Lâm Trực@
Quy Nhơn, ngày 28/4/2025 - Phê phán bài viết “Miền Nam vẫn chình ình đó, không mất đi đâu. Miền Nam chỉ mất một thứ: Văn hoá!” của Tòng Thanh Phạm
Người viết bài “Miền Nam vẫn chình ình đó, không mất đi đâu…” tỏ ra tiếc thương một Sài Gòn cũ. Điều đó không sai. Ai chẳng có quyền nhớ quê, nhớ tuổi thơ, nhớ tiếng "dạ thưa" từ những miệng người đã khuất. Nhưng điều nguy hiểm nằm ở chỗ: từ cái tiếc thương đó, tác giả khéo léo nhét vào lòng người đọc một cái “bẫy cảm xúc” và đưa ra một kết luận lệch lạc: “Miền Nam chỉ mất một thứ: Văn hoá.”
Xin lỗi, tôi không đồng tình. Không chỉ không đồng tình, mà xin được phản bác đến cùng.
Văn hóa không phải hoặc ít nhất không chỉ là vài tiếng “dạ thưa” lượm được từ một gánh chuối xiêm ven đường. Văn hóa không phải là cái lớp vỏ mềm mại, êm ái của ngôn từ - mà trước hết là cái gốc rễ đạo lý, là hồn vía của dân tộc, là cách một con người sống với người khác, với cộng đồng, và với thời đại.
Anh tiếc bà bán chuối “dạ thưa cậu” - tôi hiểu. Nhưng anh thử hỏi xem, khi đất nước còn chia cắt, liệu có bao nhiêu bà mẹ Sài Gòn từng dạy con cúi chào ông lính Mỹ đang cưỡi xe Jeep? Cái "lễ độ" đó là văn hóa thật hay là sự cúi đầu trước kẻ xâm lược? Văn hóa - nếu không gắn với tinh thần độc lập dân tộc - thì chỉ là một chiếc mặt nạ được tô son trát phấn để đánh lừa cảm giác.
Tôi hỏi lại tác giả: Cái gì là "mất"? ai đánh mất? và mất cho ai?
Thành phố này, sau ngày thống nhất, đã tiếp nhận hàng triệu đồng bào từ mọi miền đất nước. Họ đem theo văn hóa của mình - có thể là giọng nói Quảng, nết ăn Thái Bình, hay tiếng rao Nghệ Tĩnh. Anh không thấy văn hóa đang được làm giàu hay sao? Hay anh chỉ muốn giữ Sài Gòn như một cái hộp kính, khóa chặt nó trong thập niên 60 với những dãy nhà xưa cũ, những chiếc xích lô và tiếng “cậu ơi”?
Cái gọi là “Văn hóa miền Nam” mà anh tiếc - xin hỏi: nó có dạy người ta yêu nước? Có chống giặc ngoại xâm? Hay chỉ là sự mềm mại ngoài môi, mà trống rỗng trong tâm hồn?
Tôi đã sống đủ lâu để biết: Không có một nền văn hóa nào tồn tại bằng cách đứng yên. Nếu văn hóa chỉ là tiếng “dạ thưa”, thì dân tộc này đã tuyệt chủng rồi. Nếu văn hóa chỉ là quán bún bò và lời nói ngọt lịm, thì cái văn hóa đó làm sao vượt qua được bom đạn, làm sao tái thiết một thành phố tan hoang sau chiến tranh?
Anh muốn một Sài Gòn lễ phép kiểu cũ? Xin mời về viện bảo tàng. Còn Sài Gòn hôm nay - là Sài Gòn của những người trẻ dấn thân, của các bác sĩ đi tuyến đầu trong dịch, của người chạy xe ôm công nghệ vừa nhường đường vừa nói lời tử tế, của những nhóm thiện nguyện âm thầm cứu người vô gia cư mỗi đêm. Những điều đó không đủ là “văn hóa” với anh sao?
Tôi không viết bài này để tranh luận với một nỗi nhớ cá nhân. Nhưng tôi bắt buộc phải lên tiếng khi nỗi nhớ ấy bị biến thành một thông điệp ngầm: rằng “sau ngày giải phóng, Sài Gòn mất văn hóa”. Xin lỗi - đó là một sự xuyên tạc lịch sử, là một lối đánh tráo khái niệm, là một kiểu tiếc nuối bị dẫn dắt bởi tâm lý tiểu tư sản, thích nhìn hiện thực qua lăng kính nhuốm màu quá khứ ảo vọng.
Văn hóa không mất. Chỉ có người tự cho mình là “người Sài Gòn cũ” đánh mất niềm tin vào hiện tại, nên mới tự tạo ra một cõi mơ để than khóc.
Sài Gòn không cần thương hại. Sài Gòn không cần tiếc nuối. Sài Gòn - hôm nay - vẫn chình ình đó, vững chãi, bao dung, chuyển mình từng ngày. Và Sài Gòn ấy không chỉ là của riêng ai - mà là của cả dân tộc này.
Một kẻ mà ngay đến giới tính của mình còn chẳng dám khẳng định và chẳng giữ được mà phải tự dối và ngụy biện thì làm gì có tư cách để phát ngôn chuyện văn hóa còn hay mất. Mấy anh chị em văn nghệ sĩ dạng như thế mà không nhận thức được là Nhà nước thích đập thì anh chị từ đỉnh cao về cái máng lợn ngay. Nên đừng nghĩ mình ghê gớm
Trả lờiXóaSài Gòn vẫn còn đó, con người, văn hóa chưa bao giờ thay đổi. Cái thay đổi chính là sự thay lòng đổi dạ của những kẻ bán nước, quay lưng với đồng bào, dân tộc để tìm kiếm sự hư vinh từ nước ngoài. Con người Việt Nam đã phải hi sinh xương máu để giữ gìn độc lập, hòa bình, chủ quyền đất nước, ngày càng tiếp thu và phát triển văn hóa - xã hội. Thế mà giờ đây, có kẻ lại nói Sài Gòn mất đi văn hóa
Trả lờiXóaVăn hóa Sài Gòn vẫn là nền văn hóa Việt Nam, là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, đó là điều không bao giờ có thể thay đổi được. Không có văn hóa ngoại lai nào ở đây và đừng có đánh tráo khái niệm. Những kẻ phản phúc luôn muốn Sài Gòn quay lại thời Mỹ, ngụy, thời dân ta lầm than trong ách nô lệ của đế quốc. Thật buồn cười cho tư duy giẻ rách đó. Là những kẻ phản phúc thì khi nào cũng chỉ có ăn không được thì đạp đổ mà thôi
Trả lờiXóaĐịt mẹ Bắc Kỳ chó 🐶 sủa kinh quá ạ.
Trả lờiXóa