Ong Bắp cày
Hà Nội, 9/2/2025 - Hành trình tu tập của ông Minh Tuệ đã từng được tán thán như một hình mẫu về sự kiên định, buông xả và giữ giới. Trong bối cảnh nhiều người mất niềm tin vào giới tăng lữ bởi những vụ việc liên quan đến "tiến sĩ dỏm", "giải vong", "ting-ting", hình ảnh của ông Minh Tuệ như một điểm sáng, một người âm thầm học đạo bằng con đường hành trì nghiêm cẩn. Nhưng liệu ông có thực sự làm được và duy trì được sự "định" và "tuệ" như những lời ca tụng hay không?
Sự thử thách của "định" trong hành trình tu tập
Bản chất của tu hành không chỉ nằm ở việc đi bộ hay kham nhẫn, mà quan trọng hơn là khả năng giữ "định" giữa mọi biến động của thế gian. Khi số lượng người đi theo ông ngày càng đông, gây tắc nghẽn giao thông, sự yên bình trong hành trình tu tập của ông dần bị phá vỡ bởi chính những người ngưỡng vọng mình. Những lời khuyên về việc ẩn tu để tránh ảnh hưởng đến trị an lại bị đẩy lên thành một dạng "thọ nạn", khiến sự sùng kính dành cho ông càng thêm lớn. Chính sự tôn thờ quá mức từ công chúng đã tạo ra áp lực vô hình, thử thách khả năng giữ "định" của ông.
Từ chỗ "ai muốn theo thì theo", ông Minh Tuệ dần thể hiện mong muốn bảo vệ tăng đoàn, để rồi đoàn tu tập ấy ngày càng phát triển với đủ thành phần khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt trong xuất thân và hạnh tu giữa các thành viên trong đoàn đã khiến nó không còn mang tính thuần khiết như hình ảnh ban đầu. Đây là lúc những mâu thuẫn nội bộ nảy sinh, mà vụ việc với ông Văn Báu là một minh chứng rõ nét.
Minh Tuệ và Văn Báu: Khi "giới" bị thử thách
Cuộc tranh luận giữa ông Minh Tuệ và ông Văn Báu cho thấy một khía cạnh khác của người được coi là "bậc tu hành" này. Ông Minh Tuệ vốn hiền lành nhưng hiểu biết về thế tục còn hạn chế, trong khi ông Văn Báu lại là người tinh khôn, có tư duy lập luận sắc bén và khả năng diễn đạt mạch lạc. Khi tranh biện, cả hai đều bị tổn thương vì cái tôi, nhưng điều đáng nói là cách họ xử lý vấn đề.
Ông Văn Báu, dù là người thế tục, đã thể hiện sự khiêm cung khi chủ động hạ mình, nói lời sám hối để giữ hòa khí. Ngược lại, ông Minh Tuệ lại không làm được điều này. Ông đã bị chi phối bởi những người trong đoàn, những kẻ muốn loại bỏ Văn Báu để bảo vệ lợi ích riêng. Thay vì mở lòng từ bi, ông lại cố chấp, nghi mạn và tạo áp lực tâm lý buộc ông Văn Báu phải rời đi. Hành động này cho thấy, dù được ca tụng là người tu hành, nhưng chính ông lại không giữ được "giới" - yếu tố nền tảng trong con đường tu tập.
Sự bất định trong con đường tu tập
Hành trình tu tập không chỉ là việc giữ "giới", mà còn là sự phát triển của "định" và "tuệ". Tuy nhiên, chính ông Minh Tuệ cũng thừa nhận rằng mình chỉ "đọc qua" chứ không thuộc, không biết 250 giới luật của người xuất gia. Vậy liệu ông có thực sự giữ "giới" như những gì được tuyên truyền? Khi đoàn tu tập ngày càng lớn mạnh, với những thành viên chưa chắc đã đồng hành vì lý tưởng tu hành, thì sự "tuệ" của tập thể này cũng bị đặt dấu hỏi.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng công chúng nên để ông Minh Tuệ yên ổn tu hành, nhưng nếu bản thân ông không thể giữ "định" trước những biến động xung quanh, thì liệu đây có còn là một hành trình tu tập đúng nghĩa? Nếu coi những khó khăn hiện tại là một "kiếp nạn", thì người tu hành phải vượt qua nó bằng trí tuệ và lòng từ bi, chứ không phải bằng sự cố chấp và bài trừ người khác. Nếu không thể giữ vững được chính mình, e rằng hành trình này sẽ không bao giờ chạm đến Tây Trúc, dù là trên địa lý hay trong tâm tưởng.
P/s: bài có tham khảo stt của nhà báo Dong Rang Nguyen và nhà báo Nguyen Duc Hien
Đi tu tập mà dẫn theo một đoàn người như vua đi tuần tra thị sát, ăn có người cung cấp, ngủ có người canh, không phải lo nghĩ điều gì, nói chứ thiếu nước ông lên xe ngồi nữa là bằng các bậc đế vương ngày xưa rồi.
Trả lờiXóanói chung là nếu sự việc chỉ dừng lại ở việc sư Thích Minh Tuệ đi hành bộ một mình thì nó cũng chẳng ảnh hưởng đến ai cả và đó là một điều tốt, nhưng do có sự kéo theo của rất nhiều người dân đi sau ông, làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự giao thông và xã hội, nên nó lại dần mất đi tình tích cực trong hoạt động hành bộ này
XóaGiáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã ra văn bản khẳng định rằng Thích Minh Tuệ “không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” và đề nghị “không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư”
Trả lờiXóanhiều người đọc những không chịu hiểu, là người trưởng thành hết rồi nhưng họ dường như không chịu hiểu rằng họ đang ngộ nhận, vẫn tiếp tục tin theo và đi theo hoạt động của Thích Minh Tuệ, từ đó trở thành một hoạt động mang tính tiêu cực
XóaBản thân Thích Minh Tuệ cũng chia sẻ rằng "cảm thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi đạo đức của mình chưa đạt đến cảnh giới đó". Nếu xét ở thời điểm hiện tại, đúng là Thích Minh Tuệ không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tu viện nào, vậy nên nhiều người đừng ngộ nhận nữa
Trả lờiXóanói chung là cũng không nên tôn sùng ai đó một cách quá mức đến như thế, chỉ cần ta có tín ngưỡng, giữ lại phần tĩn ngưỡng đó để tin theo, chứ đừng mê tín đến mức mù quàng mà cái gì cũng phải làm theo rồi bỏ đi cả cuộc sống bình thường như thế cả
XóaLợi dụng hình ảnh một người bộ hành “tập học Phật” để gieo rắc những thông tin phỉ báng, công kích Giáo hội Phật giáo và các nhà tu hành Phật giáo, gây mất niềm tin của nhân dân, phật tử, phá hoại Phật pháp, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chống phá chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Đó là những biến tướng nguy hiểm từ những ồn ào liên quan đến hiện tượng ông Thích Minh Tuệ, cần phải được nhận diện và ngăn chặn.
Trả lờiXóađối với những đối tượng có hành động và chủ đích bôi nhọ, bóp méo, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tình hình tôn giáo Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế thì cần phải có những hình thức xử lí và ngăn chặn kịp thời, không thể để cho chúng lộng hành như vậy
Xóangười dân thì cứ tin theo những hành động của một người còn chưa được công nhận là nhà sư mà không hề nhận ra là mình đang tin theo một cách mù quáng, họ sẵn sàng rời bỏ cả gia đình để đi theo nhưng lợi ích nhận lại được là gì thì chưa thể biết được
Xóavới những diễn biến vừa qua và chắc chắn còn chưa dừng lại, có thể khẳng định hiện tượng “sư Minh Tuệ” chính là cơ hội để các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn chớp thời cơ, tận dụng một cách triệt để qua truyền thông xã hội để chia rẽ, hạ uy tín cộng đồng Phật giáo.
Trả lờiXóanói chung là ông Minh Tuệ này cũng có tâm hướng Phật, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế quá, cả về kiến thức lẫn khả năng làm chủ cái tôi. Những cá nhân như này chính là đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm tới với mục đích hạ uy tín của cộng đồng Phật giáo, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ nước ta
Trả lờiXóaCần gì phải phân tích nhiều về người này, Tuệ cũng chỉ là một con người bình thường thôi, bản thân Tuệ vốn có cái tâm rất tốt khi tự giác tu hành, đi bộ khất thực. Tuy nhiên khi danh lợi đến, được mọi người ca tụng, Tuệ dần bộc lộ rõ những thiếu sót của mình, không còn giữ được mục đích tu hành ban đầu của mình nữa
Trả lờiXóaThời buổi này , ai cũng muốn " ngoi " lên làm "cột cờ " . Thằng du côn , du đãng thì xưng vương " mày biết bố mày là ai " không ? Trẻ trâu thì mang dao mang kiếm ra đường , gặp ai cũng đâm cũng chém , để lấy số má . Các ông " thượng thừa " hơn thì lên mạng dạy đời . Giờ , lại lòi ra ông chưa có tên , có tuổi , chưa từng đi tu , niệm phật bao giờ , khoác áo cà sa , đi khất thực , bỗng trở thành " tu sĩ " . Đi theo từng đoàn , từng đám , cẩn trở giao thông , phát ngôn chả giống ai , tự nhiên nổi tiếng . . Bố tay !
Trả lờiXóaTrong đoàn ông Tuệ có nhiều người một câu kinh còn chả thuộc, và câu thần chú là cứ a di đà phật, nhiều người hành vi không xứng đáng là nhà tu hành. Và càng ngày nhiều người trong đoàn lộ ra bản chất, có người còn đòi đem cả cha mẹ sang thăm.
Trả lờiXóaĐể trở thành một "tu sĩ" thì phải kinh qua rất nhiều kiến thức chứ đâu phải mỗi có đi bộ mà đòi giác ngộ. Không phải ai đi bộ cũng thành phật và không phải người nào mặc áo tu hành đều là bậc chân tu, phải nói là phật tử cũng như một bộ phận người dân Việt Nam hiểu đạo chưa sâu sắc nên dễ bị dắt mũi
Trả lờiXóa