Chia sẻ

Tre Làng

Sáp nhập tỉnh: RFA đang lợi dung vấn đề dân chủ để gây hỗn loạn xã hội

Lâm Trực@

Hà Nội, 8/3/2025 - Một lần nữa, Đài Á Châu Tự Do (RFA) lại khuấy động dư luận Việt Nam bằng một câu hỏi mang tính kích động: “Sáp nhập tỉnh sao không trưng cầu dân ý?” Câu hỏi này không chỉ đơn thuần là một thắc mắc mà là mũi tên nhắm thẳng vào chính quyền, cáo buộc họ thiếu dân chủ và phớt lờ tiếng nói người dân trong quá trình tái cấu trúc hành chính. Nhưng đằng sau vỏ bọc “bênh vực dân chủ” của RFA là một động cơ rõ ràng: bóp méo sự thật, gây hoang mang và làm suy yếu niềm tin vào hệ thống quản lý nhà nước. Vậy, sự thật là gì?

Trái với luận điệu của RFA, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Việt Nam không đòi hỏi trưng cầu dân ý - và điều này hoàn toàn hợp pháp, hợp lý. Theo Hiến pháp 2013 và Luật Trưng cầu ý dân 2015, trưng cầu dân ý chỉ được áp dụng cho những vấn đề “đặc biệt quan trọng” liên quan đến chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, hoặc thay đổi chế độ chính trị - những ngưỡng mà việc điều chỉnh địa giới hành chính không chạm tới. Thay vào đó, Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất do dân bầu, có thẩm quyền quyết định dựa trên tờ trình của Chính phủ, sau quá trình khảo sát kỹ lưỡng về dân số, diện tích, và tác động kinh tế - xã hội. Đây là cơ chế dân chủ gián tiếp, nơi đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp đóng vai trò thay mặt người dân, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm.

RFA cố tình đánh đồng “dân chủ” với “trưng cầu dân ý,” nhưng hai khái niệm này không đồng nhất. Dân chủ là nguyên tắc rộng lớn, thể hiện qua cả hình thức trực tiếp lẫn gián tiếp, trong khi trưng cầu dân ý chỉ là một công cụ cụ thể, thường dành cho các quyết sách mang tính sống còn như sửa đổi Hiến pháp hay bảo vệ lãnh thổ. Việc sáp nhập tỉnh, dù quan trọng, là một hoạt động hành chính nhằm tinh gọn bộ máy, giảm lãng phí và tăng hiệu quả quản lý - không phải vấn đề đòi hỏi toàn dân bỏ phiếu. Nếu mọi quyết định hành chính đều phải trưng cầu, bộ máy nhà nước sẽ rơi vào tình trạng tê liệt, ngốn nguồn lực khổng lồ mà không mang lại lợi ích thiết thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh dân chủ phải đi đôi với hiệu quả, chứ không phải là sự phô trương hình thức - một bài học mà RFA dường như cố tình lờ đi.

Trên thực tế, quá trình sáp nhập tỉnh ở Việt Nam không hề diễn ra trong bóng tối. Các đề án được xây dựng dựa trên đánh giá thực tế, lấy ý kiến địa phương, và thảo luận công khai tại Quốc hội - nơi đại diện cho ý chí của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Những nghị quyết như 1211/2016 hay 653/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đặt ra tiêu chí rõ ràng: từ quy mô dân số, diện tích đất, đến điều kiện phát triển kinh tế. Mục tiêu cuối cùng là tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy liên kết vùng, và giúp người dân tiếp cận dịch vụ công nhanh hơn - những lợi ích mà RFA không nhắc đến khi tung ra câu hỏi đầy toan tính của mình.

Vậy tại sao RFA lại thổi phồng vấn đề này? Câu trả lời nằm ở ý đồ quen thuộc: xuyên tạc thể chế Việt Nam để gieo rắc nghi ngờ và bất ổn. Bằng cách lập lờ giữa khái niệm dân chủ và trưng cầu dân ý, họ muốn vẽ nên bức tranh một chính quyền xa rời người dân, từ đó kích động phản ứng tiêu cực. Nhưng thực tế, cơ chế hiện hành đã đảm bảo tiếng nói của người dân thông qua hệ thống đại diện được bầu chọn, từ Quốc hội đến các cuộc tiếp xúc cử tri. Đây không phải là sự phớt lờ, mà là cách tiếp cận khoa học, hiệu quả - đúng như tinh thần “lấy dân làm gốc” mà Hồ Chí Minh để lại.

Việc sáp nhập tỉnh là một bước đi chiến lược, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý mà còn tạo động lực cho phát triển bền vững. Trong bối cảnh Việt Nam đang vươn mình trên trường quốc tế, những luận điệu như của RFA chỉ nhằm làm chậm bước tiến đó. Thay vì rơi vào bẫy kích động, người dân có quyền đặt niềm tin vào một hệ thống đã được pháp luật hóa chặt chẽ và vận hành vì lợi ích chung. RFA có thể tiếp tục gào thét, nhưng sự thật vẫn rõ ràng: sáp nhập tỉnh không cần trưng cầu dân ý, và đó là lựa chọn hợp lý cho một đất nước đang tiến về phía trước.

