Lâm Trực@
Hà Nội, 12/2/2025 - Trong bối cảnh xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, Thị trưởng Kiev Vitaly Klitschko mới đây đã cảnh báo rằng một thỏa thuận hòa bình có thể sẽ là "rất đau đớn đối với mọi người dân Ukraine". Ông cũng nhấn mạnh rằng viễn cảnh kết thúc chiến sự có thể kéo theo những bất ổn chính trị và xã hội nghiêm trọng trong nước.
Thị trưởng Kiev Vitaly Klitschko. Ảnh: Sky News
Điều đáng chú ý là những phát biểu của ông Klitschko đến trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột nếu tái đắc cử, với đề xuất đóng băng chiến sự tại đường ranh giới hiện tại, thiết lập một vùng phi quân sự do binh sĩ châu Âu giám sát, và yêu cầu Ukraine từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO. Tuy nhiên, Nga khẳng định bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải đảm bảo giải quyết tận gốc nguyên nhân xung đột, chứ không chỉ dừng lại ở việc đóng băng tình trạng chiến tranh.
Từ những diễn biến trên, có thể thấy rõ một thực tế: sự lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ và NATO không đảm bảo cho một nền hòa bình bền vững. Ukraine, từ chỗ kỳ vọng vào sự hỗ trợ quân sự, tài chính của phương Tây, nay đang đối diện với viễn cảnh phải chấp nhận những thỏa hiệp đầy tổn thất. Điều này đặt ra một bài học quan trọng đối với các quốc gia khác đang dựa vào Mỹ và NATO để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình.
Không chỉ Ukraine, nhiều quốc gia khác cũng đã từng hoặc đang đi theo con đường đặt niềm tin vào Mỹ và NATO như một lá chắn bảo vệ. Afghanistan là một ví dụ điển hình. Sau hơn hai thập kỷ được Mỹ và đồng minh hậu thuẫn, chính quyền Afghanistan sụp đổ chỉ trong vài ngày sau khi quân đội Mỹ rút đi, để lại một khoảng trống quyền lực đầy hỗn loạn. Điều đó cho thấy, sự bảo trợ từ Mỹ và NATO không phải là đảm bảo vĩnh viễn cho sự ổn định.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đài Loan cũng đang rơi vào tình trạng tương tự khi ngày càng phụ thuộc vào Mỹ để đối phó với áp lực từ Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, với những diễn biến gần đây trong chính sách đối ngoại của Mỹ, không có gì đảm bảo rằng Washington sẽ can thiệp trực tiếp nếu xung đột nổ ra. Lịch sử cho thấy, Mỹ chỉ hành động khi có lợi ích chiến lược, và khi cục diện thay đổi, những đồng minh nhỏ thường là những bên bị hy sinh trước tiên.
Khác với Ukraine hay một số quốc gia khác, Việt Nam đã chọn con đường độc lập, tự chủ trong chính sách đối ngoại, không lệ thuộc vào bất kỳ cường quốc nào. Quan điểm của Việt Nam là bảo vệ chủ quyền quốc gia dựa trên sức mạnh nội lực, đồng thời duy trì chính sách ngoại giao linh hoạt, cân bằng giữa các nước lớn để bảo đảm lợi ích quốc gia tối đa.
Việt Nam hiểu rằng, một đất nước muốn giữ vững hòa bình và ổn định không thể trông chờ vào sự bảo trợ của bên ngoài mà phải tự mình xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, đồng thời theo đuổi chính sách đối ngoại khéo léo, vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ lợi ích dân tộc.
Trong bối cảnh hiện nay, bài học từ Ukraine càng củng cố thêm sự đúng đắn của chiến lược quốc phòng "bốn không" của Việt Nam: không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chính nhờ sự kiên định với đường lối này mà Việt Nam vẫn giữ vững hòa bình, độc lập và ổn định giữa một thế giới đầy biến động.
Câu chuyện của Ukraine là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia nhỏ đang đặt cược an ninh của mình vào Mỹ và NATO. Sự hỗ trợ từ phương Tây có thể mang tính chiến lược trong ngắn hạn, nhưng khi tình thế thay đổi, những cam kết ấy có thể bị rút lại bất cứ lúc nào. Những quốc gia không có thực lực tự bảo vệ mình sẽ luôn rơi vào thế bị động và dễ bị ép buộc phải chấp nhận các thỏa hiệp không mong muốn.
Việt Nam, với chính sách tự chủ và độc lập của mình, đã chứng minh rằng con đường bền vững nhất để bảo vệ chủ quyền quốc gia không nằm ở việc phụ thuộc vào các cường quốc, mà ở chính năng lực nội tại của đất nước. Đó là bài học mà nhiều quốc gia trên thế giới cần cân nhắc khi quyết định tương lai an ninh và phát triển của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cử Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đến Ukraine để đàm phán chấm dứt xung đột với Nga.
Trả lờiXóaQuyết định chọn ông Bessent làm đặc phái viên cho thấy các cuộc thảo luận có thể không chỉ xoay quanh một lệnh ngừng bắn đơn thuần.
