Lâm Trực@
Quy Nhơn, ngày 28/4/2025 - Có những cái chết không cần phải đợi đến phút cuối cùng mới thấy được. Việt Nam Cộng hòa - cái tên vốn là sản phẩm đẻ non của bàn tay phù thủy địa chính trị quốc tế - đã sống trong hơi thở nhân tạo từ ngày thành lập, và cái ngày 30/4/1975 chỉ là lúc tấm màn bi kịch được chính thức kéo xuống, trước ánh mắt lạnh lùng của những kẻ đã sắp xếp mọi thứ từ lâu.
Trong những ngày cuối cùng, nội các Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo rệu rã của Tổng thống bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu, đã tổ chức những cuộc họp được bọc trong nhung lụa "khẩn cấp" tại Dinh Độc Lập. Ngày 1/4/1975, giữa tiếng thở dài và ánh mắt buồn rười rượi của những con người từng tự cho mình là "hòn ngọc Viễn Đông," câu trả lời của Đại tướng Cao Văn Viên về kho đạn - chỉ còn đủ cho chưa đầy ba tuần lễ - vang lên như tiếng chuông báo tử. Một chế độ mà ngay đến hơi thở cũng phải tính từng ngày thì còn mong gì đến chuyện trường tồn?
Ngược dòng về chiến khu của Quân ủy miền Nam, chỉ sáu ngày sau, ngày 7/4/1975, giữa những chiến sĩ bộ đội gầy guộc mà ý chí quật cường, căng đầy nhựa sống và lòng yêu nước thương nòi, Đại tướng Văn Tiến Dũng lặng lẽ nghe báo cáo về đạn dược: "Đủ bắn cho nó sợ đến ba đời." Trong cái không khí dồn nén ấy, những lời của đồng chí Lê Đức Thọ như nhát búa đập thẳng vào cánh cổng mục nát của đối phương: "Chúng có 5 sư đoàn, ta có 15 sư đoàn, chưa kể lực lượng dự bị." Một bên gục ngã vì không có chính nghĩa, cạn kiệt về vũ khí và tinh thần, một bên thfi hừng hực như triều dâng - kết cục đã được khắc sẵn trên tấm bia định mệnh.
Song cái chết của Việt Nam Cộng hòa không chỉ do nội tại mục ruỗng, mà còn bởi một bàn tay máu lạnh giấu sau những bản hiệp định, những nụ cười xã giao. Đó là Henry Kissinger - kẻ môi giới quyền lực đại tài nhưng cũng là đồ tể vô tình đối với vận mệnh những dân tộc nhỏ bé. Trong những trang hồi ký "White House Years," ông ta thản nhiên thốt ra như một thầy phù thủy vừa kết thúc nghi lễ: "Chúng ta cần thu nhỏ Đông Dương lại, để nó quay về đúng cái quy mô nhỏ bé của nó."
Đối với Kissinger, Việt Nam, Lào, Campuchia - tất cả chỉ là những con cờ lót đường cho canh bạc lớn với Trung Quốc. Để thỏa mãn khát vọng toàn cầu, để mở cánh cửa Bắc Kinh, ông ta đã lạnh lùng ký gửi một bản án tử cho Việt Nam Cộng hòa. Một thỏa thuận gọi là Hiệp định Paris 1973 được dựng lên không phải để đem lại hòa bình, mà để che đậy một cuộc rút lui trong danh dự giả tạo của Hoa Kỳ. "Decent Interval" - khoảng thời gian "coi cho được" - đó là cụm từ trơ tráo đến ghê người mà Kissinger và Nixon đã dùng để mô tả chiến lược rửa tay gác kiếm, vứt bỏ đồng minh.
Ngày 3/8/1972, trong căn phòng kín ở Nhà Trắng, Nixon chỉ còn lo lắng một điều: nếu miền Nam sụp đổ quá nhanh sau khi Mỹ rút, danh dự Mỹ sẽ bị bôi nhọ. Kissinger lạnh lùng trấn an: "Miễn là nó xảy ra sau một, hai năm, thì đó sẽ là lỗi của miền Nam, không phải của chúng ta."
