Lâm Trực@
Kiên Giang, 17/2/2025 - Kể từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện rõ qua những con số thống kê ấn tượng. Những kết quả này không chỉ khẳng định tính ưu việt của Nghị định 168 mà còn bác bỏ mọi ý kiến trái chiều, vốn chỉ nhằm lợi dụng để tấn công vào ngành Công an và Tư pháp nước nhà.
Theo báo cáo của Công an thành phố Hà Nội, sau 45 ngày triển khai Nghị định 168, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm đáng kể. Cụ thể, từ ngày 1/1 đến 15/2/2025, toàn thành phố xảy ra 133 vụ TNGT, làm 83 người tử vong và 92 người bị thương. So với giai đoạn trước khi Nghị định có hiệu lực (từ 16/11 đến 31/12/2024), số vụ TNGT giảm 56 vụ (30%), số người tử vong giảm 17 người (17%), và số người bị thương giảm 40 người (30%). Đặc biệt, các hành vi vi phạm TTATGT cũng giảm mạnh. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý 24.080 trường hợp vi phạm, giảm 18.160 trường hợp (42,9%) so với giai đoạn trước. Các hành vi nguy hiểm như vi phạm nồng độ cồn giảm 36,8%, chạy quá tốc độ giảm 27,6%, chở quá tải giảm 54%, vượt đèn đỏ giảm 58,4%, và không đội mũ bảo hiểm giảm 48,7%.
Những con số này không chỉ phản ánh hiệu quả của Nghị định 168 trong việc răn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật mà còn khẳng định tính nhân văn của chính sách này. Giảm thiểu tai nạn giao thông không chỉ bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, an toàn.
Nghị định 168 ra đời trong bối cảnh tình hình TTATGT tại Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp, các mức xử phạt cũ không còn đủ sức răn đe. Với việc tăng mức phạt và áp dụng chế tài trừ điểm giấy phép lái xe, Nghị định 168 đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông. Một trong những điểm nổi bật của Nghị định 168 là sự kết hợp giữa xử lý nghiêm minh và tuyên truyền, giáo dục. Lực lượng Cảnh sát giao thông không chỉ kiên quyết xử phạt mà còn tích cực tuyên truyền để người dân hiểu rõ quy định mới. Điều này giúp người dân không chỉ tuân thủ luật vì sợ bị phạt mà còn vì nhận thức được ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật.
Mặc dù Nghị định 168 đã mang lại những kết quả tích cực, vẫn có một số ý kiến trái chiều cho rằng chính sách này quá khắt khe, thậm chí lợi dụng để tấn công vào ngành Công an và Tư pháp. Tuy nhiên, những con số thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Việc giảm thiểu tai nạn giao thông và vi phạm TTATGT không chỉ bảo vệ người dân mà còn giảm gánh nặng cho lực lượng chức năng và gia đình người tham gia giao thông. Thay vì phải giải quyết hậu quả từ các vụ tai nạn, Cảnh sát giao thông có thể tập trung vào công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng, còn người dân thì tính mạng, sức khỏe và tài sản được bảo toàn. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy Nghị định 168 không phải là công cụ để "hành dân" mà là chính sách nhân văn, vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Pythagoras từng nói: "Con số là bản chất của vạn vật." Những con số thống kê về hiệu quả của Nghị định 168 đã chứng minh tính đúng đắn và nhân văn của chính sách này. Giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân là mục tiêu cao cả mà Nghị định 168 hướng đến. Với sự quyết liệt của các cơ quan chức năng và sự đồng lòng của người dân, Hà Nội đang từng bước xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh. Những kết quả ban đầu đã cho thấy Nghị định 168 không chỉ là công cụ pháp lý hiệu quả mà còn là minh chứng cho sự tiến bộ trong công tác quản lý và điều hành xã hội.
"Mọi lời nói hay không bằng một con số đẹp" - và những con số từ Nghị định 168 đã nói lên tất cả.
Sau khi Nghị định 168 đi vào thực tế đã tạo chuyển biến tích cực về ý thức, hành vi tham gia giao thông và tình hình Trật tự an toàn giao thông. Đáng chú ý, các hành vi vi phạm có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), như nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, chở quá tải trọng, vượt đèn đỏ đều ghi nhận giảm đáng kể.