Trong bài đăng trên nền tảng Truth Social hôm 11/2, Tổng thống Trump xác nhận chuyến đi của ông Bessent, đồng thời nhấn mạnh rằng “Chiến tranh phải kết thúc và điều đó sẽ sớm xảy ra”. Ông cũng khẳng định khi nước Mỹ mạnh, thế giới sẽ hòa bình.
Tuy nhiên, ông Trump không công bố thời gian cụ thể của chuyến đi giữa lúc xuất hiện hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn sau gần ba năm xung đột. Các cuộc thảo luận tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14/2 tới, với sự tham dự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Phó Tổng thống Mỹ JD Vance.
Gần đây, ông Trump đã liên kết viện trợ bổ sung của Mỹ cho Ukraine với việc Washington được tiếp cận nguồn tài nguyên khoáng sản của nước này. Đáp lại, Tổng thống Zelensky bày tỏ sẵn sàng thể hiện sự biết ơn đối với sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây bằng cách cung cấp đất hiếm và các nguồn tài nguyên quan trọng khác.
Cử một bộ trưởng thân tín với mình để đi ném đá dò đường, vị tân tổng thống của mẽo có nước đi rất là khôn ngoan, để xem mẽo sẽ được lợi gì ở nước đi này, hay nói các khác mẽo vẫn là nước đi ban phát và hưởng lọi nhiều nhất trong mọi cuộc chiến
XóaCuối tuần trước, ông Trump từng đề cập khả năng gặp gỡ ông Zelensky tại Washington trong tuần này nhưng khẳng định không có kế hoạch tự mình đến Ukraine.
Trả lờiXóaKhông chỉ thúc đẩy đàm phán hòa bình, chính quyền Mỹ cũng đang tìm cách đảm bảo lợi ích công dân. Hôm 11/2, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff đã đến Moskva để đàm phán việc thả Marc Fogel, một giáo viên người Mỹ bị Nga kết án vì cáo buộc buôn lậu ma túy. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz cho biết đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một quan chức Mỹ tới Nga kể từ năm 2021, đồng thời khẳng định: “Đây là tín hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng để chấm dứt cuộc chiến tàn khốc và khủng khiếp ở Ukraine”.
Bất chấp những tín hiệu đối thoại, Moskva vẫn duy trì lập trường cứng rắn về các vùng lãnh thổ hiện đang kiểm soát. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng một phần đáng kể của Ukraine muốn trở thành lãnh thổ Nga và thực tế đã trở thành một phần của Nga.
Ông Peskov một lần nữa khẳng định chủ quyền của Nga đối với bốn vùng lãnh thổ mới, bao gồm Kherson, Donetsk, Luhansk và Zaporizhzhya, những khu vực mà Nga hiện chỉ kiểm soát một phần. Bên cạnh đó, ông cũng nhắc lại việc Moskva đã sáp nhập bán đảo Crimea từ năm 2014 và hiện kiểm soát gần 1/5 lãnh thổ Ukraine.
Trong khi đó, giao tranh vẫn tiếp diễn với các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái từ cả hai phía. Quân đội Nga đêm 10/2 và sáng 11/2 đã bắn 19 tên lửa vào một cơ sở sản xuất khí đốt ở vùng Poltava của Ukraine, khiến nhà điều hành lưới điện nước này phải tạm ngừng cung cấp điện. Tuy nhiên, sau vài giờ, nguồn điện đã được khôi phục, theo công ty năng lượng quốc gia Ukrenergo.
Ngoài ra, Nga cũng đã triển khai hơn 120 thiết bị bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Giới chức Ukraine tuyên bố phần lớn các thiết bị này đã bị bắn hạ hoặc vô hiệu hóa bằng hệ thống tác chiến điện tử.
Ở chiều ngược lại, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào một nhà máy lọc dầu ở miền tây Nam Nga vào đêm 11/2, gây ra hỏa hoạn lớn. Theo các kênh Telegram của Nga, vụ tấn công nhằm vào cơ sở lọc dầu tại thành phố cảng Saratov, bên bờ sông Volga. Đám cháy sau đó đã được kiểm soát.
Trong bối cảnh các bên vẫn chưa đạt được bước đột phá ngoại giao, những động thái quân sự trên chiến trường tiếp tục đặt ra thách thức lớn cho tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Đúng là muốn độc lập, tự chủ phải dựa vào chính mình. Khi phụ thuộc vào nước khác chỉ có được cái lợi trước mắt chứ không thể lâu dài được, như "cá nằm trên thớt". Thế mới thấy các cụ ta giỏi và đường lối ngoại giao khôn khéo như thế nào
Trả lờiXóaKhôn khéo là để né tránh đối đầu với kẻ mạnh làm thiệt mình, thời gian đó để mà phát triển đất nước, tận dụng các nguồn lực một cách tối đa, chứ nếu ăn thua thì Việt Nam cũng chẳng ngán quốc gia nào, nói chung là nước ngoài còn phải cắp sách đến học Việt Nam nhiều
XóaCũng như đi ra xã hội thôi, muốn ngồi ngang hàng với thắng giàu thì mình cũng phải có năng lực vượt trội, chúng nói mới tôn trọng, kết bạn với mình, chứ vừa yếu kém vừa nghèo thì chỉ đi theo xách dép cho chúng nó, nào nó chán nó đạp đi cũng chẳng có gì luyến tiếc
XóaĐã dựa hơi Mĩ , phương tây , không có viện trợ , đứng không nổi , vậy mà cứ như " bố thiên hạ " . Thằng hề Selenski nó biến đất nước Ukreina thành sân khấu khổng lồ , mình nó " độc diễn " . Thảm họa cho một dân tộc !
