Chia sẻ

Tre Làng

Mỹ đóng cửa hệ thống truyền thông đối ngoại: Sự kết thúc của một công cụ cây bất ổn?

Lâm Trực@

Quảng Ninh, ngày 19/3/2025 - Chính quyền Tổng thống Trump vừa ra quyết định cắt giảm hoàn toàn ngân sách cho hệ thống truyền thông đối ngoại của Mỹ, khiến các đài như VOA, RFA, RFE, Radio Martí và Alhurra phải đóng cửa sau nhiều thập kỷ hoạt động. Động thái này không chỉ làm thay đổi chiến lược truyền thông quốc tế của Mỹ mà còn giáng một đòn mạnh vào các tổ chức vốn lâu nay hoạt động với mục tiêu chống phá những quốc gia có chủ quyền, trong đó có Việt Nam.

Bản chất chính trị của VOA, RFA, RFE và các kênh liên kết

Suốt nhiều thập kỷ, hệ thống truyền thông đối ngoại của Mỹ luôn đóng vai trò như một “cánh tay nối dài” của Washington trong việc can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của các quốc gia khác. Được khoác lên vỏ bọc “truyền thông tự do” hay “tiếng nói không bị kiểm duyệt”, các đài này thực chất là công cụ tuyên truyền mang màu sắc thù địch, thường xuyên bóp méo sự thật, xuyên tạc tình hình ở các nước mà Mỹ coi là đối thủ hoặc không chịu lệ thuộc vào Washington.

Đối với Việt Nam, từ khi ra đời đến nay, VOA, RFA, RFE luôn nhắm vào việc chống phá chế độ chính trị, kích động các hoạt động vi phạm pháp luật, cổ xúy tư tưởng lật đổ chính quyền nhân dân. Họ thường xuyên tiếp tay cho các phần tử chống đối, tạo dựng các chiến dịch truyền thông nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để gây bất ổn.

Hàng loạt cá nhân, tổ chức có tư tưởng chống đối tại Việt Nam đã nhận được sự hậu thuẫn từ những đài này. Không ít đối tượng phản động trong nước được lăng xê, ca ngợi như “nhà hoạt động dân chủ”, hay "những nhà báo độc lập dũng cảm", trong khi thực chất họ lợi dụng tự do ngôn luận để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Chính quyền Mỹ từ bỏ “công cụ tuyên truyền” lỗi thời

Việc đóng cửa toàn bộ hệ thống USAGM, với mức cắt giảm lên tới 886 triệu USD ngân sách, không chỉ là quyết định tài chính đơn thuần mà còn thể hiện sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Khi những công cụ tuyên truyền này không còn mang lại lợi ích chiến lược và bị mất uy tín trong kỷ nguyên số, Washington buộc phải từ bỏ chúng.

Trước động thái này, lãnh đạo các đài phản ứng đầy tức giận. Chủ tịch RFE Stephen Capus gọi việc cắt tài trợ là “món quà lớn cho kẻ thù của Mỹ”, đồng thời công khai thừa nhận vai trò chính trị của các đài này trong cuộc đối đầu với các nước mà Mỹ coi là đối thủ. Điều này một lần nữa khẳng định bản chất của hệ thống truyền thông này: không đơn thuần là báo chí mà là công cụ phục vụ cho mục đích chính trị của

Nhiều quốc gia đón nhận tin vui

Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng từng là mục tiêu của hệ thống truyền thông này. Các nước như Cuba, Nga, Trung Quốc, Iran, Thái Lan… đều đã có nhiều năm đối mặt với chiến dịch tuyên truyền mang tính công kích, kích động gây bất ổn từ các đài thuộc USAGM.

Việc các đài này phải đóng cửa là một tín hiệu tích cực đối với Việt Nam và nhiều nước khác. Đây là cơ hội để Việt Nam củng cố hệ thống báo chí trong nước, nâng cao vai trò của truyền thông chính thống trong việc cung cấp thông tin chính xác, khách quan, góp phần bảo vệ sự ổn định chính trị và xã hội.