13 nhận xét:

  1. Nặc danh12:10 9/3/25

    Bố mĩ cắt ngân sách rồi . Trước sau mấy đài này cũng tắt thở thôi . Bố bọn " thọc gậy bánh xe "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Trump lên thì có khi cắt thật, vì đám này không tạo ra được bất kỳ một giá trị hay một sức ép gì về mặt chính trị xã hội có lợi cho Mẽo cả, trong khi nguồn kinh phí cho những tổ chức như này là rất nhiều, nên nhớ thành viên NATO còn đứng trước nguy cơ không nhận được sự bảo vệ nếu không chi đủ tiền kìa

      Xóa
  2. Trong thời gian gần đây, một số kênh thông tin bên ngoài, điển hình là Đài Á châu Tự do (RFA), đã đặt ra vấn đề “Sáp nhập tỉnh sao không trưng cầu dân ý?”. Luận điệu này nhằm quy chụp rằng việc Nhà nước Việt Nam tiến hành sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh là “thiếu dân chủ” hoặc “phớt lờ ý kiến người dân”. Thật vớ vẩn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luận điệu của RFA về việc “sáp nhập tỉnh sao không trưng cầu dân ý” là thiếu cơ sở, cố ý gây hiểu lầm, lẫn lộn giữa hai khái niệm “dân chủ” và “trưng cầu ý dân”. Thực chất, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện đúng các nguyên tắc của Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân, vì mục tiêu xây dựng đất nước "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

      Xóa
    2. Vấn đề bỏ cấp trung gian và sáp nhập tỉnh nó không lớn đến mức phải trưng cầu dân ý, thằng cha RFA muốn đánh lận con đen, muốn thổi phồng vấn đề lên trên cơ sở đánh lừa những người không có hiểu biết về chính ctị, làm cho họ tưởng rằng trung ướng đang làm sai những kyg thực là RFA mới là sai

      Xóa
  3. Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, về nguyên tắc, thuộc phạm vi quản lý hành chính và điều chỉnh của Nhà nước, không phải là vấn đề ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia hay thay đổi chế độ chính trị – xã hội. Do đó, không bắt buộc phải tiến hành trưng cầu ý dân, mà thay vào đó, việc xem xét, quyết định sáp nhập tỉnh dựa theo các quy định về tổ chức chính quyền địa phương, do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước – thảo luận và biểu quyết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc RFA hoặc một số tổ chức bên ngoài rêu rao “không trưng cầu ý dân” là thiếu dân chủ thực chất "là lối bóp méo khái niệm" nhằm xuyên tạc thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam. Bởi lẽ, việc sáp nhập tỉnh đã qua quá trình khảo sát, thảo luận trong Quốc hội, nơi hội tụ đại biểu của nhân dân cả nước.

      Xóa
  4. người dân trong nước còn chả ai ý kiến về việc này, bởi niềm tin của người dân dành cho Đảng và Nhà nước rất lớn, tuyệt đối tin tưởng đường lối và phương hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra. Người dân nếu có thì chỉ là tò mò không biết tỉnh mình sẽ sáp nhập với tỉnh nào thôi. Còn chính bọn RFA không có gì làm mới chõ mũi vào chuyện của quốc gia khác. Đất nước dân chủ hay không do nhân dân cảm nhận, không phải do bọn báo chí nước ngoài quyết định

    Trả lờiXóa
  5. Lại tiếp tục là các luận điệu xuyên tạc của bọn "vện" với mục đích chống phá chính quyền, làm lũng đoạn nhân dân đây mà. Nào là "không dân chủ", "phớt lờ ý kiến của dân", hết sức vớ vẩn. Cần phải có biện pháp gì để kháo mõm bọn này ngay chứ, lướt mạng mà thấy chướng mắt quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi, phải điều tra là diệt tật gốc những trang báo, bài báo như thế này đi chứ. Nhìn trông thế thôi nhưng nếu người thiếu hiểu biết, không thường xuyên cập nhật tin tức sẽ dễ bị "dắt mũi" lắm. Lúc đấy thì lại càng ra nhiều vấn đề hơn. tốt nhất là nên dứt điểm đi

      Xóa
    2. Việc cần làm là nâng cao nhận thức của người dân thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đậi chúng để phủ nhận những luận điệu xuyên tạc của các tổ chức như RFA, chứ biết sai mà không tăng độ nhận diện thì chúng vẫn còn cơ hội

      Xóa
  6. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, việc cải cách để tinh gọn, bảo đảm cho bộ máy công quyền hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu. Đây là thời điểm chín muồi, hội tụ các yếu tố cần và đủ để chúng ta thực hiện cuộc cách mạng của thời đại mới, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

    Trả lờiXóa
  7. Việc sáp nhập các tỉnh hay hay bỏ cấp trung gian là cấp huyện đều có văn bản gửi về tất cả các đơn vị địa phương để lấy ý kiến rồi lúc đó mới làm tờ trình để họp thông qua chứ không phải ở trên tự làm với nhau, RFA lúc nào cũng nhân quyền, dân chủ mà không hiểu trình tự của mỗi công việc là như thê nào

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog