Lâm Trực@
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nhằm phản ứng trước việc tòa này điều tra công dân Mỹ và đồng minh. Sắc lệnh này cho phép chính quyền Mỹ đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh đối với các quan chức ICC, gia đình họ và những cá nhân hỗ trợ điều tra.
Động thái này được đưa ra sau khi ICC phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc liên quan đến chiến dịch quân sự tại Dải Gaza. Chính quyền Mỹ coi đây là một tiền lệ nguy hiểm, có thể dẫn đến việc các công dân Mỹ bị quấy rối, bắt giữ bởi một tòa án mà Mỹ không công nhận thẩm quyền.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên ICC đối đầu với Mỹ. Năm 2020, chính quyền Trump đã từng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Công tố viên Fatou Bensouda và cộng sự của bà do cuộc điều tra về cáo buộc tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ tại Afghanistan. Điều này phản ánh lập trường nhất quán của Mỹ trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trước các cơ quan tư pháp quốc tế.
Tuy nhiên, ICC không chỉ nhắm đến Mỹ hay Israel. Tháng 3/2023, tòa án này cũng phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên về quyền trẻ em Maria Lvova-Belova với cáo buộc "trục xuất bất hợp pháp trẻ em Ukraine sang Nga". Điện Kremlin ngay lập tức bác bỏ thẩm quyền của ICC, gọi quyết định này là "vô hiệu và không thể chấp nhận".
Mặc dù được thành lập vào năm 2002 với sứ mệnh điều tra và truy tố các tội ác diệt chủng, chống lại loài người và tội ác chiến tranh, ICC chưa bao giờ được Mỹ, Israel hay Nga công nhận. Các nước này đều không phê chuẩn Quy chế Rome - văn kiện sáng lập ICC - và từ chối tuân thủ các quyết định của tòa. Điều này đặt ra câu hỏi về hiệu lực pháp lý cũng như mức độ ảnh hưởng thực sự của ICC trong bối cảnh chính trị quốc tế hiện nay.
Cuộc đối đầu giữa ICC và các cường quốc phản ánh một thực tế: dù có danh nghĩa là một cơ quan tư pháp quốc tế, ICC vẫn bị chi phối bởi các yếu tố chính trị. Khi các quốc gia không công nhận thẩm quyền của tòa, việc thực thi các lệnh bắt giữ hay trừng phạt gần như chỉ mang tính biểu tượng, không có khả năng cưỡng chế thực tế. Điều này cho thấy rằng, trong trật tự thế giới hiện đại, quyền lực thực sự vẫn thuộc về các quốc gia có sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao, thay vì một cơ quan tư pháp quốc tế không có công cụ cưỡng chế hiệu quả.
Ông Trump đã ký một sắc lệnh nhằm kiện Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cáo buộc rằng ICC tham gia vào "các hành động bất hợp pháp và vô căn cứ" đối với Mỹ và các đồng minh của nước này. Ông nhấn mạnh rằng ICC không có quyền tài phán đối với Mỹ và Israel vì cả hai nước không phải là thành viên của Quy chế Rome hoặc ICC. Sắc lệnh này được ký kết trong bối cảnh Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang thăm Washington.
Trả lờiXóaTuy nhiên, hôm nay ngày 7-2, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã lên án và kêu gọi đoàn kết sau khi ông Trump áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào các nhân viên của cơ quan này. Cụ thể, ICC tuyên bố sắc lệnh của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ làm suy yếu hệ thống tư pháp của họ, đồng thời kêu gọi 125 quốc gia thành viên đoàn kết vì công lý và nhân quyền.
Xóadân chủ, nhân quyền là phải như vậy, kiểu như tòa án quốc tế nói gì thì kệ, ta cứ độc tài, giết dân thường hay làm gì cũng được, ta giàu và mạnh mà. Mấy cái luật lệ đấy chỉ áp dụng được với các nước nhỏ thôi, còn giàu như Mỹ, Israel, Trung Quốc, Nga nó cóc quan tâm. Cho nên bọn nó mới có cái kiểu nói càng nghèo càng "kém dân chủ"
Trả lờiXóa