượng vừa nâng cao ý thức.
Trả lờiXóavật chất quyết định ý thức! Bảo đảm vấn đề giao thông nhanh chóng được giải quyết. Sẽ có ý kiến nói là làm vậy sẽ cực nhưng không đâu, áp dụng tầm 1 tuần là ngoan hết, nghiêm túc hết! Sai thì phải phạt điều đó là đúng và cần thiết để răn đe, nhắc nhở mọi người di chuyển tuân thủ theo luật giao thông đảm bảo an toàn cho mình và người khác
XóaHoan nghênh nghị định 168 luật pháp sẽ dạy ý thức tôn trọng và văn minh. Các nước G7 cũng phạt rất nặng khi vi phạm giao thông.Canada,Singapore...Chính phủ có thể nghiên cứu ban hành thêm nghị định 169..170... về đậu xe lòng đường,lề đường ,lưu thông trong chợ.. Rất mong .
Trả lờiXóaNếu bạn không cố tình vi phạm thì lấy lý do gì phạt bạn !
Trả lờiXóaChỉ có phạt nặng dần dần ý thức người tham gia giao thông mới tốt lên được !
Nhiều anh chị em hiện nay dù biết phạt nặng nhưng vẫn cố tình chạy ẩu, chạy lấn làn, vượt đèn đỏ một cách bất chấp chắc họ bận bịu lắm.
ai cũng biện minh việc gấp chạy bất chấp vi phạm, lực lượng csgt không thể nào giám sát và xử lý hết tất cả vị phạm vì vậy có thêm quy định cho phép người dân cung cấp thông tin vi phạm atgt và được trích thưởng. Thực chất quy định này mang tính chất răn đe để người dân ý thức được hành vi của mình khi thấy lực lượng csgt thì mới đi đúng Luật còn lại thì cứ vô tư muốn chạy sao tùy ý thì không được rồi.
Trả lờiXóaCác vị cứ kêu ca là phạt nặng, thế thì đi đúng luật đi thì sẽ không bị phạt, đâu có vấn đề gì. Việc đi tuỳ tiện không theo luật giao thông chính là nguyên nhân gây kẹt xe chứ không phải là thiếu đường hay người đông đâu. Bằng chứng là từ sau khi có nghị định, tôi đi làm về chỉ thấy đường đông thôi chứ không bị kẹt, di chuyển chậm chứ không bị đứng yên luôn một chỗ. Thế nên tôi ủng hộ phạt nặng hết mình nhé ạ.
Trả lờiXóaý thức tham gia giao thông của người dân Việt Nam thực sự rất kém, đến nỗi mà khách du lịch nước ngoài qua Việt Nam không dám qua đường dù đang là đèn đỏ! Tâm lý khôn lỏi và ích kỉ cá nhân cũng như tâm lý đám đông đã ăn sâu và hình thành nên cái văn hóa bộp chộp, xấu xí khi tham gia giao thông của một bộ phận lớn người dân Việt Nam
Trả lờiXóaNhiều kẻ chủ nghĩa cá nhân cùng bọn phản động, bọn chống phá lấy cái lý do là mức lương cơ sở thấp, lương tháng thấp, vì mưu sinh... để che đậy cho hành vi vi phạm giao thông của nhiều người, nói rằng CSGT và BCA ăn tiền các thứ trong khi chẳng có cơ sở nào. Trong khi mục đích chính là để giảm thiểu tình trạng vi phạm giao thông trầm trọng ở Việt Nam, chính là bảo vệ cho tính mạng, sức khỏe của người dân thì không thấy nhắc đến
Trả lờiXóaThực tế là ý thức chấp hành luật giao thông tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, với nhiều người dân chưa tuân thủ các quy định như đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi lái xe, hoặc vi phạm tốc độ. Vì thế để nâng cao ý thức này giờ đây không chỉ thông qua giáo dục mà pháp luật phải phạt thật nặng để giảm thiểu tai nạn giao thông và tình trạng "nhờn luật"
Trả lờiXóa