Trong bối cảnh mới, khi những “tiếng nói nước ngoài” mang tư tưởng thù địch đã im lặng, truyền thông Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ hơn với ba nhiệm vụ quan trọng: bảo vệ chủ quyền thông tin, nâng cao chất lượng nội dung để phục vụ nhân dân, và áp dụng công nghệ hiện đại để bắt kịp xu hướng tiêu dùng thông tin trong thời đại số.

19 nhận xét:

  1. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm tái cơ cấu bộ máy hành chính liên bang, một nhiệm vụ mà ông giao cho tỷ phú công nghệ Elon Musk và DOGE. Cho đến nay, sáng kiến DOGE đã đề xuất cắt giảm hơn 100.000 việc làm trong số 2,3 triệu nhân viên dân sự liên bang, đóng băng viện trợ nước ngoài và hủy bỏ hàng nghìn chương trình, hợp đồng chính phủ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những tổ chức nào hoạt động không hiệu quả mà không mạnh dạn đóng cửa thì chỉ làm thiệt hại cho ngân sách quốc gia, mà mấy ông nghị sỹ bới được lại chất vấn ông tổng thống, giải thích không được là auto mất tín nhiệm trước quốc hội.

      Xóa
    2. Từ thời ông Trump lên làm mới biết, nước mỹ có nhiều tồn tại thấy được mà nhiều đời tống thống mẽo không dám làm, thấy sai không dám sửa, hèn gì chục năm nay chỉ thấy đi gây chiến tranh để bán vũ khí chứ thực tế chẳng tạo thêm được một giá trị gì

      Xóa
    3. Nói là sáng kiến là quá chuẩn, mấy ông làm kém cho nghỉ hết, tăng tiền cho mấy anh làm việc có năng suất hiệu quả, như thế mới đưa về nhiều lợi ích cho đám tư bản được, chứ trước giờ mấy đời tống thống làm gì cũng sợ thành ra hết nhiệm kỳ chẳng được cái gì nên hồn

      Xóa
  2. thay vì chức năng cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác thì những phương tiện truyền thông nay lại có thiên hướng can thiệp và vấn đề nội bộ của các quốc gia khác như Việt Nam, Nga, Trung Quốc,... từ đó gây nên những làn sóng dư luận quốc tế

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đám nhà đài này chỉ có môt mục tiêu duy nhất là đưa tin bất lợi về tình hình chính trị kinh tế xã hội các quốc gia đối lập với Mẽo chuyên đến mức chỉ cần đọc tiêu đề cũng biết bên trong chúng sẽ viết cái gì

      Xóa
    2. Đúng ra làm báo chí thì phải đưa thông tin nhanh và khách quan nhất đến với người đọc, từ đó sẽ phát triển được số lượng người đọc, đưa về lợi nhuận cho công ty, nhưng đám này ỷ có người trả lương cho rồi, nên làm biến tướng nghề báo đi quá nhiều

      Xóa
    3. Từ chỗ đưa tin khách quan, chúng chỉ tập trung đưa tin gì mà có hại cho mấy nước đối lập là được, thậm chí những lúc không có tin chúng xuyên tạc luôn tình hình, chế cháo ảnh đưa lên để cho đạt được mục đích, lâu dần mất chất, người đọc họ cũng cạch mặt

      Xóa
  3. những trang báo này thường đưa ra những luận điệu không mấy tích cực về tình hình chính trị, kinh tế cũng như những lĩnh vực khác, các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác trên thế giới, nhằm phục vụ mục đích chính trị của Mỹ, nhưng dần không có những biểu hiện của sự phát triển, và cuối cùng đã bị cắt ngân sách

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước giờ chúng nó luôn đưa tin bất lợi cho VIệt Nam, lùi về 20 trước chúng ta đúng là khốn khổ với những thông tin chúng đưa lên, vì báo chí quốc tế tin chúng nó nói hơn chúng ta nói, và diễn đàn để công khai thông tin gần như là rất ít

