Lâm Trực@
Hà Nội, ngày 30/3/2025 - Không ai đứng ngoài vòng pháp luật. Đó không chỉ là một nguyên tắc, mà là thông điệp rõ ràng từ vụ bê bối chấn động tại Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia. Hoàng Quốc Hùng, cựu giám đốc trung tâm, vừa bị cơ quan điều tra điểm mặt vì đã nhúng chàm và bỏ túi gần 44 tỷ đồng tiền hối lộ. Một mạng lưới thao túng, một quy trình bôi trơn kéo dài nhiều năm - giờ đây, mọi thứ đều bị phơi bày.
Kết luận điều tra chỉ ra rằng từ 2019 đến 7/2023, ông Hùng không chỉ nhận tiền trực tiếp mà còn dùng cấp dưới làm "cánh tay nối dài" để hợp thức hóa hàng chục nghìn bộ hồ sơ lý lịch tư pháp. Lương Nhân Hòa, Nguyễn Đình Cảnh và Phạm Quang Hậu cũng bị lôi vào vòng xoáy của đường dây này. Tiền trôi từ doanh nghiệp, cá nhân vào túi nhóm quan chức - cứ thế mà chạy, bất chấp quy định, bất chấp đạo đức nghề nghiệp.
Số tiền 44 tỷ không chỉ là con số khô khan trên giấy tờ. Đó là cái giá của sự bẻ cong công lý, của lòng tin bị xói mòn, của hàng nghìn người bị đưa vào thế chấp nhận một hệ thống "đổi chác" thay vì minh bạch. Đó cũng là lời cảnh báo lạnh lùng rằng, ngay cả những vị trí tưởng chừng "thanh liêm" trong ngành tư pháp cũng có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng khi không bị giám sát chặt chẽ.
Vụ này không đơn thuần là một vụ án kinh tế hay sai phạm cá nhân. Nó phơi bày lỗ hổng trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và giám sát cán bộ nhà nước. Khi những người có quyền quyết định vận hành hệ thống pháp lý lại chính là kẻ lách luật để trục lợi, ai sẽ là người giám sát họ? Nếu không có sự sàng lọc kỹ lưỡng ngay từ khâu tuyển chọn và kiểm tra thường xuyên, những trường hợp như Hoàng Quốc Hùng không phải là cá biệt.
Thực tế đã chứng minh, càng siết chặt kỷ luật, càng đẩy mạnh kiểm tra giám sát thì càng nhiều “hổ lớn” phải lộ diện. Cơ quan điều tra đã và đang hành động mạnh mẽ, gửi đi một thông điệp không thể rõ ràng hơn: Bất kỳ ai, bất kể chức vụ, nếu nhúng chàm thì sẽ phải trả giá.
Câu chuyện chưa dừng lại ở đây. Đây là lúc phải nhìn xa hơn, cải cách triệt để hơn, để đảm bảo rằng những kẻ lạm quyền không còn chỗ ẩn nấp. Công lý không thể là món hàng để mua bán. Và nếu không muốn trở thành cái tên tiếp theo trên danh sách bị truy tố, tốt nhất là đừng bao giờ thử thách pháp luật.
Theo kết luận điều tra, ông Hoàng Quốc Hùng và các đồng phạm bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để giải quyết trái quy định gần 55.000 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp. Đây là một con số rất lớn, cho thấy sự tha hóa nghiêm trọng của người đứng đầu một cơ quan quan trọng.
Trả lờiXóaCơ quan An ninh điều tra xác định năm 2019, lợi dụng tình hình công dân Việt Nam, người nước ngoài có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tăng cao, ông Hùng thông qua sự giúp sức của Phạm Quang Hậu, Lương Nhân Hòa, Nguyễn Đình Cảnh đã câu kết, thỏa thuận nhận hối lộ của 14 người khác, và nhận tiền của một số người để giải quyết cấp phiếu trái quy định
XóaTrung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ cho nhiều hoạt động của người dân và các cơ quan. Hành vi nhận hối lộ đã làm sai lệch quy trình, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính minh bạch và công bằng trong hoạt động của cơ quan này.
Trả lờiXóaSố tiền hối lộ lên đến hơn 43 tỷ đồng cho thấy mức độ tham nhũng, tha hóa đạo đức của các đối tượng liên quan là vô cùng lớn. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến nguồn lực của nhà nước, đồng thời tạo ra một môi trường không công bằng, minh bạch trong các hoạt động tư pháp.
XóaTrong quá trình làm giám đốc tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, ông Hùng nghiêm cấm viên chức, người lao động của đơn vị không được trực tiếp làm dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhưng lại cho Hậu làm trung gian nhận hồ sơ từ người có nhu cầu xin cấp phiếu
XóaÔng Hùng còn chỉ đạo Hậu hướng dẫn, yêu cầu nhóm "trung gian" nhận làm phiếu không ghi thông tin nơi thường trú, tạm trú và quá trình cư trú trên tờ khai. Sử dụng hộ chiếu thay cho căn cước công dân, vì trên hộ chiếu không thể hiện nơi cư trú. Như vậy, với các trường hợp này, trung tâm của ông Hùng đương nhiên đủ thẩm quyền được cấp phiếu
XóaVụ việc nguyên Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cùng đồng phạm nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc lớn trong dư luận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn làm suy giảm niềm tin của người dân vào cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp
Trả lờiXóaViệc cơ quan chức năng điều tra và đưa ra truy tố vụ án này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, để ngăn chặn triệt để những vụ việc tương tự, cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa, từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Trả lờiXóaÔng Hoàng Quốc Hùng nhắc người đút lót không ghi thông tin nơi thường trú, tạm trú trên tờ khai để hợp thức thẩm quyền cấp phiếu và nhận hối lộ vào chiều thứ 6 hàng tuần. Định kỳ chiều thứ 6 hàng tuần, dựa trên số lượng hồ sơ được giải quyết cấp phiếu, Hậu phải đưa hối lộ cho ông Hùng bằng cách chuyển khoản hoặc trực tiếp đưa tiền mặt tại phòng làm việc.
Trả lờiXóaMột phần nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do công dân không hiểu rõ quy định của pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp. Hơn nữa do tâm lý muốn được giải quyết hồ sơ nhanh nên họ đã thông qua các cá nhân, doanh nghiệp làm dịch vụ và đồng ý trả phí dịch vụ để được cấp phiếu sớm, từ đó đã tạo điều kiện cho các cá nhân đưa nhận hối lộ.
Trả lờiXóaVề chi phí bôi trơn, ông Hùng giao cho Hậu (người trung gian) làm đầu mối nhận hồ sơ xin cấp phiếu từ người có nhu cầu. Chi phí do Hậu tự thỏa thuận với khách hàng song phải "cắt lại" cho ông Hùng 700.000 đồng cho một hồ sơ phiếu lý lịch tư pháp.
Trả lờiXóaVới số tiền 44 tỷ này thì không biết bao kẻ tội phạm đã được tẩy trắng lý lịch để trở thành người lương thiện mà không cần tu dưỡng đây?.
Trả lờiXóa