Lâm Trực@
Hà Nội, ngày 21/4/2025 - Tôi cầm trên tay bài viết "Sài Gòn giải phóng tôi" của nhà văn Nguyễn Quang Lập với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Không phải ngẫu nhiên mà bài viết này gây tranh cãi đến vậy. Bởi lẽ, đằng sau những dòng chữ tưởng chừng như là hồi ức cá nhân ấy, là cả một hệ tư tưởng lệch lạc, một cách nhìn méo mó về lịch sử, và trên hết - một thái độ vô ơn trắng trợn đối với những hy sinh to lớn nhưng vĩ đại của dân tộc.
Khi lịch sử bị biến thành trò đùa
Nguyễn Quang Lập kể về ngày 30/4/1975 như một dịp may mắn để ông "biết thế nào là ngày sinh nhật". Cách ví von này không chỉ tầm thường hóa sự kiện trọng đại của dân tộc, mà còn biến nó thành một câu chuyện cá nhân nhỏ bé. Đối với hàng triệu người Việt Nam, ngày 30/4 là ngày non sông thống nhất, là kết quả của bao máu xương đổ xuống, của những năm tháng đau thương nhưng kiên cường. Còn với Nguyễn Quang Lập, đó chỉ là cơ hội để ông "tận hưởng" Sài Gòn - một Sài Gòn mà ông mô tả như thiên đường của tiện nghi, xa hoa.
Sài Gòn trong mắt kẻ "được giải phóng"
Đọc bài viết, người ta dễ dàng nhận ra sự say mê của tác giả đối với những thứ vật chất tầm thường: bút bi, mì tôm, cassette, máy điều hòa, tủ lạnh… Ông thán phục Sài Gòn vì nó có những thứ mà Hà Nội thời bao cấp còn thiếu thốn. Nhưng ông quên mất rằng, những tiện nghi ấy chỉ dành cho một bộ phận nhỏ giàu có trong xã hội Sài Gòn cũ - một xã hội bị chi phối bởi đồng đô la Mỹ, bởi văn hóa tiêu thụ, và trên hết, bởi sự bóc lột của chế độ ngụy quyền.
Chi tiết ông bác trở thành "triệu phú số một Sài Gòn" và việc gia đình nhận "hơn hai chục cây vàng" càng làm lộ rõ tư tưởng tư sản trong con người Nguyễn Quang Lập. Ông ngỡ rằng mình được "giải phóng" khỏi cái nghèo, nhưng thực chất, ông chỉ đang ngợi ca một xã hội bất công, nơi kẻ giàu sống xa hoa trên mồ hôi của người nghèo.
Nguyễn Quang Lập say sưa kể về "tiếng dạ ngọt như mía lùi" của người bán hàng Sài Gòn, so sánh nó với thái độ lạnh lùng của mậu dịch viên miền Bắc. Nhưng ông không hiểu rằng, thái độ phục vụ ấy không phải là văn minh, mà là hệ quả của một xã hội bị Mỹ hóa, nơi đồng tiền quyết định tất cả. Trong khi đó, thời bao cấp ở miền Bắc tuy khó khăn, nhưng đó là giai đoạn cần thiết để xây dựng nền móng cho một đất nước độc lập, tự chủ.
Ông còn kể chuyện làm đổ ly cà phê và được thay miễn phí, như một minh chứng cho sự "văn minh" của Sài Gòn. Nhưng liệu ông có dám nhắc đến những đứa trẻ lang thang, những người lao động nghèo bị chèn ép trong xã hội Sài Gòn cũ? Hay ông chỉ nhìn thấy những gì phù hợp với góc nhìn thiển cận của mình?
"Giải phóng" hay là sự phản bội?
Cuối bài, Nguyễn Quang Lập viết: "Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng."
Nhưng sự thật là, ông không hề được "giải phóng" theo đúng nghĩa của từ này.
Giải phóng là khi nhân dân thoát khỏi ách áp bức, khi đất nước thống nhất, khi người lao động làm chủ vận mệnh của mình. Còn cái mà Nguyễn Quang Lập gọi là "giải phóng" chỉ là sự thỏa mãn của một cá nhân trước những tiện nghi vật chất tầm thường.
Đừng để lịch sử bị bôi nhọ
Bài viết của Nguyễn Quang Lập không đơn thuần là một ký ức cá nhân. Nó là sự xuyên tạc có hệ thống, nhằm đánh lừa độc giả, đặc biệt là thế hệ trẻ chưa từng trải qua chiến tranh. Ông biến Sài Gòn cũ thành một "thiên đường đã mất", trong khi thực tế, đó là một xã hội thối nát, phụ thuộc vào ngoại bang và phục vụ ngoại bang cùng bè lũ tay sai và người lao động chân chính bị gạt sang bên lề cuộc sống.
Lịch sử không phải là thứ để đùa cợt, càng không phải là công cụ để phục vụ cho những toan tính cá nhân. Những ai cố tình bóp méo sự thật, phủ nhận công lao của bao thế hệ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, xứng đáng bị lên án!
đơn giản chỉ là những lời văn kể lại về xã hội Sài Gòn thời xưa, ngày mà cái giàu nghèo còn bị phân biệt rõ ràng đến từng tách cà phê mà ông ta đã mang ra để so sánh, đầu óc hắn cũng không phải dạng tầm thường khi cho ra được những lời văn đầy ẩn ý và thâm sâu về lịch sử của dân tộc
Trả lờiXóangười nào mà không có hiểu biết rõ ràng về xã hội thời xưa, đặc biệt là những thế hệ trẻ bây giờ phải thật sự biết chắt lọc và lựa chọn những nội dung phù hợp và chính xác để tìm hiểu, tiếp cận đến những loại tác phẩm như trên có thể làm thay đổi tư duy và hướng suy nghĩ của chúng về lịch sử của nước nhà
Trả lờiXóabóp méo sự thật qua những câu từ đậm chất phân biệt, đối tượng thật ra chỉ thấy thoả mãn và ấn tượng về sự giải phóng của bản thân khỏi cái nghèo khổ, hướng đến sự sung túc đầy đủ của vật chất trong cuộc sống xã hội ngày xưa, đó chỉ càng làm rõ rệt thêm sự phân biệt giữa hai giai cấp xã hội trong tư tưởng của hắn
Trả lờiXóaThời gian sẽ gạn đục khơi trong , phơi bày tư tưởng , nhận thức từng con người . Nguyễn quang lập như một con vẹt - không hơn không kém . Nhận thức hạn hẹp , nông cạn . Mới có chút mì tôm , biến cả lịch sử đau tranh thống nhất đất nước thành màu đen tối . Thảm hại cho đầu óc một con người .
Trả lờiXóaThật, mới có chút mì tôm, ly cà phê đá, mà không biết nhận thức, tư tưởng đã bị tha hóa, biến đổi đến mức nào! Biết bao cha ông ta đã ngã xuống, đói ăn, đói mặc, mơ đến hạt gạo thôi cũng khó để con cháu bây giờ được đủ đầy, ăn học đầy đủ và sống mà không phải thèm khát một gói mì tôm!
XóaLịch sử mãi mãi không thể nào thay đổi, xuyên tạc được, nhờ có bao nhiêu anh hùng liệt sĩ ngã xuống mới giành được độc lập, tư do, thống nhất cho dân tộc cho đất nước. Rất nhiều kẻ vì mấy đồng bạc lẻ của các tổ chức phản động mà sẵn sàng xuyên tạc, đổi trắng thay đen phủ nhận hoàn toàn lịch sử, công lao của các bậc anh hùng liệt sĩ, những kẻ đó cần phải được lên án và xử lý thích đáng.
Trả lờiXóaTay này đang đi trên cùng con đường của Nguyên Ngọc đây mà. Đi đâu mà không biết là xã hội miền Nam lúc đó là xã hội tiêu thụ của Mỹ, nếu Mỹ không bơm tiền để nuôi chiến tranh thì nó có gì?; hạ tầng kinh tế, công nghiệp thì èo uột, cả miền Nam chỉ có 2 -3 nhà máy phát điện với công suất tầm 500 MW, nay số điện này chả đủ dùng cho mấy đoạn đường của 1 tỉnh, thế mà Quang Lập lại nhắm mắt so sánh bừa, sao dạo này có lắm tay càng về già càng đổ đốn như vậy.
Trả lờiXóaNhững diễn giải lệch lạc về bối cảnh lịch sử, cố tình bỏ qua hoặc xuyên tạc các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp đã dẫn đến các sự kiện lịch sử, là một cách nhìn phiến diện và thiếu trách nhiệm. Lịch sử cần được nhìn nhận trong tính toàn vẹn và mối liên hệ biện chứng của nó, không thể cắt xén, bóp méo để phục vụ một ý đồ chủ quan nào
Trả lờiXóa