Trả lờiXóaNó biết Mẽo dựng nó lên để khởi động xung đột với Nga chứ không phải để bảo vệ đất nước, nên cứ thế nói đòi vũ khí để oánh nhau thôi, khi nào oánh hết đạn là hết nhiệm vụ, có khi nhân ngay một vé đi nghỉ mát đến cuối ở nước ngoài, chỉ có người dân bản địa là vất vả thôi
XóaBài học xương máu đến từ nhiều quốc gia cho thấy việc dựa hơi vào một nước mạnh mà không chăm lo phát triển kinh tế chính trị xã hội tự cường thì chắc chắn sẽ đổ vỡ khi quốc gia lớn rút đi, chưa từng chứng kiến một quốc gia nào sống dựa hơi hoàn toàn mà phát triển mạnh mẽ
Trả lờiXóaTừ khi Mỹ thành công đưa Ze lên nắm quyền tại UK thì số phận đất nước cũng đã được quyết định, chẳng có gì thay đổi cho đến khi người dân bầu được một lãnh đạo mới của chính dân tộc họ, một chính quyền chỉ tồn tại để thực hiện mệnh lệnh của nước ngoài thì khó có thể ổn định
Trả lờiXóaTổng thống hết hạn tại nhiệm mà tự tuyên bố giữ luôn chức vụ bất chấp hiến pháp, cho đến lúc kết thúc chiến tranh thì cũng chịu rồi, thế mà các quốc gia phương Tây đứng đầu là Mẽo luôn miệng đề cao luật pháp quốc tế, nhân quyền lại làm ngơ trước hành động này, tiếp và làm việc với ông Ze như thường
Trả lờiXóaNhìn vào Việt Nam ngay từ cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, thì dưới sự lãnh đạo của Đảng thì toàn quân và dân đã ra sức chống giặc, giành được độc lập là bắt tay ngay vào xây dựng phát triển đất nước tự cường tự lực, nên đến bây giờ chẳng có quốc gia nào đặt được căn cứ quân sự lên lãnh thổ nhưng vẫn đứng ngang hàng với các quốc gia hàng đầu thế giới hiên ngang
Trả lờiXóaVấn đề không thể thương lượng đầu tiên từ quan điểm của Ukraine và của Mỹ là sự công nhận pháp lý của Ukraine và phương Tây đối với việc Nga sáp nhập một số lãnh thổ Ukraine, bất chấp việc người ta có thể chấp nhận thực tế rằng Ukraine khó phục hồi các lãnh thổ này trên chiến trường và do đó phải chấp nhận thực tế về sự kiểm soát của Nga trên thực địa, chờ đàm phán trong tương lai.
Trả lờiXóaNhững mặt chính của yêu sách từ phía Nga về giới hạn đối với lực lượng vũ trang Ukraine lại phụ thuộc vào Mỹ, do chỉ có Mỹ mới có thể cung cấp cho Ukraine những tên lửa tầm xa và thông tin tình báo để dẫn dắt chúng. Ngay đến vấn đề dỡ bỏ hay ngưng lệnh trừng phạt nào đó của phương Tây nhằm vào Nga với tư cách là một phần của thỏa thuận với Moscow cũng tùy thuộc vào Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Trả lờiXóaĐương nhiên Ukraine có thể xin gia nhập NATO nhưng quyết định về việc NATO liệu có chấp nhận thành viên mới là Ukraine lại không nằm ở nước này mà là ở các thành viên hiện nay của khối quân sự này - mỗi một nước như thế đều có quyền phủ quyết việc kết nạp Ukraine. Bản thân Mỹ cũng không thể ngăn quyền phủ quyết của những nước thân Nga như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc thậm chí của cả Pháp nếu thủ lĩnh phái hữu Pháp là Marine Le Pen trở thành tổng thống kế tiếp của Pháp.
Trả lờiXóaTrên tất cả, động cơ Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine là vượt ra bên ngoài Ukraine và vươn tới mối quan hệ an ninh giữa Nga và phương Tây do Mỹ dẫn dắt. Những động cơ đó của Nga bao gồm nhu cầu hạn chế lực lượng quân sự bên phương Tây và một dạng thức nào đó của cấu trúc an ninh châu Âu có tính đến lợi ích của Nga nhằm tránh các đụng độ trong tương lai.
Trả lờiXóa