Trả lờiXóaKể từ khi Nghị định 168 được ban hành, những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trong việc chấp hành quy định tham gia giao thông của người dân một cách rõ rệt, số vụ tai nạn giao thông, số người bị thương và thiệt mạng cũng giảm rõ rệt, đó là một sự thay đổi tích cực
XóaNguyễn nhân của việc giảm đó chính là do mức xử phạt tác động trực tiếp vào nhận thức người dân, giờ chẳng cần đọc báo nhiều, chẳng cần đọc hết luật, cứ đồn nhau vượt đèn đỏ 6 củ thì các ông cứ nhìn vào lương của mình mà hành động thôi
XóaNhững con số ấn tượng trên đã nói lên những chuyển biến tích cực khi Nghị định 168 đi vào cuộc sống. Để có kết quả đó, bên cạnh sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cơ quan chức năng, còn có sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Trả lờiXóaĐúng là vật chất quyết định ý thức, người ta ra đường và thấy mức xử phạt đủ để họ cảm thấy tiếc nuối nếu như họ phải chi ra số tiền đó, đó chính là lí do vì sao họ sẽ phải tự chấp hành các quy định một cách nghiêm túc để tránh trường hợp vi phạm
XóaNhững đối tượng nào mà vẫn còn cố tình vi phạm thì chắc chắn sẽ bị xử phạt theo đúng quy định, quy định sinh ra là để quản lý hành vi của người tham gia giao thông, không thể để họ lơ là, chủ quan coi thường quy định của pháp luật, và những chế tài xử phạt đó sẽ giúp làm giảm những hành vi vi phạm
XóaKhi nghị định đi vào hoạt động thì nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên chúng ta hãy nhìn rộng ra thế giới thì họ đã xử phạt vi phạm giao thông với mức phạt cao từ rất lâu rồi, có như vậy dân của họ mới tham gia giao thông văn minh, chứ phạt lèo bèo thì cũng à ơi như dân mình thôi
XóaTừ tâm lý sợ bị xử phạt, dần dần sẽ thành sự tự giác rồi chuyển đổi nhận thức theo hướng tích cực và cuối cùng mới hình thành văn hóa giao thông văn minh. Nghị định 168 đang góp phần tạo nên điều đó. Chúng ta cần cả một quá trình tạo dựng, chứ không thể trong ngày một ngày hai
Trả lờiXóaTừ lúc có Nghị định mới là cả đợt tết giảm rất nhiều số trường hợp vi phạm giao thông cũng như tai nạn giao thông, đó là kết quả của sự chặt chẽ trong quy định và một phần lớn là do ý thức chấp hành nghiêm túc của người dân, đây chính là một bước tiến lớn của Nghị định
XóaNgười dân họ sợ thì tự khắc họ sẽ chấp hành, mà chấp hành thì sẽ đảm bảo an toàn cho chính họ và xã hội, tính ra là lợi đôi đường, nói là phạt cao nhưng người dân cứ chấp hành chuẩn chỉ thì chẳng phải ngại gì.
XóaChính xác là các văn bản dưới luật luôn cần thời gian để thẩm ngấm vào nhân dân và quá trình đó tốt chỗ nào, vưỡng mắc chỗ nào cũng sẽ được bộc lộ ra, một là dân thích nghi với cơ chế mới, hai là văn bản sẽ được sửa đổi theo hướng phù hợp với thực tế hơn
Xóacũng như quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn, bước đầu khi áp dụng cũng gặp nhiều khó khăn, nhận nhiều ý kiến trái chiều bởi mức phạt nặng. Tuy nhiên đến hiện tại có thể thấy, vi phạm nồng độ cồn đã giảm rõ rệt. Nghị định 168 mới đi vào thực tế trong một thời gian ngắn, vì vậy cần có thêm thời gian để người dân thích nghi.
