Lâm Trực@
Hà Nội, 13/2/2025 - Trong dòng chảy bất tận của cuộc sống, mỗi người đều đang tham gia vào một hành trình mang tên "nhân quả". Dù muốn hay không, chúng ta vẫn chịu sự tác động của quy luật này, nơi mà mỗi hành động, lời nói hay suy nghĩ đều có thể dẫn đến những kết quả tương ứng.
Nhiều người tin rằng những điều tốt đẹp hay khó khăn trong cuộc đời hiện tại là hậu quả từ những hành động của kiếp trước. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phật giáo, luật nhân quả không chỉ vận hành qua nhiều kiếp sống mà còn diễn ra ngay trong từng khoảnh khắc. Một hành động nhỏ hôm nay có thể mang lại kết quả tức thì, hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau. Quả báo không phải lúc nào cũng chờ đến kiếp sau mới xuất hiện, mà có thể đến ngay trong đời này. Vì thế, trong một kiếp người, có lúc ta nhận được quả ngọt, nhưng cũng có khi phải đối diện với những hệ quả không mong muốn.
Thực tế, có những cá nhân đạt được vị trí cao trong xã hội nhờ những nỗ lực và việc làm thiện lành trong quá khứ. Nhưng nếu khi nắm quyền, họ tạo ra những hành động sai trái, hậu quả có thể đến ngay khi họ còn tại chức. Đối với một số người, sự trừng phạt có thể nghiêm khắc, nhưng với những người đã tích lũy nhiều công lao, sự bù trừ giữa cái tốt và cái xấu có thể làm cho hình phạt trở nên nhẹ nhàng hơn. Luật nhân quả không bất công mà vận hành theo nguyên tắc cộng hưởng giữa thiện và ác.
Nhìn vào câu chuyện của Minh Tuệ, chúng ta có thể thấy rõ sự vận hành của quy luật này. Trước năm 2024, ông là người nhận được sự kính trọng lớn nhờ quá trình tu hành khổ hạnh. Nhưng từ cuối năm 2024, một loạt những sai lầm trong phương pháp hành đạo đã khiến ông đối mặt với khủng hoảng. Nội bộ đoàn hành hương của ông rạn nứt, người từng ủng hộ dần quay lưng. Điều này không phải do một thế lực siêu nhiên nào can thiệp, mà đơn giản là hệ quả của những gì chính ông đã tạo ra.
Tương tự, ông Báu cũng không tránh khỏi những rắc rối do những hành động trong quá khứ. Khi một người gieo nhân, dù tốt hay xấu, quả báo sẽ đến vào một thời điểm thích hợp. Một số người lý giải những khó khăn của Minh Tuệ là do bị thử thách như nhân vật Đường Tăng trong Tây Du Ký. Tuy nhiên, Tây Du Ký là một tác phẩm văn học chứ không phải kinh điển Phật giáo. Thực tế, quan điểm trong Tây Du Ký đôi khi mâu thuẫn với luật nhân quả trong đạo Phật.
Cách xưng hô dành cho Minh Tuệ cũng phản ánh sự thay đổi trong cách nhìn nhận của mọi người. Trước đây, ông được gọi là "Thầy" hay "Ngài" với sự tôn trọng, nhưng khi những hành động và phát ngôn không còn phù hợp với giáo lý Phật giáo, nhiều người bắt đầu gọi ông là "ông" như một cách thể hiện sự xa cách. Điều này không phải là sự thay đổi thất thường, mà là phản ánh nhận thức thực tế theo diễn biến của sự kiện.
Hiện tại, đoàn của Minh Tuệ đang tạm trú tại một cơ sở của chính quyền Thái Lan, thay vì tiếp tục hành trình khất thực như mong muốn ban đầu. Đây chính là một "quả" trong chuỗi nhân quả mà ông đã tạo ra. Những diễn biến tiếp theo có thể đưa ông trở lại con đường hành đạo hoặc dẫn đến một kết cục khác. Dù thế nào, câu chuyện của Minh Tuệ vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của công chúng.
Nhìn xa hơn, hành trình của Minh Tuệ không chỉ đơn thuần là một chuyến đi, mà còn là một minh chứng sống động về quy luật nhân quả. Dù có người cho rằng câu chuyện của ông không đáng quan tâm, nhưng thực tế, nó vẫn mang đến nhiều bài học về cuộc sống, đạo đức và cách con người tự chịu trách nhiệm với hành động của mình.
Đức Phật dạy rằng: “Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa” (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương). Lại có câu: “Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy, nhanh hay chậm mà thôi”.
Trả lờiXóaQuãng thời gian trôi qua của đoàn người tu hành không chỉ đánh rơi những con người quan trọng, gắn bó với đoàn mà cũng đánh rơi luôn cách nhìn của nhân thế đối với một con người từng làm dậy sóng dư luận cả nước.
XóaLuật nhân quả là một trong các nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo. Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Con người nếu sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ sống trong sự tham lam ích kỷ thì sẽ dễ dàng gây họa cho người khác và nhận báo ứng về với bản thân mình.
Trả lờiXóaNhững thứ con người muốn nhận lấy chính là những thứ mà họ đang làm, cũng là nhận về những gì của chính mình chứ chẳng ai vô tình ném vào cả, chỉ tiếc rằng niềm tin của rất nhiều con người đang đặt chưa đúng chỗ, làm cho không chỉ họ mà người xung quanh cũng bị ảnh hưởng
XóaThực tế cuộc sống đã cho ta thấy rõ ràng, nhân quả là chuyện tốt, chuyện xấu rất đa dạng và phức tạp. Nhân quả có thể báo ứng, hiện hữu ngay tức khắc như việc chúng ta khát, chỉ cần uống nước vào thì sẽ thỏa lòng nhưng kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa như ta gieo một hạt giống và chờ đợi nó nảy mầm. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy.
Trả lờiXóa“Con người khi gặp quả báo xấu mới than trời trách đất đổ thừa tại thì là... mà không chịu gieo nhân lành ngay nơi hiện tại. Nhiều người đã phạm tội nhưng chưa bị phát hiện bởi nhân xấu chưa kết thành quả, thì họ vẫn cứ ung dung hưởng thụ, thản nhiên như người vô tội, thậm chí còn phỉ báng luật nhân quả nữa. Đến khi phước hết họa đến chịu quả khổ đau không có ngày thôi dứt”,
Trả lờiXóaTin hiểu nhân-duyên-quả là phúc phần của mỗi người. Người đẹp đẽ, giàu sang, khỏe mạnh nếu tin hiểu nhân quả thì không tự cao, ỷ lại vì biết rõ phước báo họ đang hưởng sẽ cạn dần và hết sạch nên cố gắng kiệm phước và vun bồi thêm. Người xấu xí, nghèo hèn, đau ốm nếu tin hiểu nhân quả thì không tự ti, không trách người hay oán đời, họ cố gắng tích phước, hành thiện để cải thiện tình trạng không như ý trong hiện tại, sẽ tốt đẹp ở tương lai.
Trả lờiXóacon người là chủ nhân của Nghiệp. Trong hiện tại, con người có thể tạo những nghiệp mang lại an lạc, hạnh phúc cho mình cho dù mình đang sống trong hoàn cảnh nào, đang phải nhận chịu quả báo của những nghiệp trong quá khứ đời này hay đời trước. Con người có thể tạo ra những nghiệp mới theo chiều hướng tích cực để khắc phục hậu quả của những nghiệp đã tạo trong quá khứ
XóaLuật nhân quả thúc đẩy mọi người sống đạo đức, làm điều tốt và tránh điều xấu. Bằng cách hiểu rằng mọi hành động đều có hậu quả, con người sẽ có xu hướng hành xử có trách nhiệm và văn minh hơn. Khi mỗi cá nhân trong cộng đồng hành xử có đạo đức và trách nhiệm, cộng đồng đó sẽ trở nên mạnh mẽ, gắn kết và phát triển bền vững hơn.
Trả lờiXóaTin vào nhân quả giúp cho mỗi người tự mình hướng thiện, làm những điều có ích cho đời, mà thực chất là có ích cho chính họ, một cộng đồng mà ai cũng làm việc tốt thì tự khắc sẽ hòa bình, thịnh vượng, không phải tự nhiên mà quê hương của đạo Phật lại phát triển đến như vậy
XóaCha già không chăm, đó là sự bất hiếu lớn, thân mình tự đày đọa để được cái danh hão, đó là sự bất hiếu thứ nhì về công cha mẹ sinh thành dưỡng dục mà không báo đáp; Hai điều đó tạo nên con người trong xã hội có trách nhiệm, nay tự vất bỏ thì hỏi xem xã hội sẽ thành cái gì đây?. Người xưa có nói : "Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ , thứ ba tu chùa". Hai cái trước đã không tu được thì tu cái thứ ba sẽ là cái gì vậy?, bỏ gốc lấy ngọn chăng, cây mất gốc có sống được không?; Lại có câu : "người không lo xã , vạ ắt tới gần", đấy là luật nhân quả trong thế gian này từ xưa đến nay vậy.
Trả lờiXóaLàm gì thì làm cứ phải hiếu kính với cha mẹ để trả ơn dưỡng dục đã, việc nhà lo xong lúc đó làm gì bên ngoài mới tính tiếp, chứ chưa làm gì cho đời mà lên truyền thông phát ngôn liên tục như thế, thì những người theo đạo Phật họ cũng chẳng đồng tình
XóaĐoàn của ông cũng đã đi ra khỏi biên giới nước mình, thì coi như mức độ ảnh hưởng trong nước cũng không còn nhiều, tuy nhiên những câu chuyện để lại cho người thân của ông thì vẫn chưa được chấm dứt do sự xâm pham quá đáng của những người vốn dĩ chẳng hề quen biết
Trả lờiXóaNhiều cá nhân đi theo đoàn cũng không phải là phát tâm đâu, mà tính toán đi theo lấy cái danh để lôi kéo người đi theo một tà đạo nào đó, hình như có lần người đi theo đoàn phát đi một loạt tài liệu lôi kéo mà sau đó bị tịch thu xử lý luôn, những thành phần đó mới là nguy hiểm, làm ảnh hưởng ít nhiều đến đoàn
Trả lờiXóaViệc ông Báu ra đi gây ra nhiều xì xào, tiếc nuối trong dư luận, vì ông Báu là người gắn kết với đoàn người ngay từ ban đầu, có nhiều công hiến, giờ ra về như vậy coi như mọi thứ là công cốc, chưa kể có thể bị chính những người ông đã cống hiến phủ nhận mọi thứ.
Trả lờiXóaTừ một chuyến đi của đoàn người tu hành mà luận ra được nhiều điều trong cuộc sống, mà quan trọng có lẽ là chọn đúng điều để mình cống hiến, nhân quả cũng từ việc mình chọn mà ra, chọn nhân đúng thì quả đúng, mà chọn nhân sai thì khó mà có quả ngọt
Trả lờiXóaGieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả nên người học Phật, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Trả lờiXóa“nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau.
Trả lờiXóa