      Xóa
    2. Cơ mà giờ công nghệ phổ cập khắp thế giới, người dân có nhiều kênh tìm hiểu thông tin hơn là nghe mấy nhà đài lảm nhảm rồi nên mấy cu này cũng không ảnh hưởng nhiều đến chính trị xã hội các quốc gia được réo tên nữa

      Xóa
  4. Rồi sắp tới chúng ta sẽ được chứng kiến những nhà đài vốn dĩ chỉ chực chờ công kích các quốc gia đối lập với Mẽo trong đó có Việt Nam, sẽ tập trung chỉ trích nhiều hơn vào các vấn đề xã hội chính trị của Mẽo, trong đó có cả những vấn đề nhân quyền, lúc đó sẽ hiểu thế nào là không phát lương đều đặn

    Trả lờiXóa
  5. Từ lâu hoạt động của các nhà đâì này đã không còn hiệu quả, các bài đăng same same nhau về nội dung, không tại được sự mới lạ trong cách truyền đạt thông tin với việc đổ một lượng ngân sách lớn cho những cơ quan hoạt động không hiệu quả như vậy cũng làm cho nhiều đới tổng thống chịu nhiều chỉ trích rồi

    Trả lờiXóa
  6. Chưa kể việc các nhà đài này quá là quen mắt đối với các quốc gia trên thế giới, nên chỉ cần họ đăng tin, làm phòng sự thì chẳng cần xem cũng biết chĩa vào ai rồi, cái trò làm báo mà đưa tin không khách quan, chỉ nhằm để công kích thì dễ đánh mất lòng tin với thiện cảm của người đọc

    Trả lờiXóa
  7. Việc các nhà đài này chấm dứt nhận sự hỗ trợ đến từ Mẽo sẽ là tiền đề quan trọng cho việc đóng cửa một loạt chi nhánh trên toàn thế giới, lúc đó nước ta sẽ bớt những áp lực không đáng có trước dư luận quốc tế vì những tin đồn thất thiệt, mà không chỉ nước mình, nhiều quốc gia cũng mừng

    Trả lờiXóa
  8. Mà bản thân Mẽo cũng thừa hiểu rằng duy trì một lượng ngân sách khổng lồ như vậy chỉ để nuôi mấy thằng chỉ chuyên đi chửi thuê là cái giá quá đắt, đến lúc tinh gọn lại những tổ chức thực sự hiệu quả tư nhân hóa số còn lại cho tự kiếm ăn thôi, Mẽo không đủ sức để nuôi hết số đó

    Trả lờiXóa
  9. Ông Trump làm nhiệm kỳ thứ 2 mà nhiều tổ chức bị réo tên như vậy, nếu cho ông ta thêm một nhiệm kỳ nữa có khi Mẽo đóng cửa nghỉ chơi với châu Âu luôn cũng nên, ông này quá ư thực dụng trong các quyết sách, đồng minh và các tổ chức đối với ông ta dường như là gánh nặng

    Trả lờiXóa
  10. Ông Trump là một tài phiệt chính hạng đi lên, nên ông ta biết cái gì hiệu quả, cái gì là lỗi thời, thấy không ổn là ông cho nghỉ liền, tiền dư thừa ông đưa đi đầu tư chỗ khác lợi gấp nhiều lần, phong cách đó mới đúng là của tư bản chứ mấy đời trước thuần chính trị quá đâm ra Mẽo nhìn oai nhưng chẳng phát triển thêm được cái gì

    Trả lờiXóa
  11. Nhìn lại Mẽo và nước mĩnh cũng có nét tương đồng, đều tinh giản nhưng khâu không cần thiết, tập trung nguồn lực để tạo ra những giá trị đích thực, trong khí lãnh đạo nước mình có bao giờ thuần kinh tế đi lên như ông Trump đâu, thế mới biết hơn nhau ở cái đầu, gặp đúng người tài thì Mẽo cũng đứng ngang trình với Việt Nam mình thồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog