Chia sẻ

Tre Làng

Ngộ đạo ký: Dã truyện về kẻ hành khất đầu trọc

Ong Bắp Cày

Vào năm Trực Tâm thứ tư, đời Hậu Pháp, khi đất trời Đại Việt còn chìm trong những biến động muôn phương, nhân tâm chia năm xẻ bảy, chốn nhân gian bỗng nổi lên một nhân vật lạ thường, kẻ không phải sư mà xưng là sa môn, không thuộc tăng đoàn mà khoác y cà sa, đầu cạo trọc lại ôm theo lõi nồi cơm điện mà hành cước khắp kinh kỳ. Người đời gọi y là Thích Minh Tọe, tục danh Lê Tú, một dị nhân giữa thời trần tục rối ren, tự xưng học đạo mà hành vi nhiều phần lạ lẫm.

Ảnh minh họa

Thuở còn niên thiếu, Minh Tọe đã khác người. Ngay khi lên ba, y chưa một lần cất tiếng, mãi đến khi mưa giông gào thét, sấm nổ chín tầng mây, y mới thốt lên câu đầu đời gọi cha mẹ là “đồng chí”. Người trong họ Lê lấy làm lạ, cho rằng con em mình ắt có duyên tiên khí phật, chưa vào đạo mà đã có tiếng cách mạng nơi miệng. Bốn tuổi đã hiểu tiếng ngoại bang, năm lên năm nghe Cartoon Network không cần phụ đề, lại còn phân biệt được chuột Mickey và thủy thủ Popeye - há chẳng phải là phúc tinh trong thiên hạ?

Năm lớp sáu, khi bạn đồng môn còn mải học bảng cửu chương, y đã tính nhẩm hai con số thành thục, trí tuệ sáng lạ. Có năm được tuyên dương là “cháu ngoan Ông Cụ”, khiến cha mẹ hãnh diện, làng trên xóm dưới bàn tán râm ran. Có một lần đang đi học, Minh Tọe gặp một ông ăn mày râu tóc bù xù, dáng như tiên ông ẩn thế. Ông này nhìn tướng một hồi, bỗng sững lại rồi quỳ ba lạy: “Người này sau ắt là bang chủ cái bang thời mạt pháp, không đùa được đâu!” Nói đoạn, ông bỏ đi, để lại mỗi đôi dép râu bên bờ Sê San. Người nhà Minh Tọe đuổi theo không kịp, chỉ còn thấy một làn khói mỏng tang bay lên trời.

Thích Minh Tọe thích đọc sách, nhưng chẳng giống người thường. Y không màng thi thư kinh sử, lại mê loại sách kỳ dị như “Bí quyết khất thực trong thời đại số”, “Cẩm nang du lịch miễn phí”, “Thuật tiêu tiền thiên hạ mà không động tay móc túi”, “Nghệ thuật trả lời né tránh và bẻ lái dư luận”... Những cuốn ấy, y đọc ngấu nghiến, thuộc làu. Có thằng bé hàng xóm bắt chước học theo, ba hôm sau thổ huyết chết tươi, mắt còn mở trừng trừng nhìn về phía Tây phương.

Lớn lên, y trải qua đủ nghề: quân ngũ có, đo đạc điền thổ có, bán hàng online cũng có, nhưng không chốn nào giữ chân y lâu. Sau cùng, cha mẹ gửi y vào chùa tại miền Óc Eo đất Phù Nam. Nhưng chỉ sáu tháng là y bỏ về, nói rằng giới luật ràng buộc quá chặt, ăn không ngon, ngủ không yên. Từ ấy, Minh Tọe tự hành đạo theo kiểu riêng, không theo tông môn nào, không bái Tổ sư, chẳng nhận một giới luật, chỉ mặc áo nâu, tụng vài câu kệ, rồi dắt theo cả đoàn người mực vằn, xà tích khắp cơ thể, lang thang hành cước khắp phố chợ, miệng lầm bầm, tay quay lai.

Người theo y phần đông là tín đồ nhẹ dạ. Có kẻ gọi y là Phật sống, có người đòi xây tháp, đúc tượng thờ. Y bảo “không tích tài vật”, nhưng sau lưng lúc nào cũng có kẻ vác bao tải quà, bình bát lúc nào cũng đầy cúng phẩm. Y rao “tránh xa danh lợi”, nhưng quang cụ thì luôn chĩa vào mặt. Y giảng về “vô ngã”, nhưng mỗi lần có ai hỏi xin chữ thì y ký tên lia lịa,.. Thật là vi diệu.

Tiếng đồn vang đến Tây Thiên. Giới Tăng hội họp bàn, các vị cao tăng lắc đầu thở dài. Một vị hòa thượng nói rằng: “Đạo Phật trọng tĩnh lặng, lấy giới làm nền. Người chưa học pháp, chưa hành thiền, chưa thọ giới, lại dắt cả đoàn người đi rêu rao giữa chốn phàm trần, chẳng khác gì dựng cờ giả nghĩa, bày trò giả tu, khiến lòng dân dao động, đạo pháp vẩn đục.”

Bộ Lễ nghe được sự tình, liền tâu lên Thánh Thượng. Sau buổi chầu, Thánh Thượng truyền dụ: “Kẻ giả danh sa môn, lấy đạo làm trò, cần sớm đưa ra ánh sáng để phân rõ chánh tà.” Thế là quan quân từ Trường An tức tốc điều tra. Trên khắp các trang mạng giang hồ, thiên hạ chia phe tranh luận. Người bảo y là hóa thân của Bồ Tát, kẻ thì chửi thẳng là đồ bịp bợm. Một học sĩ từng theo đoàn kể lại: “Ta từng thấy y thay y phục mỗi ngày, có hôm áo còn gắn đèn nhấp nháy. Ẩn tu chi mà như lên sân khấu?

Lúc bấy giờ, đoàn của Minh Tọe đã tới Hương Sơn. Dân làng bày lễ nghênh đón, đốt hương dâng cúng. Có một vị sư già, đạo cao đức trọng, ra tận đầu làng, chắp tay mà rằng: “Bần tăng nhìn trong y của ông không thấy một nếp thiền, nghe lời ông không thấy một tấc đạo. Kẻ tu không cần người chứng, nhưng cũng không lấy giả làm chân.” Nghe thế, Minh Tọe chỉ cười, ra hiệu cho đoàn tiếp tục, miệng tụng “nam mô” nhưng mắt không quên liếc vào quang cụ.

Sau biến cố Hương Sơn, một số người tỉnh ngộ, lặng lẽ rời đoàn, không nói không rằng. Có người kể lại: “Lúc đầu tưởng gặp minh sư, ai dè hóa ra đóng.” Nhưng vẫn còn kẻ cố chấp, miệng tụng niệm, tay phát lai, chân không ngừng bước, xem Minh Tọe là ánh sáng giữa thời mạt pháp.

Sử chép rằng: “Người tu chân thật như ánh trăng soi đáy nước, tịch tĩnh, thanh lương, chẳng cần khoa trương. Kẻ tu giả trá như nến giữa chợ, sáng lóa một chốc, rồi tắt trong khói bụi.”

Lại có kẻ luận đoán Minh Tọe ứng với Quẻ Vị Tế trong Dịch kinh - tượng của việc chưa thành, việc dở dang, người hồ hởi bước vội mà vấp phải chướng ngại nơi đuôi. Than ôi, kẻ hồ đồ học đạo, chưa thấm được lý nhân duyên, đã vội gieo danh, kéo người theo sau như đàn kiến lạc hướng. Há chẳng phải là trò hý kịch giữa chốn nhân gian, mà chính đạo thì ngậm ngùi đứng ngoài nhìn sao?

Vậy nên đời sau, ai học đạo hãy soi gương ấy mà tỉnh thức. Đừng vì y phục mà tưởng là chân tu, đừng vì tiếng tụng mà lầm là minh sư. Đạo tại tâm, chẳng ở nơi hình thức. Chân lý chẳng cần quang cụ chiếu rọi, chỉ cần lòng thành và bước chân lặng lẽ giữa cõi người.

3 nhận xét:

  1. Vẫn là con bài cũ của các tổ chức phản động,muốn xây dựng, mượn danh 1 con người để tìm cách chia sẽ dân tộc, chống phá đất nước. Đặc biệt các thế lực thù địch muốn mượn con bài tôn giáo để hòng gây bất ổn đất nước ta. Chính vì vậy mọi người dân nên cảnh giác trước vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  2. Vẫn là con bài cũ của các tổ chức phản động,muốn xây dựng, mượn danh 1 con người để tìm cách chia sẽ dân tộc, chống phá đất nước. Đặc biệt các thế lực thù địch muốn mượn con bài tôn giáo để hòng gây bất ổn đất nước ta. Chính vì vậy mọi người dân nên cảnh giác trước vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  3. Lê Anh Tú chỉ đang là một con bài để nước ngoài can thiệp vào tình hình tôn giáo của Việt Nam, cụ thể ở đây là Phật giáo. Hình ảnh của một con người bưng cái nồi cơm điện, đi lại lung tung từ Việt Nam sang cá nước kéo theo rất nhiều lời bình luận, lời bình phẩm này nọ thì đúng là nực cười. Chả ai dạy ông Tú làm thế là chánh đạo cả, có lẽ ông chỉ là quân cờ trong tay các thế lực thù địch thôi, đừng cố tỏ vẻ nguy hiểm nữa. Hãy nhanh tỉnh ngộ thì còn kịp

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog