Lâm Trực@
Đà Nẵng, ngày 23/4/2025 - Trong văn giới đương đại, Nguyễn Quang Lập từng là một cây bút có lối viết dí dỏm, có lúc gây thiện cảm bằng sự chân chất dân gian. Nhưng khi đọc bài “Sài Gòn giải phóng tôi” của ông, người ta không còn thấy bóng dáng của một nhà văn có trách nhiệm với lịch sử dân tộc, mà chỉ nhận ra sự hoang tưởng về vật chất và nỗi hoài cổ lệch chuẩn đến đáng thương. Ngòi bút ấy giờ đây mang mùi mực phản trắc - không còn là phương tiện của sự phản ánh chân thực, mà là công cụ xuyên tạc, đánh tráo lịch sử bằng thái độ vô ơn và giọng điệu sặc mùi tự sự phản động.
Nguyễn Quang Lập không viết về một Sài Gòn từng là điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh giữ nước, nơi hàng triệu chiến sĩ đã ngã xuống để đất nước được toàn vẹn. Ông cũng không viết về niềm vui thống nhất, về khúc khải hoàn của dân tộc sau hàng chục năm chia cắt. Điều ông rưng rưng, điều ông tán tụng, lại là... gói mì tôm, chiếc bút bi, cái cassette - những vật phẩm tiêu dùng lặt vặt mà ông tô hồng như thể đó là ánh sáng văn minh giải thoát cho chàng trai miền Bắc nghèo khó.
Bằng một sự tráo trở trắng trợn, ông không ngần ngại thốt lên “Sài Gòn giải phóng tôi” - như thể một kẻ bàng quan với lịch sử, đạp đổ tất cả những gì dân tộc đã phải hy sinh mới có được. Thứ “giải phóng” trong mắt ông hóa ra lại chỉ là khẩu vị công nghiệp và thói tiêu dùng bột nhừ, chứ không phải độc lập, tự do, thống nhất.
Thật đáng tiếc khi một người từng được Nhà nước đào tạo, từng hưởng trọn vẹn thành quả hòa bình và chính sách bao dung, lại dùng chính cái ân tình đó để viết nên những dòng ngụy biện chống phá. Nguyễn Quang Lập không chỉ phủ nhận công lao của những người lính Giải phóng, mà còn lẳng lặng ca ngợi miền Nam xưa như một biểu tượng văn minh đối lập với miền Bắc - điều mà các thế lực phản động nước ngoài hằng mong muốn được thấy trong nội bộ Việt Nam.
Lối văn kể chuyện nhẹ nhàng, như tưởng chừng vô tư ấy, thực chất lại là thứ thuốc độc ngấm chậm, gieo rắc nhận thức lệch lạc cho những ai nhẹ dạ, nhất là giới trẻ. Cái gọi là “ký ức tuổi trẻ” ấy, khi bị tô vẽ theo hướng vọng ngoại và xét lại, chẳng khác gì một lời phủ nhận lý tưởng của cả một dân tộc đã từng đồng lòng đi qua chiến tranh để tới ngày thống nhất.
Khi ông ví mậu dịch viên miền Bắc với tiểu thương miền Nam; khi ông để cho chiếc cassette trở thành biểu tượng tự do; khi ông dùng ngôn ngữ ám chỉ rằng người miền Bắc mới là kẻ được “cứu rỗi” - đó không còn là văn chương. Đó là một sự phản bội. Phản bội quá khứ. Phản bội nhân dân. Phản bội chính mình.
Ngòi bút không còn là ngọn lửa soi đường, mà thành thanh gươm cùn múa loạn xạ trong cơn mê sảng hậu hiện đại. Đằng sau nụ cười dí dỏm là ánh mắt lấm lét của một kẻ trở cờ - người đang tự cắt đứt mối dây ràng buộc với nhân dân, với sự thật, với lòng biết ơn.
Người ta viết để lưu giữ ký ức, để nuôi dưỡng khát vọng. Nhưng Nguyễn Quang Lập viết không phải để tưởng nhớ hay tri ân, mà để mài nhọn một thứ định kiến cá nhân hẹp hòi và ngụy tạo một “Sài Gòn” không tồn tại trong lịch sử, chỉ tồn tại trong cơn mộng du của ông về một chính quyền bù nhìn miền Nam đã bị đánh bại nhưng lại được phục sinh trong... gói mì tôm.
Không ai cấm ông có quan điểm cá nhân, nhưng không ai cho phép ông lấy cái “tôi” nhỏ bé để phán xét một thời đại. Không ai bịt miệng ông, nhưng cũng không ai làm ngơ khi ông dùng ngôn từ để xóa nhòa ranh giới giữa kẻ xâm lược và người bảo vệ Tổ quốc.
Văn chương đích thực không phải là chỗ ẩn nấp của những kẻ bất mãn, càng không phải tấm bình phong cho những tư tưởng xét lại, lệch chuẩn và vô ơn. Cái gọi là “Sài Gòn giải phóng tôi” không phải là sự thức tỉnh, mà là tiếng nói u uất của một ngòi bút đang rơi tự do trong vực sâu phản tư tưởng.
Làm người, phải biết ơn. Làm văn, càng phải có trách nhiệm. Ngòi bút của Nguyễn Quang Lập đã mất đi cả hai.
Văn chương cần để người ta nhìn thấy tính tươi sáng, trắc ẩn và biết ơn quá khứ. Văn chương không phải là những thứ dụng tục, xét lại hay vài ba câu chuyện chẳng đến đầu, đến đũa, kiểu chó cắn cản. Nguyễn Quang Lập cùng từng là một người có tên tuổi trên văn đàn nhưng rồi cũng giống một số nhà văn khác không giữ được
Trả lờiXóaThật đáng tiếc một nhà văn từng có tên tuổi, từng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước lại quay lưng với lịch sử của dân tộc, dùng ngòi bút của mình để hỗ trợ tư tưởng xét lại, vô ơn, phản động. Sáng tạo nghệ thuật không phải là cái cớ để đạp lên lịch sử và tạo điều kiện cho những ý đồ chính trị đen tối, vô đạo đức.
Trả lờiXóa