Trong cách nghĩ của Kissinger, cái chết của một quốc gia, của hàng triệu người, cũng nhẹ tựa một con số thống kê trong trò chơi quyền lực. Đằng sau những chiếc máy bay Mỹ bốc người từ nóc nhà số 22 đường Gia Long, không chỉ có nỗi hoảng loạn, mà còn là nỗi nhục nhã của một chính sách ngoại giao không tình người, đã biến chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa thành kẻ bị bỏ rơi - bị bức tử trong lặng lẽ.
Chúng ta phải ghi nhớ, không phải vì VNCH vĩ đại mà tiếc thương, mà để thấy rõ: một quốc gia, dù được vũ trang đến tận răng, nếu dựa dẫm vào ngoại lực, nếu chỉ là đánh thuê ch ngoại bang, nếu cái hồn dân tộc đã mục nát bởi tham nhũng, chia rẽ, vô cảm, thì tất yếu sẽ bị lịch sử quét đi như quét bụi.
Cái chết của Việt Nam Cộng hòa - cũng như một bài học khắc sâu trong sử sách - không chỉ là sự thất bại của một chính thể bù nhìn cam tâm làm chó săn cho ngoại bang, mà còn là lời cảnh tỉnh cho bất kỳ dân tộc nào còn nuôi mộng dựa vào ngoại bang để mưu cầu sự trường tồn. Một dân tộc muốn sống sót trong cơn bão thời đại, chỉ có thể dựa vào chính đôi chân, trái tim và khối óc của mình, chứ không thể trông chờ vào những kẻ xa lạ, đang tính toán số phận mình trên bàn cờ địa chính trị.
Mỹ có bao giờ thèm quan tâm đến sự tồn tại của người dân các quốc gia khác đâu, chỉ cần đạt được mục đích, ý đồ của Mỹ thì cho dù phải giết chết bao nhiêu người, thực hiện hành vi tàn độc đến như nào thì Mỹ vẫn sẽ thực hiện. bản chất của chế độ tư bản, đế quốc là như thế. Lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam là một minh chứng rất rõ cho bản chất xâu xa của đế quốc Mỹ.
Trả lờiXóaChế độ Việt Nam Cộng hòa, ngay từ khi ra đời, đã mang trong mình những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi. Sự phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ từ bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã tước đi tính tự chủ và khả năng tự quyết của chính quyền Sài Gòn. Nền kinh tế và quân sự của miền Nam Việt Nam gần như sống dựa vào nguồn viện trợ này, khiến họ không thể đứng vững khi nguồn lực bên ngoài suy giảm.
Trả lờiXóaThêm vào đó, sự thiếu vắng tinh thần dân tộc sâu sắc trong giới lãnh đạo và bộ máy chính quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa chính quyền và nhân dân. Thay vì tập trung vào việc xây dựng một quốc gia độc lập, tự cường, các nhà lãnh đạo miền Nam lại quá chú trọng vào việc duy trì quyền lực và lợi ích cá nhân dưới sự bảo trợ của nước ngoài. Điều này đã làm suy yếu ý chí chiến đấu và sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaSự xa rời quần chúng càng trở nên trầm trọng hơn bởi các chính sách cai trị độc đoán, tham nhũng lan rộng và bất công xã hội. Những vấn đề này đã làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính quyền, khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi và không có tiếng nói trong vận mệnh của đất nước. Ngược lại, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với đường lối đấu tranh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đông đảo quần chúng.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh đó, dù được trang bị vũ khí hiện đại và nhận được sự hỗ trợ lớn về tài chính, quân đội Việt Nam Cộng hòa vẫn không thể tạo ra một sức mạnh nội tại đủ để đối đầu với lực lượng cách mạng được nhân dân ủng hộ. Sự yếu kém về tinh thần chiến đấu, sự chia rẽ trong nội bộ và sự thiếu vắng một mục tiêu chiến đấu vì lợi ích quốc gia đã khiến quân đội Sài Gòn ngày càng suy yếu.
Trả lờiXóasự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1975 là một kết quả tất yếu của những mâu thuẫn nội tại và sự thiếu hụt nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị và lòng dân. Một chế độ tồn tại dựa trên sự viện trợ bên ngoài và không có được sự ủng hộ thực sự từ nhân dân không thể tránh khỏi thất bại trước sức mạnh của tinh thần dân tộc và khát vọng thống nhất đất nước!
Trả lờiXóa