Trả lờiXóaĐang phạt nhẹ mà chuyển sang phạt nặng thì chẳng ai vui vẻ cả, tuy nhiên thông qua một quy định thì các cơ quan cũng phải tính toán đến mức độ hiệu quả trên các tác hại, thì kết quả chung cuộc vẫn là có lợi cho xã hội, ý thức người dân sẽ được nâng cao
XóaRất đồng tình với ND 168 nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông. Kiến nghị phạt phương tiện lấn làn khi dừng đèn đỏ, trong hẻm hoặc đường không ưu tiên không nhường đường phương tiện đi thẳng. Rất bức xúc với các vi phạm này và nhiều vụ tai nạn đã xảy ra khi trong hẻm đi ra không quan sát.
Trả lờiXóaSự thay đổi trong ý thức chấp hành luật giao thông sau khi Nghị định 168 có hiệu lực cho thấy, khi luật pháp nghiêm minh và thực thi đồng bộ có thể cải thiện rõ rệt hành vi của người dân. Mức độ răn đe đủ lớn giúp mỗi cá nhân nhận thức rõ việc tuân thủ pháp luật không chỉ bảo vệ chính mình mà còn góp phần xây dựng xã hội an toàn, văn minh; góp phần xây dựng văn hóa giao thông, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước.
XóaCần phải duy trì lâu dài, các hiện tượng lấn làn, trèo lên vạch dành cho người đi bộ, dần tiến đến phạt cả người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định thì mới gọi là "trật tự an toàn giao thông. Nghị định 168 thực sự là một " Bước ngặt" tốt trong ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người dân.
Trả lờiXóaDân bây giờ đi đường làm gì có khái niệm điền vào chỗ trống nữa, người đi bộ yên tâm mà đi chứ xưa thì tầm giờ tắc đường thì vỉa hè cũng như đường bộ, xe nó lao như ăn cướp.
XóaGiờ dừng đèn đỏ làm gì có ông nào dám đè vạch nữa, nhìn chỗ nào cũng ra tiền cả tự bản thân rén ngay, mấy anh du khách tây sang ta nhiều lần còn giật mình, không hiểu sao giờ dân tham gia giao thông nghiêm túc thế, trước giờ chưa từng thấy
XóaSau khi Nghị định 168 ra đời, đã làm giảm thiểu số vụ tai nạn rất nhiều so với cùng kỳ trước khi ban hành Nghị định. Đây là tín hiệu vô cùng tích cực khi tỷ lệ người chết do tai nạn giao thông đang đáng báo động, vậy mà vẫn có một số thành phần xuyên tạc, phản đối
Trả lờiXóaBằng những mánh khóe gian giảo, xảo quyệt, những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước ra sức xuyên tạc, phủ nhận Nghị định 168. Những ngày qua, trên một số trang mạng xã hội đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, cho rằng Nghị định 168 sẽ "không mang lại hiệu quả", thậm chí gây thêm bất ổn trong lĩnh vực giao thông
XóaNghị định 168 đi vào cuộc sống mới chỉ thời gian ngắn, nhưng đã cho thấy tính hiệu quả trong quản lý giao thông, đánh dấu bước tiến lớn về ý thức chấp hành Luật TTATGT đường bộ của người dân. Dư luận trong nước, các chuyên gia và nhân dân cả nước đã thể hiện sự ủng hộ, đồng tình cao với những kết quả bước đầu đạt được khi các hành vi vi phạm Luật TTATGT đường bộ vốn khá phổ biến, như vi phạm nồng độ cồn, đi trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, hay không đội mũ bảo hiểm giảm rõ rệt.
Trả lờiXóaCác đối tượng bóp méo và cắt xén thông tin, đặc biệt là những quy định pháp luật, khiến người dân hiểu sai vấn đề; như xuyên tạc về việc xử phạt các hành vi sang đường không đúng quy định; phương tiện vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên... chúng quy kết, cho rằng mức xử phạt quá nặng khiến người dân sợ hãi, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho người lao động và thiệt hại cho nền kinh tế
Trả lờiXóaThực tế quá trình phát triển, bất kỳ quốc gia văn minh nào muốn đạt được sự phát triển bền vững đều phải dựa trên nền tảng của một xã hội có kỷ cương. Một xã hội không thể chấp nhận sự hỗn loạn nơi "mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy chen" chỉ vì lợi ích cá nhân, tạo nên một hình ảnh giao thông xấu xí. Đây không chỉ là vấn đề hành vi mà còn ảnh hưởng đến diện mạo văn hóa quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.
Trả lờiXóa